Sự cần thiết phải tạo động lực cho CBCNV tại công ty Cổ phần Quản trị nguồn nhân lực M-Talent

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân lực Đại học Lao động xã hội Thực trạng công tác tạo động lực cho CBCNV tại Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-Talent (Trang 42)

4 TS Lê Thanh Hà, Giáo trình Quản trị nhân lực tập II, Đại học Lao động xã hội, NXB Lao động – Xã hội,

1.5. Sự cần thiết phải tạo động lực cho CBCNV tại công ty Cổ phần Quản trị nguồn nhân lực M-Talent

nguồn nhân lực M-Talent

Động lực lao động mang lại lợi ích rất lớn cho bản thân người lao động, cho doanh nghiệp và xã hội.

+ Đối với người lao động.

- Tăng năng suất lao động: Khi người lao động có động lực để làm việc, họ sẽ làm việc hăng say, hết mình từ đó năng suất lao động tăng.

- Kích thích sự sáng tạo: Từ sự say mê làm việc của người lao động sẽ tìm tòi phát hiện ra những cái mới để phục vụ cho quá trình làm việc của bản thân, rút ngắn quá trình thực hiện thao tác, loại bỏ các động tác thừa, sáng tạo ra những phương pháp làm việc tiên tiến rút ngắn quá trình thực hiện công việc và đạt được kết quả cao.

- Tăng sự gắn bó của người lao động với tổ chức: Khi người lao động cảm thấy thích thú với công việc mình đang đảm nhận thì không có lý do gì để họ từ bỏ tổ chức hoặc nếu có sự lôi kéo của tổ chức khác họ cũng phải suy nghĩ rất kỹ tới các rủi ro khi rời bỏ tổ chức.

- Hoàn thiện bản thân: Người lao động có động lực họ sẽ cố gắng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, người có trình độ cao hoặc tự mình học tập để có thể thực hiện công việc được tốt hơn.

+ Đối với tổ chức

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, khai thác tối ưu khả năng của người lao động. Người lao động làm việc vừa có năng suất cao lại tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Thu hút và giữ chân nhân tài: Những chính sách kích thích của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài so với các đối thủ cạnh tranh.

- Tạo bầu không khí làm việc hăng say, thoải mái góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt đẹp.

+ Đối với xã hội.

- Thúc đẩy nền kinh tế xã hội: Tăng trưởng và phát triển góp phần xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh.

Tóm lại, lợi ích mà động lực tạo ra cho bản thân người lao động, tổ chức và xã hội là rất lớn. Nó giúp người lao động cảm thấy được sự thỏa mãn, được hoàn thiện bản thân, yêu thích công việc và cuộc sống. Giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình và giúp xã hội ngày càng pháp triển. Ngày nay, người lao động ngày càng giữ vai trò quan trọng trong tổ chức và trong tương lai yếu tố cạnh tranh trong doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực. Hiểu rõ điều này M-Talent đã xây dựng các chính sách nhằm tạo ra động lực thúc đẩy tinh thần và vật chất cho CBCNV ngay từ khi công ty mới đi vào hoạt động ( tháng 7/2012). Với cơ cấu gọn nhẹ 78 người với 3 ban chủ lực là Tuyển dụng, Đào tạo và Tư Vấn – Quản trị nguồn nhân lực cho tới hiện nay Tổng số CBCNV của công ty là 1400 người với 07 phòng ban, một số lượng lớn CBCNV trong đó có nhiều nhân lực chất lượng cao tạo ra sự phát triển, uy tín và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Đặc biệt với mục tiêu trở thành Công ty tư vấn, cung cấp dịch vụ về nhân sự hàng đầu, với chính sách chất lượng:

Mãi là đối tác tin cậy của khách hàng

Tiên phong cung cấp các dịch vụ nhân sự hoàn hảo Am hiểu và đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng

Luôn cải tiến quy trình, công nghệ và đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất E ngại khó khăn không phải là phương châm hành động

Năng động, sáng tạo và luôn tận tâm phục vụ khách hàng

Tăng trưởng kinh doanh bền vững dựa trên sự gia tăng giá trị cho khách hàng. Để đạt được mục tiêu trên toàn bộ ban lãnh đạo và CBCNV trong công ty phải đồng lòng, chung sức vì mục tiêu sứ mệnh của công ty. Vì vậy tạo động lực cho CBCNV của M-Talent cần được chú trọng và quan tâm hơn nữa.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân lực Đại học Lao động xã hội Thực trạng công tác tạo động lực cho CBCNV tại Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-Talent (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w