Học thuyết tăng cường tích cực

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân lực Đại học Lao động xã hội Thực trạng công tác tạo động lực cho CBCNV tại Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-Talent (Trang 40)

4 TS Lê Thanh Hà, Giáo trình Quản trị nhân lực tập II, Đại học Lao động xã hội, NXB Lao động – Xã hội,

1.4.2.Học thuyết tăng cường tích cực

Học thuyết này dựa vào những công trình nghiên cứu của B.F. Skinner, hướng vào việc làm thay đổi hành vi của con người thông qua các tác động tăng cường. Theo học thuyết, B.F Skinner cho rằng:

- Những hành vi được thưởng sẽ có xu hướng được lặp lại.

- Những hành vi không được thưởng (hoặc bị phạt) sẽ có xu hướng không được lặp lại.

- Khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm thưởng/phạt càng ngắn thì tác động của hoạt động thưởng/phạt đến thay đổi hành vi càng cao.

- Phát tuy có thể có tác dụng loại trừ các hành vi mà nhà quản lý không mong muốn song có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, do đó việc phạt có hiệu quả thấp hơn so với thưởng. Để tạo động lực lao động, nhà quản lý cần quan tâm đến các thành tích tốt và thưởng cho các thành tích đó. Sự nhấn mạnh các hình thức thưởng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn sự nhấn mạnh các hình thức phạt.

Theo học thuyết này, nhà quản lý có thể có những tác động tích cực làm thay đổi hành vi của người lao động, các tổ chức nên đặc biệt chú ý tới vấn đề thưởng cho các cá nhân và tập thể. Thời gian xét thưởng không nên quá lâu, các hoạt động được xem xét thưởng có thể đa dạng và mở rộng, đặc biệt nên chú ý đến các hoạt động chính nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức. Mặt khác, tổ chức cũng cần sử dụng hình thức phạt đối với những hành vi gây hậu quả xấu, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của tổ chức.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân lực Đại học Lao động xã hội Thực trạng công tác tạo động lực cho CBCNV tại Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-Talent (Trang 40)