TY CỔ PHẦN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC M-TALENT
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát chung về động lực lao động
1.1.1 Khái niệm động lực lao động và tạo động lực lao động
“Động cơ là mục đích chủ quan hoạt động của con người, là động lực thúc đẩy con người hành động nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra” 2. Như vậy, Động cơ được hiểu
là sự sẵn sàng, quyết tâm thực hiện với nỗ lực ở mức độ cao để đạt được các mục tiêu của tổ chức và nó phụ thuộc vào khả năng đạt được kết quả “ Người lao động (NLĐ) sẽ được cái gi ” đó chính là động cơ của NLĐ
“Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức” 3.
“Tạo động lực lao động là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức,
của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của người lao động cố gắng phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức” 4. Các biện pháp được đặt ra có thể là các đòn bẩy kích thích vật chất, và tinh thần còn cách ứng xử của tổ chức được thể hiện ở việc tổ chức đó đối xử với người lao động như thế nào?
1.1.2. Mục đích của công tác tạo động lực lao động
Xét về chức năng thì tạo động lực là chức năng của quản lý con người, mà quản lý con người lại là một chức năng của quản lý trong doanh nghiệp. Do đó mục đích của tạo động lực cũng chính là mục đích chung của doanh nghiệp về quản lý lao động.
Công tác tạo động lực có mục đích quan trọng nhất là sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, khai thác một cách hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thì nguồn lực con người là một bộ phận quan trọng của sản xuất, nó vừa đóng vai trò là chủ thể của sản xuất nhưng đồng thời lại là khách thể chịu tác động của người quản lý. Nguồn lực con người vừa là tài nguyên của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng tạo nên một khoản chi phí lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào mà có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động thì sẽ 2 Th. S Nguyễn Vân Điềm, Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, năm 2006. 3 Th. S Nguyễn Vân Điềm, PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2010.