Hệ thống nhu cầu của Maslow

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân lực Đại học Lao động xã hội Thực trạng công tác tạo động lực cho CBCNV tại Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-Talent (Trang 38)

4 TS Lê Thanh Hà, Giáo trình Quản trị nhân lực tập II, Đại học Lao động xã hội, NXB Lao động – Xã hội,

1.4.1.Hệ thống nhu cầu của Maslow

Theo Abraham Maslow (1908 - 1970), nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Maslow chia các nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp theo thứ bậc như sau:

* Nhu cầu sinh lý ( vật chất ): là những nhu cầu cơ bản, tối thiểu nhất của con

người như nhu cầu về thức ăn, nước uống, chỗ ở, ngủ, không khí để thở và các nhu cầu cơ thể khác.

* Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được an toàn trước các rủi ro của ngoại cảnh, được

ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi các điều bất trắc.

* Nhu cầu xã hội ( về liên kết và chấp nhận ): là mong muốn của bản thân trong một tổ chức, bộ phận nào đó, được quan hệ, trao đổi tâm tư tình cảm, sẻ chia với những người khác để thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác. Nhu cầu xã

hội làm cho con người gắn kết nhau, từ các cá nhân liên kết lại trở thành các nhóm, tổ chức.

* Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu của con người mong có địa vị, được người

khác công nhận và tôn trọng thông qua các thành tích, khả năng bản thân.

* Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu của con người được trưởng thành và phát

triển, được biến các năng lực của mình thành hiện, nhu cầu sáng tạo.

Học thuyết Maslow cho rằng, khi mỗi một nhu cầu trong số các nhu cầu đó được thoả mãn thì nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng. Do đó, để tạo động lực cho nhân viên,

nhà quản lý cần phải hiểu nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và phải hướng sự thoả mãn vào các nhu cầu ở thứ bậc đó.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân lực Đại học Lao động xã hội Thực trạng công tác tạo động lực cho CBCNV tại Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-Talent (Trang 38)