Học thuyết công bằng của J.Stacy Adams

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân lực Đại học Lao động xã hội Thực trạng công tác tạo động lực cho CBCNV tại Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-Talent (Trang 41)

4 TS Lê Thanh Hà, Giáo trình Quản trị nhân lực tập II, Đại học Lao động xã hội, NXB Lao động – Xã hội,

1.4.4.Học thuyết công bằng của J.Stacy Adams

Học thuyết công bằng của Jonh Stacy Adams đề cập đến vấn đề nhận thức của con người lao động về mức độ được đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức. Mọi người đều muốn đổi xử công bằng, các cá nhân trong tổ chức có xu hướng so sánh sự đóng góp của mình và những quyền lợi mà họ được hưởng với những đóng góp và quyền lợi mà người khác. Người lao động sẽ cảm thấy được đối xử công bằng khi tỷ lệ quyền lợi/ đóng góp của mình ngang bằng với tỷ lệ ở những người khác.

Tư tưởng đó được biểu diễn như sau Các quyền lợi của cnhân

= Các quyền lợi của những người khác Sự đóng góp của cá nhân Sự đóng góp của những người khác

Do đó, để tạo động lực, người quản lý cần phải tạo ra sự cân bằng và duy trì sự cần bằng giữa sự đóng góp của cá nhân và các quyền lợi mà cá nhân đó được hưởng.

Qua nghiên cứu các học thuyết tạo động lực cho người lao động, cho thấy mỗi học thuyết đều có những điểm hợp lý và hạn chế riêng khi áp dụng vào M-Talent ví dụ: Nếu như học thuyết Maslow nói về hệ thống 5 nhu cầu, thì nhu cầu tự hoàn thiện sẽ rất thích hợp trong việc áp dụng vào nội dung Tạo ra môi trường, điều kiện, thách thức công việc đối với từng lao động. Để người lao động làm việc trong khả năng của mình và nỗ lực để đạt được điều mà mình có thể làm được. Từ đó tạo động lực cho người lao động, nâng cao khả năng gắn kết của người lao động với công ty vì họ không nỡ bỏ nơi mà mình đã có nhiều cống hiến. Hay học thuyết tăng cường tích cực, học thuyết hai yếu tố áp dụng rất hữu hiệu vào nội dung Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách tiền thưởng cho người lao động... Với các học thuyết khác, tùy vào việc xem xét điều kiện của M-Talent, từ đó có những hướng tiếp cận khác nhau, nhưng vẫn theo những nội dung cơ bản của các học thuyết về tạo động lực lao động đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, tập trung lại chủ yếu vẫn là các vấn đề về:

+ Xây dựng và hoàn thiện các chính sách cho người lao động + Môi trường làm việc

+ Sự an tâm về rủi ro trong tương lai + Phát triển cá nhân cho người lao động + Phong cách quản lý của người lãnh đạo

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân lực Đại học Lao động xã hội Thực trạng công tác tạo động lực cho CBCNV tại Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-Talent (Trang 41)