Tính chất: Không tan trong nước, tan trong axit yếu Khi sử dụng phải nghiền, kích cỡ hạt càng nhỏ thì hiệu lực của vôi càng thể hiện nhanh.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 109)

nghiền, kích cỡ hạt càng nhỏ thì hiệu lực của vôi càng thể hiện nhanh.

- Đặc điểm sử dụng: Bón bột đá vôi có ưu điểm không gây bỏng cây, và

nếu liều lượng bón có thừa một ít, thì cũng không gây hại. Do đó, khi muốn

trung hoà độ chua tự do hoặc độ chua sinh lý của các loại phân hoá học, người ta thường dùng bột đá vôi, tốt hơn là dùng vôi nung.

Sau khi bón CaCO3 vào đất, nó được chuyển hoá thành Ca(HCO3)2 (tan trong nước).

CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2

6.2.2. Đôlômit

- CTHH: CaCO3.MgCO3

- Thành phần: chứa 30,2-31,6% CaO ; 17,6-20% MgO. - Tính chất:

+ Bột đôlômit khó hoà tan hơn, khó tán bột và tác dụng chậm hơn đá

vôi, nhưng có giá trị cải tạo tốt hơn các nguyên liêu chứa vôi khác, đặc biệt đối với đất nhẹ. Đối với đất nghèo Mg đôlômit có phần tốt hơn các nguyên liệu vôi khác.

+ Sau khi bón vào đất dưới tác động của nước và CO2 đôlômit chuyển dần thành Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 hoà tan trong nước để cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.

CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2

MgCO3 + H2O + CO2 Mg(HCO3)2

- Đặc điểm sử dụng:

+ Phải nghiền nhỏ thành bột (nghiền mịn hơn bột đá vôi). Khi sử dụng

cần nghiên cứu tỷ lệ Mg++/Ca++ thích hợp cho từng loại đất, từng loại cây trồng.

+ Đôlômit có thể bón trên mọi loại đất, song thích hợp nhất trên đất chua, đất phèn, đất nghèo Ca và Mg vd: đất xám, đất bạc màu. Phân cũng thích hợp cho tất cả các loại cây trồng đặc biệt là cây họ đậu, cây

6.2.3. Vôi nung

- CTHH: CaO

- Thành phần: thường có lẫn một ít Ca(OH)2 và CaCO3 nên có hàm lượng CaO thấp hơn 100%.

- Tính chất:

+ Sau khi bón vào đất CaO kết hợp với nước để cung cấp dạng Ca++ cho cây trồng hay cải tạo đất.

+ Vôi nung dễ hoà tan, và có tác dụng nhanh hơn các loại nguyên liệu

vôi cải tạo đất khác; thường hiệu lực của vôi nung biểu hiện rõ ngay trong vụ

đầu, giảm được công vận chuyển nhưng giá thành cao do phải thông qua chế

biến.

- Đặc điểm sử dụng: Người ta tưới nước vào vôi sau khi nung để chuyển

thành vôi bột sau đó mới dùng để bón ruộng. Trên đất lúa có thể dùng vôi nung

cục ném vào ruộng lúa, sau một thời gian cho vôi tả ra, rồi cầy bừa. Làm như vậy đỡ tốn công, gốc dạ chóng phân huỷ nhưng khó đảm bảo đồng đều trên mặt ruộng.

6.2.4. Thạch cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thạch cao có thể khai thác trong tự nhiên hay là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất supe lân kép.

- CTHH: CaSO4.2H2O

- Thành phần: chứa 32 - 56% CaO và 18% S - Tính chất: ít tan trong nước

- Đặc điểm sử dụng: Cần nghiền nhỏ thành bột, là nguyên liệu cải tạo

đất mặn kiềm tốt.

6.2.5. Các nguyên liệu có vôi khác

- Phân lân tự nhiên: apatit (22-47%CaO), photphorit (8-51% CaO) Chứa > 40% CaO và lân. Vừa có tác dụng cải tạo độ chua vừa cung cấp lân cho cây > 40% CaO và lân. Vừa có tác dụng cải tạo độ chua vừa cung cấp lân cho cây - Vỏ sò, ốc, san hô: thành phần cơ bản là CaCO3, có chứa khoảng 40%

CaO.

- Phụ phế phẩm công nghiệp:

+ Bụi nhà máy ximăng: 46-48% CaO, và 14 – 38% K2O.

+ Phế thải nhà máy thuộc da, nhà máy giấy cũng chứa một lượng khá

lớn vôi và các chất hữu cơ.

6.3. Kỹ thuật bón vôi

6.3.1. Chọn nguyên liệu

Việc chọn nguyên liệu để bón vôi phải dựa vào tính chất của đất, đặc

biệt là thành phần cơ giới đất, tốc độ và hiệu lực muốn đạt, giá của nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 109)