Giải pháp trực tiếp hoàn thiện sản phẩm du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 88)

Trong thời gian qua, du lịch văn hóa tại địa phương chỉ đơn thuần khai thác các di sản văn hóa vật thể mà chưa thật sự chú trọng đầu tư phát triển sản phẩm văn hóa

75

phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể chính là “phần hồn” của các di tích lịch sử, công trình văn hóa – nghệ thuật, địa điểm tôn giáo, tín ngưỡng,…vốn là điểm đến của các tour du lịch văn hóạ Du khách không chủ đơn thuần tham quan các di tích mà họ còn muốn tìm hiểu về lễ hội, các sự kiện, các sinh hoạt văn hóa – tâm linh gắn với du tích, cũng như thân thế và hành trạng của các nhân vật thờ phụng hoặc có liên quan với các di tích đó. Do đó, di sản văn hóa phi vật thể là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Khánh Hòạ

Những loại hình du lịch văn hóa thích hợp để khai thác và phát triển du lịch đó là: lễ hội, diễn xướng dân gian, nghề thủ công, làng nghề truyền thống và ẩm thực địa phương.

3.2.2.1 Lễ hội

Lễ hội là một dạng hoạt động văn hóa do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, vui chơi, giải trí, được hình thành qua một quá trình lâu dài do tác động của văn hóa và lịch sử. Tuy nhiên, việc đưa lễ hội vào khai thác du lịch chưa nhiều và chưa thu được thành công như mong đợi do các nguyên nhân:

- Các lễ hội dân gian thường diễn ra ở những nơi du khách khó tiếp cận do những trở ngại về giao thông (đường sá, phương tiện đi lại) hoặc do không gian diễn ra chặt hẹp (chỉ đáp ứng được nhu cầu cộng đồng dân cư địa phương mà không thể đáp ứng cho đông đảo du khách).

- Thời điểm tổ chức nhiều lễ hội không phải vào mùa du lịch cao điểm nên lượng khách đến tham quan, chiêm bái và tham gia lễ hội không nhiềụ

- Du khách không có thông tin về các lễ hội do lễ hội chỉ trong phạm vi làng xã nên du khách không đến tham quan, chiêm báị

- Nhiều lễ hội được phục dựng để phục vụ du lịch nên đã bị “sân khấu hóa”, không còn giữ được bản sắc, sự sinh động vốn có như tổ chức tại cộng động. Do vậy, du khách không hào hứng, quan tâm đến các lễ hội phục dựng nàỵ

Do đó, giải pháp trực tiếp đề xuất cho việc khai thác lễ hội của tỉnh là:

- Lựa chọn những lễ hội thích hợp nhất để đầu tư phát triển thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách tham quan, chiêm bái, hành lễ,…không nên đầu tư dàn trải cho nhiều lễ hộị Hãy để cho địa phương nơi diễn ra lễ hội tự tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng. Một số lễ hội tiêu biểu tại Khánh Hòa cần đầu tư

76

phát triển để phục vụ khách như: Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang, lễ hội Yến sào, Lễ hội Am Chúa và lễ hội cầu ngư.

- Cần xây dựng thông tin về lịch lễ hội như: thời gian diễn ra lễ hội, nơi diễn ra lễ hội, đối tượng cúng tế, tưởng niệm, tôn vinh trong lễ hội, nội dung chính của lễ hội,…Lịch lễ hội cần phổ biến rộng rãi đến du khách dưới các hình thức như: đăng tải trên các trang web du lịch, in tập gấp, các phụ trương trong các sách du lịch, các trang vàng trong các niêm giám của địa phương,…

- Cần trùng tu, tôn tạo các di tích, địa điểm diễn ra lễ hội quan trọng của tỉnh cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật để du khách có thể tiếp cận dễ dàng những nơi diễn ra lễ hộị

- Các lễ hội được chọn để tái hiện trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách cần làm một cách bài bản, cẩn trọng, tránh làm sai lệnh tính chân xác của lễ hộị

- Xây dựng các tour du lịch tâm linh và đưa các lễ hội này vào tour du lịch này như một sản phẩm du lịch chủ yếu để khai thác. Đồng thời kết hợp khai thác lễ hội trong các loại hình du lịch biển đảo vừa để làm đa dạng, phong phú sản phẩm du lịch phục vụ du khách, vừa để khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong phát triển du lịch.

3.2.2.2 Diễn xướng dân gian

Diễn xướng dân gian của tỉnh như hò bá trạo, múa bóng, múa siêu, múa Chăm,…chỉ mới được lồng ghép trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật của các sự kiện văn hóa lớn như Festival biển, tháng du lịch,…hay các tụ điểm ca nhạc nhỏ như chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố được tổ chức 2 lần/tuần tại 2 địa điểm chính là góc đường Nguyễn Thị Minh Khai – Trần Phú và công viên bờ biển (phía đường Trần Phú - Tuệ Tĩnh), di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang hay tại một số khách sạn, resort được người xem và du khách đánh giá caọ Nhưng so với tiềm năng thì loại hình nghệ thuật này chưa đạt được kỳ vọng, còn xa lạ và chưa hợp thị hiếu nghe nhìn của du khách, nhất là khách Việt Nam. Nguyên nhân chính là do cách tổ chức biểu diễn chưa chuyên nghiệp nên du khách khó tiếp cận. Giải pháp cụ thể đề ra:

- Cần khảo sát, kiểm kê tất cả các hình thức diễn xướng dân gian hiện có của địa phương, tiến hành đánh giá và phân loại thành 2 nhóm sau:

77

+ Nhóm diễn xướng dân gian cần được bảo tồn nguyên trạng trong không gian văn hóa truyền thống vốn có để phục vụ các lễ hội dân gian địa phương hay để đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của địa phương.

+ Nhóm diễn xướng dân gian có thể biểu diễn ở nhiều nơi nhằm phục vụ quảng đại quần chúng thì đầu tư để biến chúng thành những sản phẩm văn hóa phục vụ du khách.

- Xây dựng các chương trình diễn xướng hoặc trích đoạn trong các lễ hội chủ yếu của địa phương do các nghệ sĩ chuyên nghiệp đảm trách, biểu diễn định kỳ tại các tụ điểm công cộng, nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch để phục vụ du khách.

- Đưa các đội thông tin lưu động của địa phương chuyên biểu diễn các hình thức diễn xướng để phục vụ du lịch khi có yêu cầụ Các đội văn nghệ này cần được đầu tư về trang thiết bị, đạo cụ, trang phục, nhạc cụ và được đào tạo bài bản để biểu diễn phục vụ du khách qua các hợp đồng biểu diễn với các khách sạn, công ty lữ hành, công ty du lịch.

- Quảng bá hình thức diễn xướng dân gian qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua internet với cách làm chuyên nghiệp, bài bản để gây ấn tượng cho du khách với thời gian, địa điểm, nội dung chương trình biểu diễn cụ thể với nhiều thứ tiếng để giới thiệu đến du khách.

- Kết hợp đưa hình thức diễn xướng dân gian vào các tour du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng như là những sản phẩm du lịch hoặc các dịch vụ bổ sung để tăng tính hấp dẫn cho các tour du lịch.

3.2.2.3 Nghề và làng nghề thủ công truyền thống

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh một số nghề và làng nghề truyền thống vẫn còn tồn tại để giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương và phát triển kinh tế - xã hộị Tuy nhiên, việc đầu tư cho nghề và làng nghề truyền thống để phát triển du lịch chưa được chú trọng. Nguyên nhân, các làng nghề truyền thống không gian nhỏ hẹp, đường sá, cơ sở hạ tầng, điều kiện vệ sinh môi trường,…khó để du khách tiếp cận, tham quan và mua sắm các sản phẩm của làng nghề. Xuất phát từ nguyên nhân trên, giải pháp đề ra cho việc đưa nghề và làng nghề truyền thống vào phát triển du lịch là:

- Cần lựa chọn mô hình phù hợp đề đầu tư vào làng nghề truyền thống theo hướng gắn với phát triển du lịch. Hiện có hai mô hình làng nghề du lịch đang được các địa phương khác chọn để đầu tư:

78

+ Xây dựng làng nghề gắn với du lịch trên cơ sở làng nghề truyền thống vốn có của địa phương. Mô hình này do nhà nước và chính quyền địa phương đầu tư.

+ Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu du lịch rồi đưa mô hình làng nghề vào đó, phục dựng, tái hiện các không gian truyền thống của làng nghề và các phương thức sản xuất truyền thống để thu hút khách đến tham quan.

- Gắn việc đầu tư phát triển làng nghề phục vụ du lịch với chương trình xây dựng nông thôn mới để tận dụng những nguồn lực của chương trình này trong việc đầu tư hạ tầng giao thông, điện, nước trong các làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận và đảm bảo tiện nghi cho du khách đến tham quan, mua sắm tại làng nghề.

- Cần đa dạng hóa sản phẩm tại các làng nghề, ưu tiên phát triển những sản phẩm du lịch sử dụng nguyên liệu địa phương, mang dấu ấn văn hóa, lịch sử của địa phương để hấp dẫn du khách, tránh sản xuất các sản phẩm na ná, tương tự như các địa phương khác, hoặc nhập hàng từ các địa phương khác, nhất là hàng Trung Quốc vào bán trong làng nghề của địa phương mình.

- Phải xây dựng cơ chế cùng hưởng lợi giữa công ty du lịch, chính quyền địa phương và cư dân địa phương nơi có làng nghề được đầu tư để phát triển du lịch, tránh tình trạng công ty du lịch thụ hưởng lợi nhuận nhưng để lại cho người dân và chính quyền địa phương những hậu quả xấu về môi trường, anh ninh và hạ tầng.

- Cần làm tốt công tác quảng bá vì làng nghề có sống được, có gắn bó với sự phát triển du lịch hay không chính là hiệu quả của công tác quảng bá. Một thực tế hiện nay trên trang web quảng bá du lịch hoặc các cổng thông tin điện tử của tỉnh còn khá sơ sài, không có bản đồ, thông tin chỉ dẫn đường đi đến, không có thông tin về giá cả, loại hình sản phẩm và các dịch vụ phục vụ du khách,…nên du khách khó tiếp cận các làng nghề để tham quan, mua sắm. Cần thay đổi cách quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, bài bản thì mới có thể đưa du khách đến với các làng nghề truyền thống và mới có thể khai thác các làng nghề để phát triển du lịch một cách hiệu quả.

3.2.2.4 Ẩm thực địa phương

Ẩm thực đang ngày càng trở thành lợi thế cạnh tranh và là nhân tố quan trọng có tính quyết định trong quá trình xây dựng thương hiệu du lịch cho quốc gia hay cho địa phương. Nhiều du khách chọn một điểm du lịch vì nơi ấy có món ăn ngon, độc đáo và giá cả phải chăng. Ngoài ra, ẩm thực địa phương là kết quả của quá trình kết tinh và chắt lọc từ các yếu tố tự nhiên - văn hóa – xã hội của địa phương, phản ánh phong tục

79

và thói quen ăn uống của cư dân địa phương. Vì thế, ẩm thực là hiện tượng văn hóa mà du khách rất hào hứng và mong được khám phá mỗi khi họ đến du lịch ở một quốc gia hay địa phương.

Du khách ngày càng muốn trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa địa phương thông qua ẩm thực. Đây là yếu tố tạo nên giá trị tăng thêm cho một điểm du lịch. Một số giải pháp được đề ra nhằm phát triển ẩm thực địa phương trong thời gian tới:

- Thường xuyên tổ chức các sự kiện có liên quan đến ẩm thực địa phương như: Festival ẩm thực quốc gia hay quốc tế, hội thi nấu ăn (dành cho người chế biến, kinh doanh ẩm thực), các hội thi thưởng thức ẩm thực địa phương (dành cho du khách) nhằm quảng bá những đặc trưng văn hóa đặc sắc của ẩm thực địa phương không chỉ qua phương thức chế biến, nấu nướng, bày biện mà cả cách thức và nghệ thuật thưởng thức.

- Tổ chức phố ẩm thực thường xuyên (hoặc định kỳ) ở những nơi thuận tiện, trung tâm để quảng bá và bán sản phẩm cho du khách.

- Mở các khu ẩm thực tập trung và cố định chuyên kinh doanh dịch vụ ẩm thực phục vụ du khách. Trong đó, ưu tiên giới thiệu, quảng bá và phục vụ ẩm thực địa phương cùng các loại hình bổ trợ khác làm phong phú và tăng khả năng chi tiêu của du khách khi đến thưởng ngoạn ẩm thực.

- Xây dựng tour du lịch ẩm thực cạnh các tour du lịch khác để làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương.

- Xây dựng thực đơn ẩm thực theo nhóm ẩm thực cao cấp, ẩm thực dân dã, các món ăn của các cộng đồng dân tộc tiểu số, các món chay, món bánh, món chè,…đặc sản của địa phương và triển khai các thực đơn này tại các nhà hàng, quán ăn theo hướng phục vụ chuyên biệt và kết hợp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

- Thường xuyên đưa ẩm thực địa phương đi tham gia hội chợ ẩm thực quốc gia và quốc tế để giới thiệu, quảng bá ẩm thực cho du khách trong và ngoài nước.

- Tổ chức quảng bá trên các trang web, tờ gấp về du lịch, giới thiệu ẩm thực và các địa điểm ăn uống chuyên bán đặc sản địa phương để du khách có thông tin và tiếp cận các nhà hàng, quán ăn nàỵ

3.2.3 Nhóm giải pháp đầu tư, nhân sự và quản lý để hoàn thiện sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa của tỉnh Khánh Hòa biển đảo và du lịch văn hóa của tỉnh Khánh Hòa

80

Để phát triển du lịch, chính quyền địa phương và ngành du lịch tỉnh cần huy động và có các chính sách, nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế trong cũng như ngoài nước, thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để phát triển du lịch theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng:

- Tập trung được nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu như hệ thống giao thông, hệ thống điện – nước, xử lý chất thải môi trường, bưu chính viễn thông,…tại các khu trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu, vùng xa để phát triển du lịch. Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách nhà nước hiện nay còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch nên chính quyền địa phương và ngành du lịch cần có những chính sách vận động các nguồn vốn từ các nguồn khác nhau để giải quyết nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình GDP du lịch của tỉnh như:

+ Thu hút nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch của Trung ương, nguồn vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ.

+ Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên danh với nước ngoài, nguồn vốn ODẠ Thông qua các dự án lớn như đầu tư các khu vui chơi, giải trí cao cấp, sân golf,…tập trung ở các khu vực ưu tiên phát triển du lịch của tỉnh, đặc biệt là thành phố Nha Trang và phụ cận, khu vực vịnh Cam Ranh để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

+ Nghiên cứu nhu cầu của tỉnh trong tương lai về điện, nước, thông tin liên lạc để tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ các Tổng công ty chuyên ngành Điện lực, Cấp thoát nước và Bưu chính viễn thông có cơ sở đầu tư phát triển.

+ Thu hút nguồn vốn tích lũy GDP du lịch, vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi xuất ưu đãi, thu hút nguồn vốn trong dân thông qua hệ thống ngân hàng, thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua các chính sách thông thoáng, nhiều chế độ ưu đãi cho nhà đầu

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)