Các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân lực Đại học Lao động xã hội Thực trạng công tác tạo động lực cho CBCNV tại Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-Talent (Trang 36)

4 TS Lê Thanh Hà, Giáo trình Quản trị nhân lực tập II, Đại học Lao động xã hội, NXB Lao động – Xã hội,

1.3.1. Các nhân tố bên ngoà

 Các quy định pháp luật của nhà nước:

Mọi chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước có liên quan tới lao động đều có thể ảnh hưởng đến các chính sách tạo động lực lao động của chủ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển luôn luôn chịu sự điều chỉnh của Nhà nước thông qua công cụ của mình là luật pháp.Mọi hoạt động của doanh nghiệp phải tuân theo đúng quy định của pháp luật.Do đó những đãi ngộ của doanh nghiệp với người lao động cũng phải tuân theo đúng pháp luật.

Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội:

Các yếu tố về kinh tế như chu kỳ kinh tế, mức sống, lạm phát…đều có thể ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao động trong tổ chức.

Chẳng hạn như khi lạm phát tăng cao,thất nghiệp ngày càng gia tăng thì lúc này nhu cầu giữ được việc làm của người lao động đặt lên hàng đầu. Nhu cầu an toàn của người lao động thỏa mãn và họ sẽ tích cực làm việc cho tổ chức.

Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động:

Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động có ảnh hưởng gián tiếp đến việc tạo động lực lao động trong tổ chức. Nếu thị trường lao động ở tình trạng dư thừa một loại lao động nào đó, những người lao động thuộc loại lao động này đang có việc làm trong tổ chức sẽ cảm thấy thiếu “an toàn” bởi họ cảm nhận được nguy cơ mất việc làm. Cá nhân họ sẽ có động lực lao động cao hơn với mục đích giữ được việc làm. Ngược lại khi một

hội tìm kiếm việc làm với thu nhập cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn.Vì vậy tổ chức phải điều chỉnh chính sách tạo động lực lao động cho phù hợp để thu hút và giữ chân nhân viên.

Vị thế ngành:

Vị thế ngành có tác động rất quan trọng đến động lực lao động của người lao động. Khi một ngành nào đó có vị thế cao, sức hút của ngành đó với nhân lực cũng sẽ cao, người lao động làm trong ngành đó sẽ phải cố gắng làm việc để tránh bị sa thải. Mặt khác khi được làm việc trong ngành có vị thế cao, tự thân người lao động sẽ có sự hài lòng đối với công việc bởi công việc họ đang làm là mong muốn của nhiều người.

Chính sách tạo động lực của đối thủ cạnh tranh

Trong giai đoạn hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều ý thức được tầm quan trọng của việc tạo động lực lao động trong doanh nghiệp của mình. Những doanh nghiệp nào làm tốt công tác tạo động lực cho người lao động sẽ chiếm được vị thế trên thị trường. Chính vì thế các tổ chức cần phải điều chỉnh các chính sách của mình, đưa ra những chính sách có tính sáng tạo, mới mẻ. Có như vậy mới tạo ra được sự cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân lực Đại học Lao động xã hội Thực trạng công tác tạo động lực cho CBCNV tại Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-Talent (Trang 36)