Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 64)

Việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vào các sản phẩm du lịch tại Khánh Hòa giống một dấu chấm nhỏ trong tiềm năng lớn. Đa phần các sản phẩm du lịch văn hóa được chứa đựng trong các sản phẩm du lịch khác chẳng hạn du lịch thăm quan các làng nghề truyền thống, nhà cổ được kết hợp trong du lịch đồng quê hay du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được kết hợp với tour du lịch tham quan thành phố.

Một số tour du lịch tham quan các kiến trúc cổ, làng nghề truyền thống trong dân chưa tạo được sự kết nối giữa việc khai thác tài nguyên du lịch và lợi ích của cộng đồng dân cư.

51

Khánh Hòa có rất nhiều ngành nghề xuất xứ từ lâu đời nhưng hiện nay chưa tạo được sản phẩm du lịch sống với cộng đồng dân cư tại các làng nghề truyền thống. Làm được điều đó sẽ giúp du khách, nhất là khách nước ngoài có đủ thời gian để trải nghiệm và hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa vốn có của địa phương. Việc đưa các giá trị văn hóa tộc người vào hoạt động du lịch nhân văn nhằm góp phần giao lưu văn hóa, đặc biệt là nâng cao ý thức xã hội trong việc bảo tồn văn hóạ Đặc biệt, tỉnh Khánh Hòa chưa có sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đặc trưng cho du lịch địa phương mà chỉ là các sản phẩm chung chung mà bất kỳ địa phương du lịch biển nào cũng có.

Một số di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh được nhà nước quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo nhưng chưa được đưa vào khai thác du lịch mà trong tình trạng “đóng cửa im ỉm”. Hoạt động du lịch chính là con đường đưa khách du lịch đến với di tích để làm cho di tích có hồn và sống lại với thời gian. Di tích không được chiêm ngưỡng, cảm nhận và biết đến rộng rãi sẽ không phát huy được giá trị, trở nên vô nghĩa vô hồn làm cho di tích dần dần mai một và xuống cấp nghiêm trọng.

Tình trạng khai thác mất cân đối ở một số tài nguyên nhân văn tại Khánh Hòa đang tiếp diễn. Một số bị khai thác quá tải nhưng chưa được quan tâm đầu tư tôn tạo nên bị xuống cấp, trong khi một số còn ở dạng tiềm năng chưa được chú ý đầu tư khai thác, hoặc mới dừng lại ở việc tu bổ, tôn tạo, bảo tồn mà chưa có sự gắn kết được với phát triển du lịch.

Một số loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian chỉ tồn tại ở nhà hát và đoàn nghệ thuật truyền thống. Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa bị mai một dần do chưa được quy hoạch, gìn giữ và phát triển kịp thời và đúng lúc.

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 64)