Phát triển du lịch tàu biển

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 87)

Hiện nay, du lịch tàu biển đang thu hút một lượng khách khá lớn, đang tạo ra sức hấp dẫn mới, trong đó Châu Á là điểm đến với nhiều hứa hẹn mới cho du khách và Việt Nam là điểm đến lôi cuốn với khách du lịch tàu biển. Với chiều dài bờ biển và hệ thống cảng biển lớn nhỏ, bãi tắm đẹp, có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện để phát triển loại hình du lịch tàu biển. Do vậy, Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng đủ điều kiện phát triển du lịch tàu biển. Du lịch tàu biển đang này càng được ưa chuộng và có thêm các dịch vụ bổ sung cho loại hình nàỵ Tuy nhiên, thời gian qua du lịch tàu biển tại Khánh Hòa còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các hãng du lịch tài biển và du khách. Đó là:

- Chưa hoạch định chính sách và giải pháp phát triển du lịch tàu biển trong thời gian vừa quạ

- Cảng biển tại Khánh Hòa chủ yếu là cảng hàng hóa chưa có cảng hàng khách phục vụ cho việc đón khách tàu biển. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại cảng phục vụ cho việc neo đậu tàu có tải trọng lớn chưa đáp ứng được thực tế nên phải đưa khách vào bằng tàu nhỏ, gây sự bất tiện cho việc đi lại của du khách. Đồng thời, các dịch vụ bổ trợ tại cảng biển mang tính tự phát, phục vụ không chuyên nghiệp, gây ra tình trạng lộn xộn làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của tỉnh.

- Đặc điểm khách du lịch tàu biển đi với số lượng lớn, đa quốc giạ Việc đầu tư phương tiện vận chuyển, số lượng hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ tốt và có kinh nghiệm hướng dẫn còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc bán tour trên tàu và hướng dẫn tham quan du lịch.

74

- Sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn, dịch vụ ăn uống, mua sắm, tham quan giải trí,…và các điểm đến ít đa dạng, phong phú nên khách du lịch ít ở lại và đi tham quan sâu vào các điểm du lịch khác trong tỉnh.

- Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo an toàn trong vận chuyển khách nên các hãng du lịch tàu biển không tổ chức các chương trình du lịch xa cảng. Bên cạnh đó, môi trường du lịch tại cảng và các điểm đến du lịch chưa tốt nên gây ấn tượng không tốt với du khách.

- Công tác quảng bá về du lịch biển của tỉnh trên trường quốc tế còn yếu nên hình ảnh du lịch tàu biển còn mờ nhạt.

Giải pháp cụ thể đề xuất để phát triển sản phẩm du lịch tài biển, đó là:

- Cần tập trung xây dựng giải pháp phát triển du lịch tàu biển trong thời kỳ sắp tớị

- Tăng cường thiết lập mối quan hệ với các hãng tàu lớn trên thế giới để hợp tác phát triển du lịch, nghiên cứu, xây dựng và bán tour các chương trình du lịch tàu biển cho khách.

- Tham gia các hội chợ quốc tế, các sự kiện xúc tiến du lịch, tăng cường quảng bá trên các kênh truyền hình quốc tế, sản xuất các ấn phẩm về du lịch biển chuyên nghiệp,…để quảng bá và thu hút được nguồn khách du lịch tàu biển.

- Cần xây dựng và đầu tư nâng cấp hệ thống cảng biển chuyên nghiệp dùng cho đón đưa khách, có ga hành khách hiện đại và tiện nghi cũng như nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn giao thông.

- Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí,…đa dạng về chủng loại với chất lượng dịch vụ cao để thu hút khách vào sâu trong thành phố và các điểm du lịch lân cận.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cho nguồn lao động phục vụ du lịch. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, an ninh trật tự xã hội cho cảng biển, các điểm du lịch và cảnh quan của tỉnh.

- Cần có chính sách hỗ trợ, mềm dẻo cho du khách đến du lịch bằng đường biển, đường hàng không,…

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)