Tình hình khai thác sản phẩm du lịch biển đảo tại Khánh Hòa

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 59)

2.4.1 Các dạng sản phẩm du lịch biển đảo

Du lịch biển đảo Khánh Hòa gồm các loại hình như: tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển, thể thao trên biển (lướt sóng, đua thuyền, mô tô nước…); gắn với ẩm thực biển, mua sắm sản vật biển,… Một số tour du lịch biển đảo tiêu biểu được giới thiệu đến du khách hiện nay:

46

- Tour du lịch tham quan các đảo vịnh Nha Trang (tour ghép, đi trong ngày) bằng tàu biển: Hồ Cá Trí Nguyên – Hòn Một – Vũng Ngán – Con Sẻ Tre hay Hòn Mun – Hòn Một – Làng chài Vũng Ngán.

- Tour khám phá đại dương: đi đảo Hòn Mun, là khu bảo tồn biển đầu tiên tại Việt Nam và cũng là điểm lặn biển duy nhất nổi tiếng tại Nha Trang với muôn trùng san hô, cá cảnh đủ màu sắc và nhiều loài sinh vật biển. Đây là tour ghép, tổ chức đi trong ngày và thích hợp cho những du khách thích khám phá đáy biển.

- Tour khám phá vịnh Vân Phong (đây là tour ghép, đi trong ngày): tham quan đồi Cô Đơn - Hòn Đỏ - vịnh Vân Phong - bãi Sơn Đừng.

- Tour du lịch Dốc Lết – Hòn Lao (đảo khỉ, tour ghép, đi trong ngày): tắm biển, thưởng thức hải sản và thể thao biển tại Dốc Lết và tham quan khu du lịch Hòn Laọ

- Tour du lịch câu cá về đêm (bắt đầu từ 18h00 – 21h30’ hàng ngày): câu cá và ngắm cảnh trên biển vịnh Nha Trang.

- Tour nghỉ dưỡng biển, chữa bệnh: chủ yếu tập trung tại các khu resort và khu nghỉ mát ở các địa danh có cái bãi biển đẹp hay các hòn đảo của tỉnh Khánh Hòa, chẳng hạn như: Vinpearl resort Nha Trang, Khu du lịch Evason Hideaway ở Ninh Hòa, khu nghỉ mát Ana Mandara, Khu du lịch Six Senses Hideaway Ninh Van Bay, Khu du lịch Hòn Ông, bãi biển Đại Lãnh, bãi biển Bãi Dài,…

- Giá các tour du lịch biển theo khảo sát trên địa bàn Khánh Hòa có giá giao động từ trên 400 ngàn đồng trở lên tùy thuộc vào tính chất và thời gian tổ chức tour du lịch.

Các sản phẩm du lịch biển đảo của Khánh Hòa được thiết kế khá đơn giản, ít đầu tư tài chính, kinh nghiệm, trang thiết bị,…cơ bản tận dụng tài nguyên du lịch sẵn có, đây là ưu điểm của loại sản phẩm này mà các công ty đang khai thác. Hơn thế nữa, tính rủi ro trong quá trình kinh doanh của các sản phẩm này thấp và giá thành không cao phù hợp với mọi thành phần khách du lịch khi đến tham quan Khánh Hòạ Tuy nhiên, loại hình và sản phẩm du lịch biển đảo chưa phong phú, đa phần vẫn là những tour du lịch tắm biển, tham quan cảnh đẹp đơn thuần, du lịch sinh thái biển,...với những món hải sản với cách chế biến đơn giản, chưa có các dịch vụ hỗ trợ kèm theo như các sản phẩm lưu niệm biển đặc trưng, tìm hiểu về văn hóa biển, siêu thị miễn thuế, khu vui chơi giải trí về đêm cho du khách.

47

2.4.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch biển đảo

Hiện nay, hoạt động du lịch biển đảo tại Khánh Hòa tập trung tại một số điểm chính là vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong với các bãi tắm nổi tiếng như: biển Nha Trang, biển Đại Lãnh, biển Bãi Dài, biển Dốc Lết,…Việc khai thác còn thiếu đồng bộ, ồ ạt, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch chính đã được khai thác từ trước đến nay nên tạo sức ép cho môi trường. Sự tập trung quá cao của khách du lịch tại một số điểm du lịch Nha Trang tạo nên tình trạng mất cân đối, đã và đang làm xuống cấp môi trường ở những khu vực nàỵ Bên cạnh đó, tình trạng mở hàng quán kinh doanh lộn xộn tại hầu hết các điểm du lịch, đặc biệt là tình trạng bán hàng rong trên các bãi biển đã làm mất cảnh quan và ảnh hưởng đến môi trường du lịch.

Các hoạt động nghỉ dưỡng tắm biển phục vụ khách du lịch tại một số bãi tắm đẹp đã đáp ứng phần nào nhu cầu nâng cao thể chất của du khách. Các hoạt động này tập trung vào tài nguyên là các bãi tắm, là loại tài nguyên truyền thống nên chưa thỏa mãn được nhu cầu du lịch của du khách như hiện naỵ Mặt khác, tình trạng khai thác du lịch này theo mùa, theo thời tiết gây khó khăn cho việc đầu tư dịch vụ có chất lượng cao mà chỉ tập trung một số dịch vụ tắm biển và ăn uống cho du khách. Hiện tượng quá tải vào mùa hè tạo nên nhiều bất lợi đối với chất lượng môi trường tự nhiên của các bãi tắm ven biển.

Tài nguyên du lịch biển đảo tại Khánh Hòa được đánh giá là thế mạnh của tỉnh và có khả năng cạnh tranh so với các địa phương khác trong toàn quốc. Tuy nhiên, cũng như các địa phương khác, việc khai thác tài nguyên du lịch biển đảo còn thiếu đồng bộ và chưa hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính là do các mâu thuẩn nảy sinh trong quá trình khai thác tài nguyên. Đây là vấn đề lớn đặt ra trong quá trình khai thác tài nguyên trên cùng một lãnh thổ giữa các ngành kinh tế có liên quan. Điều này hiển nhiên xảy ra vì mỗi loại tài nguyên đều là đối tượng khai thác của các ngành kinh tế khác nhau đứng dưới góc độ lợi ích phát triển của ngành.

Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch hiện nay đã nảy sinh ra một số vấn đề phức tạp trong mối quan hệ giữa ngành du lịch và một số ngành kinh tế khác tiêu biểu là:

- Mối quan hệ giữa ngành du lịch và ngành lâm nghiệp trong việc khai thác các tài nguyên sinh vật, chưa có sự thống nhất và quy hoạch rõ những khu vực có thể khai

48

thác các tiềm năng phục vụ hoạt động du lịch để có sự phối hợp trong công tác bảo vệ đầu tư tu bổ, cải tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên.

- Mối quan hệ giữa ngành du lịch và ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, làm giảm đi sức hấp dẫn của những khu có tiềm năng du lịch. Có những mâu thuẩn trong quá khứ, do chưa hiểu biết nên có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai nên cần phải hết sức cẩn thận trong việc khai thác vào bảo quản nguồn tài nguyên.

2.4.3 Ảnh hưởng môi trường do hoạt động du lịch biển đảo

Các hoạt động du lịch biển thường được tổ chức ở các khu vực ven biển, vùng nước ven bờ, quanh các đảo trên phạm vi không hạn chế tại các điểm du lịch đã được xác định các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và các hoạt động du lịch nói riêng, là những tác động trực tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường du lịch biển, đặc biệt tại các khu vực có hoạt động công nghiệp, khai thác,…

Các hoạt động về giao thông vận tải biển ở các tuyến biển ven bờ, nhất là khu vực các cảng biển là những nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động và phát triển du lịch biển. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên do hoạt động lấn biển, công nghiệp cảng, khai thác khoáng sản,…

Nói tóm lại, môi trường du lịch biển cần phải được sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và chính quyền địa phương để đưa ra chiến lược và kế hoạch cụ thể để hạn chế sự suy giảm môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế trong đó có ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòạ

2.4.4 Hiện trạng tổ chức cụm, trung tâm và các tuyến, điểm du lịch biển đảo

- Du lịch Khánh Hòa được chia thành 3 cụm chính với các điểm du lịch gồm: + Cụm du lịch TP. Nha Trang và vùng phụ cận (phía Nam bán đảo Hòn Khói, phía tây nam huyện Ninh Hòa, lãnh thổ huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và huyện Diên Khánh): các điểm du lịch chính là Hòn Mun, Hòn Tre, Hòn Tằm, bãi biển Nha Trang, khu vực Đầm Nha Phu với các đảo Hòn Thị, Hòn Hèo,…kết hợp với cảnh quan núi và hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội văn hóa, làng nghề truyền thống,…với các điểm như: Tháp Bà Ponagar, Viện Hải Dương học, Bảo tàng tỉnh, Am Chúa, Thành cổ Diên Khánh, chùa Long Sơn, Lăng Bà Vú,… là điểm nổi bật của cụm. Trong đó, TP. Nha Trang được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh và được định hướng thành đô thị du lịch của tiểu vùng duyên hải Nam Trung bộ.

49

+ Cụm du lịch TP. Cam Ranh với các điểm du lịch chính là Bắc bán đảo Cam Ranh (Bãi Dài), TP. Cam Ranh, vịnh Cam Ranh, biển Cam Nghĩa, biển Cam Lập, biển Cam Thịnh Đông, căn cứ cách mạng Tô Hạp, đàn đá Khánh Sơn,…

+ Cụm du lịch Dốc Lết, vịnh Vân Phong: với các điểm du lịch chính Dốc Lết, Hòn Gốm, Đại Lãnh, Đầm Môn,…

- Tuyến du lịch điển hình của Khánh Hòa gồm:

+ Tuyến du lịch Vân Phong – Nha Trang – Cam Ranh. + Tuyến du lịch Nha Trang – Ninh Hòa – Vạn Ninh. + Tuyến du lịch Nha Trang – Cam Ranh – Khánh Sơn. + Tuyến du lịch Nha Trang – Diên Khánh – Khánh Vĩnh. + Tuyến du lịch Dốc Lết – Hòn Gốm.

+ Tuyến du lịch Nha Trang đi các đảo ven bờ.

+ Ngoài ra còn có tuyến du lịch liên kết ngoại tỉnh như: Nha Trang – các tỉnh Tây Nguyên, Nha Trang – Đà Nẵng – Huế - Hà Nội,…

So với định hướng của quy hoạch phát triển du lịch thì thực tế phát triển du lịch biển đảo tương đối theo sát quy hoạch. Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển trong thời gian tới của thị trường khách cần mở rộng không gian để phát triển du lịch và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các tuyến điểm du lịch cần được tổ chức một cách chuyên nghiệp, chương trình tham quan chưa đa dạng phong phú nên chưa thỏa mãn được nhu cầu của du khách. Ngoài ra, các khu du lịch và các điểm tham quan cần có sự liên kết và thống nhất với quan điểm phát triển chung của cả vùng.

2.5 Tình hình khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tại Khánh Hòa 2.5.1 Một số sản phẩm du lịch văn hóa tại Khánh Hòa 2.5.1 Một số sản phẩm du lịch văn hóa tại Khánh Hòa

Khánh Hòa được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, với sự đa dạng về mặt địa lý. Khánh Hòa từ lâu đã trở thành điểm du lịch lý tưởng, có sức hút đặc biệt với du khách. Đến với Khánh Hòa, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xứ biển, du khách còn muốn tìm hiểu, khám phá về nền văn hóa, di tích lịch sử, nghề truyền thống, sản vật, ẩm thực,….của địa phương. Do vậy, Khánh Hòa không chỉ có duy nhất sản phẩm du lịch biển đảo mà còn có các sản phẩm du lịch văn hóa hay là sự kết hợp giữa du lịch biển đảo gắn với văn hóa biển. Xuất phát từ nhu cầu của du khách, các công ty lữ hành dịch vụ du lịch đã xây dựng các tour tiêu biểu về du lịch văn hóa cho khách du lịch.

50

- Tour tham quan làng nghề thủ công truyền thống tại Khánh Hòa (đi về trong

ngày): nghề đúc đồng, nghề làm bánh tráng (huyện Diên Khánh), nghề làm gốm (Lư Cấm, thành phố Nha Trang), nghề làm nem, dệt chiếu, làm muối (thị xã Ninh Hòa),…

- Tour tham quan các di tích lịch sử văn hóa tại Khánh Hòa (đi về trong ngày): thăm quan chùa Long Sơn, Tháp Bà, Hòn Chồng – Hòn Đỏ, Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin, Di tích lịch sử Lăng Bà Vú, Di tích lịch sử Văn Miếu Diên Khánh, đền thờ Trần Quý Cáp, Đình Phú Cang, Khu di tích văn hóa lịch sử Am Chúa, Thành cổ Diên Khánh, đàn đá Khánh Sơn, nhà cổ ở Phú Vinh (xã Vạn Thạnh),...Tại các điểm tham quan này, du khách tìm hiểu văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa, đường nét điêu khắc, kiến trúc cổ, hình ảnh làm ăn và sinh hoạt của cha ông khi khai thiên lập địa vùng đất này, cũng như các chiến tích lịch sử lừng lẫy của các bậc anh hùng, hiền tài được ghi danh trong sổ sách.

- Tour các lễ hội, sự kiện văn hóa

Hằng năm, tỉnh Khánh Hòa có nhiều sự kiện văn hóa như lễ hội đình làng, miếu, lăng, chùa thường diễn vào mùa xuân. Trong đó, một số lễ hội lớn được công ty du lịch khai thác đưa vào phục vụ du lịch: lễ hội Am chúa, lễ hội Tháp Bà, lễ hội Yến Sào, lễ hội Cầu Ngư. Ngoài ra, còn có một số lễ hội trong năm như Festival biển, Hội thi bóng chuyền bãi biển, Đua thuyền buồm quốc tế, …

Các sản phẩm du lịch văn hóa thiết kế đơn giản, dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể sẵn có của địa phương, chưa tạo được sản phẩm chất lượng cao tăng thời gian lưu trú để du khách trải nghiệm và khám phá văn hóa địa phương.

2.5.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn

Việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vào các sản phẩm du lịch tại Khánh Hòa giống một dấu chấm nhỏ trong tiềm năng lớn. Đa phần các sản phẩm du lịch văn hóa được chứa đựng trong các sản phẩm du lịch khác chẳng hạn du lịch thăm quan các làng nghề truyền thống, nhà cổ được kết hợp trong du lịch đồng quê hay du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được kết hợp với tour du lịch tham quan thành phố.

Một số tour du lịch tham quan các kiến trúc cổ, làng nghề truyền thống trong dân chưa tạo được sự kết nối giữa việc khai thác tài nguyên du lịch và lợi ích của cộng đồng dân cư.

51

Khánh Hòa có rất nhiều ngành nghề xuất xứ từ lâu đời nhưng hiện nay chưa tạo được sản phẩm du lịch sống với cộng đồng dân cư tại các làng nghề truyền thống. Làm được điều đó sẽ giúp du khách, nhất là khách nước ngoài có đủ thời gian để trải nghiệm và hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa vốn có của địa phương. Việc đưa các giá trị văn hóa tộc người vào hoạt động du lịch nhân văn nhằm góp phần giao lưu văn hóa, đặc biệt là nâng cao ý thức xã hội trong việc bảo tồn văn hóạ Đặc biệt, tỉnh Khánh Hòa chưa có sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đặc trưng cho du lịch địa phương mà chỉ là các sản phẩm chung chung mà bất kỳ địa phương du lịch biển nào cũng có.

Một số di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh được nhà nước quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo nhưng chưa được đưa vào khai thác du lịch mà trong tình trạng “đóng cửa im ỉm”. Hoạt động du lịch chính là con đường đưa khách du lịch đến với di tích để làm cho di tích có hồn và sống lại với thời gian. Di tích không được chiêm ngưỡng, cảm nhận và biết đến rộng rãi sẽ không phát huy được giá trị, trở nên vô nghĩa vô hồn làm cho di tích dần dần mai một và xuống cấp nghiêm trọng.

Tình trạng khai thác mất cân đối ở một số tài nguyên nhân văn tại Khánh Hòa đang tiếp diễn. Một số bị khai thác quá tải nhưng chưa được quan tâm đầu tư tôn tạo nên bị xuống cấp, trong khi một số còn ở dạng tiềm năng chưa được chú ý đầu tư khai thác, hoặc mới dừng lại ở việc tu bổ, tôn tạo, bảo tồn mà chưa có sự gắn kết được với phát triển du lịch.

Một số loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian chỉ tồn tại ở nhà hát và đoàn nghệ thuật truyền thống. Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa bị mai một dần do chưa được quy hoạch, gìn giữ và phát triển kịp thời và đúng lúc.

2.5.3 Ảnh hưởng môi trường do hoạt động du lịch văn hóa

Tính thời vụ trong du lịch gây ra tình trạng quá tải có tác động đến môi trường,

cảnh quan của các điểm du lịch văn hóạ Các di tích có một đặc tính "mong manh, dễ

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)