2.2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ của nước tạ Phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, phía đông giáp biển Đông. Khánh Hòa hiện nay bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị
xã và 6 huyện. Diện tích tỉnh Khánh Hòa là 5.197 km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng
vào loại trung bình so với cả nước. Bờ biển dài 385 km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sạ
22
2.2.1.2 Địa hình
Khánh Hòa có địa hình đa dạng và phong phú các thể loại địa hình: biển đảo, núi, đồng bằng,...tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình du lịch. Bờ biển dài và là một trong những đoạn bờ biển khúc khuỷa nhất Việt Nam. Dọc bờ biển có những vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát mịn rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch. Có thể kể ra đây là một số vũng, vịnh, bãi biển như: vịnh Vân Phong, Nha Phu, Cù Hin, Cam Ranh, Đại Lãnh, Dốc Lết, Đầm Môn, Bãi Tiên, Bãi Sạn, Bãi Thủy triều Cam Ranh. Ngoài ra phải kể đến 8 cửa lạch và trên 200 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều hình thù khác nhau v.v...
2.2.1.3 Khí hậu
Khí hậu tỉnh Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòạ Nhiệt độ trung bình
năm là 26oC. Mùa mưa tập trung từ tháng 10-12. Mùa hè không bị oi bức, mùa đông
không quá lạnh. Nhiệt độ lúc cao nhất xấp xỉ bằng Vũng Tàụ Tháng thấp nhất, nhiệt độ trung bình của Khánh Hòa cũng cao hơn nhiệt độ ở Plâycu, thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh. Những đặc điểm khí hậu, thời tiết Khánh Hòa rất thuận lợi cho tham quan du lịch.
2.2.1.4 Tài nguyên tự nhiên
- Tài nguyên biển: các tài nguyên biển có khả năng khai thác trong thời gian tới là tiềm năng kinh tế cảng, biển, du lịch khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thủy sản.
- Tài nguyên rừng: rừng là một thế mạnh của Khánh Hòa, song việc khai thác thiếu cân đối những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt dẫn đến suy giảm cân bằng sinh thái như xói mòn đất, nguồn nước các con sông bị cạn kiệt về mùa khô, nước sinh hoạt của dân cư ở Ninh Hòa, Cam Ranh trong mấy năm gần đây thiếu hụt nghiêm trọng cần đẩy mạnh tu bổ cải tạo rừng tự nhiên, tăng cường trồng rừng, tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái,...có ý nghĩa lớn đối với đời sống cộng đồng nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.
- Tài nguyên khoáng sản: có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlispđen, cao lanh, sét, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granít,...Trong đó, nước khoáng với tổng lưu lượng khoảng 40l/s, khả năng khai thác 3.400-3.500
23
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa 2.2.2.1 Về phát triển kinh tế
Duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng GDP thời kỳ 2005 - 2010 khoảng 12%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 12,5%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 13%/năm. Tổng GDP của tỉnh (giá so sánh 1994) đạt 12.319 tỷ đồng vào năm 2010; đạt 23.834 tỷ đồng vào năm 2015 và đạt 43.913 tỷ đồng vào năm 2020. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 19,477 triệu đồng vào năm 2010, đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu đồng vào năm 2020.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2010 là công nghiệp - xây dựng 43,5%; nông - lâm - ngư nghiệp 13%; dịch vụ 43,5%. Năm 2015 là: công nghiệp - xây dựng 45%; nông - lâm - ngư nghiệp 8%; dịch vụ 47%. Đến năm 2020 là: công nghiệp - xây dựng 47%; nông - lâm - ngư nghiệp 6%; dịch vụ 47%.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 22-23% GDP, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 24% GDP. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15 - 16%/năm giai đoạn 2011 - 2020. Phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 3,2 - 3,5 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2006 - 2010 đạt 38 - 40% GDP, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 40 - 45% GDP.
2.2.2.2 Về phát triển xã hội
Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2006 - 2010 là 1,6 - 1,7%, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 1,4 - 1,5%. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 4% vào năm 2020, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 68,5 - 70%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khoảng 70%; phát triển cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộị
Xã hội hóa y tế, giáo dục, tăng cường đầu tư trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạọ Nâng cao chất lượng nguồn lao động đến năm 2020 đạt khoảng 60 - 70%.
2.2.2.3 Về bảo vệ môi trường
Phòng ngừa có hiệu quả ô nhiễm môi trường, giữ gìn môi trường biển và ven biển để phát triển du lịch. Cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm nguồn nước hợp vệ sinh, dân số được sử dụng nước sạch, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế. Bảo tồn và sử
24
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực quản lý môi trường.
2.2.3Dân cư, nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa 2.2.3.1 Các tộc người ở Khánh Hòa 2.2.3.1 Các tộc người ở Khánh Hòa
Tỉnh Khánh Hòa có 32 tộc người chung sống: Kinh (Việt), Chăm, Raglai, Hoa, Cơho, Êđê, Tày, Nùng, Gié – Triêng (T’ring), Mường, Thái, Mông, Churu, Xtiêng, Bana,…Dân số và mật độ phân bố dân cư ở những tộc người khác nhau: số dân đông là người Kinh, Raglai, Êđê, Hoa, Cơho, Tày, có những tộc chỉ có vài trăm người hoặc chỉ có hơn chục ngườị Mỗi tộc người có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng từ lâu đời như tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, tín ngưỡng,…nhưng tất cả đều được thống nhất trong tính đa dạng và phát triển trong nền văn hóa chung.
2.2.3.2 Dân cư
Theo số liệu điều tra ngày 01/4/2011 dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.174.848 người với mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km², trong đó nam giới có khoảng 581.299 người (49,47%) và nữ giới khoảng 593.549 người (50,53%); tỷ lệ tăng dân số của tỉnh bình quân từ năm 1999-2009 là 1,1%; tỷ số giới tính là 97,9%. Theo điều tra biến động dân số năm 2011, Khánh Hòa có 568.459 người sinh sống ở khu vực đô thị (48,4% dân số toàn tỉnh) và 606.389 người sống ở khu vực nông thôn (51,6%). Số lượng và tỷ lệ dân thành thị đông khiến Khánh Hòa trở thành tỉnh đô thị hóa cao nhất trong các tỉnh khu vực miền Trung. Dân cư tập trung đông nhất ở thành phố Nha Trang (chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, tiếp đến là huyện Diên Khánh, thành phố Cam Ranh và nơi có mật độ dân số thấp nhất tỉnh là huyện đảo Trường Sa (0,39 người/km²).
2.2.3.3 Nguồn nhân lực
Khánh Hòa có nguồn nhân lực dồi dàọ Năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh có khoảng 706,7 nghìn người chiếm 60,4% tổng dân số, dự báo đến năm 2020 số người trong độ tuổi lao động của tỉnh có khoảng 800,4 nghìn người chiếm 58% tổng dân số. Khánh Hoà là một trong số các tỉnh có đội ngũ khoa học mạnh của cả nước với hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 500 cán bộ có trình độ trên đại học v.v. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 33,4%. Nhìn chung, nguồn lao động tỉnh Khánh Hòa có kinh nghiệm trong hoạt động thương mại, du lịch ở
25
các đô thị, thâm canh nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản. Lực lượng lao động trẻ có khả năng tiếp thu, làm chủ các tiến bộ khoa học-kỹ thuật-công nghệ, tổ chức quản lý mới; tiếp cận nhanh với kinh tế thị trường và xu thế phát triển, hội nhập quốc tế. Đây thực sự là thế mạnh-nguồn nội lực quan trọng đưa Khánh Hòa phát triển đi lên trong tương laị
2.2.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 2.2.4.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.2.4.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông vận tải:
+ Đường hàng không: cảng hàng không Cam Ranh với 4 đường băng dài 4.000m, có trang thiết bị hiện đại và quy mô để vận chuyển khách cũng như hàng hóa trong nước và quốc tế.
+ Đường sắt: tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Tuyến đường sắt trong tỉnh có 12 ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính, làm nhiệm vụ trung chuyển hàng khách và hàng hóa từ tỉnh Khánh Hòa và Đăk Lăk tới các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Ngoài các chuyến tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang.
+ Đường biển: Hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh bao gồm: cảng cát Đầm Môn (huyện Vạn Ninh), cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (huyện Vạn Ninh), cảng Hòn Khói (phía Nam vịnh Vân Phong, huyện Ninh Hòa), cảng của Nhà máy đóng tàu Huyndai – Vinashin, cảng Ba Ngòi nằm trong vịnh Cam Ranh, cảng Nha Trang là cảng đa năng nhất với chức năng phục vụ vận tải hành khách và chuyển tải hàng hóa các loạị Cảng biển tiêu biểu là cảnh Vân Phong, cảng Ba Ngòi và cảng Nha Trang.
+ Đường thủy nội địa: Khánh Hòa còn có 5 tuyến vận tải thủy dân sinh nối các vùng ven biển, nối các điểm du lịch và các đảo trong khu vực vịnh Vân Phong. Ngoài ra mạng lưới 44 bến đò, bến du lịch ven biển, đảo, trên các sông.
+ Giao thông đường bộ: có 5 tuyến Quốc lộ là Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, Quốc lộ 26B, Quốc lộ 1C, Quốc lộ 27B với tổng chiều dài khoảng 225km. Các tuyến Quốc lộ (trừ Quốc lộ 27B) đều có cấp đường là cấp III đồng bằng (một số đoạn qua đô thị đạt cấp II), có nền đường rộng trung bình trên 12 m, mặt đường rộng trung bình 7m, kết cấu đường là bê tông atphan, các tuyến đường này đã nâng cấp, cải tạo để thuận lợi cho giao thông.
26
- Cấp nước sạch: có 5 công trình cấp nước sạch với tổng công suất các nhà máy
nước là 66.5000 m3/ngày đêm, cung cấp nước cho thành phố Nha Trang, thị xã Cam
Ranh và các thị trấn Ninh Hòa, Vạn Gĩa, Diên Khánh, Tô Hạp v.v. Trung tâm nước sinh hoạt - vệ sinh môi trường nông thôn cùng nhân dân và một số tổ chức khác đã xây dựng khoảng 50 hệ thống cấp nước tập trung giải quyết cấp nước sạch cho toàn tỉnh.
- Thuỷ lợi: toàn tỉnh có khoảng 160 công trình thuỷ lợi cùng hệ thống kênh mương các cấp, hồ chứa có khoảng 30 hồ, có trên 50 đập dâng, 51 trạm bơm v.v.
- Hệ thống cấp điện:
+ Nguồn điện tỉnh Khánh Hòa được cấp từ lưới điện quốc gia qua các nguồn chính: từ trạm cấp điện Plâyku – Krongbuk – Nha Trang; từ nhà máy thủy điện Đa Nhim; Sông Hinh và có các nhà máy thủy điện nằm trên địa bàn huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa,…
+ Lưới điện truyền tải: tuyến 220KV KrongBuk – Nha Trang dài 147 km cấp điện cho trạm điện Nha Trang - Mã Vòng - Sợi Nha Trang; tuyến 110KV Đa Nhim – Cam Ranh – Nha Trang dài gần 190 km; tuyến 110 KV Sông Hinh – Ninh Hòa – Nha Trang dài gần 170 km.
+ Lưới điện phân phối: có kết cấu hình tia, ba pha bốn dây trung tính nối đất. Thông qua lưới điện trung thế, trạm biến áp phân phối và đường dây trung thế.
- Hạ tầng bưu chính-viễn thông
Những năm qua hệ thống bưu chính - viễn thông của tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt dịch vụ thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Trên địa bàn toàn tỉnh có 01 bưu cục trung tâm, 9 bưu cục quận, huyện và 53 bưu cục khu vực, 87 điểm bưu điện-văn hóa xã. Mật độ điện thoại cố định đạt 67,1 máy/100 dân; 100% huyện, thị được phủ mạng cáp quang và điện thoại di động. Nhiều dịch vụ như EMS, chuyển tiền nhanh, dịch vụ quà tặng, truy cập internet ...đã được mở tại các bưu cục, đại lý bưu điện, điểm bưu điện văn hóa xã. Tỷ lệ số người sử dụng dịch vụ internet ngày càng caọ
2.2.4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội
- Giáo dục và đào tạo
Giáo dục phổ thông: sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được nhiều thành tựu, phát triển mạnh cả về qui mô và chất lượng. Năm học 2009-2012, toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 161 trường mầm non, mẫu giáo; 188 trường tiểu học; 101 trường trung
27
học cơ sở; 32 trường trung học phổ thông; 9 trung tâm giáo dục thường xuyên. Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được duy trì ở huyện, thị xã, thành phố.
Đào tạo chuyên nghiệp: trên địa bàn tỉnh có 7 trường đại học và Học viện, 5 trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, 2 trường trung học chuyên nghiệp; 3 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; 136 trung tâm học tập cộng đồng v.v. Các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp được nâng cấp, xây dựng và tích cực triển khai mạnh mẽ chương trình đào tạo nghề góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hộị
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: hệ thống y tế tiếp tục củng cố và phát triển, toàn tỉnh có 13 bệnh viện, 16 phòng khám khu vực và 140 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Số giường bệnh đạt 21 giường/1vạn dân; đạt tỷ lệ 6,4 bác sĩ/vạn dân, 75% trạm y tế có bác sĩ. Ngành y tế đã chủ động triển khai phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch bệnh lan rộng, kéo dàị
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ: các đề tài nghiên cứu khoa học trong các năm qua mang tính thực tế, áp dụng vào thực tiễn cao, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất phục vụ cuộc sống. Một số kết quả đạt được của các đề tài nghiên cứu đã giúp công tác quản lý của các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp có luận cứ khoa học trong định hướng đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ công tác định hướng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Công tác an sinh xã hội được đặc biệt coi trọng, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp và những đối tượng chính sách khác; xây dựng nhà ở cho người nghèo theo tiêu chuẩn của Trung ương, giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả. Tình hình xã hội, đời sống của người dân được ổn định; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn Trung ương và của tỉnh) hàng năm đều giảm vượt chỉ tiêu kế hoạch đề rạ
- Hoạt động văn hóa - thông tin sôi nổi, thiết thực phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế, nhất là thành công của các kỳ festival biển, các cuộc thi hoa hậu tầm cỡ quốc gia và quốc tế