Công tác quản lý của các cấp có thẩm quyền đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Với sự chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý chuyên ngành đã ban hành các văn bản pháp lý quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch như: quy chế quản lý việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các cơ sở lưu trú, triển khai cho các doanh nghiệp quy định về kinh doanh lữ hành, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty du lịch, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn về cơ sở lưu trú du lịch, hướng dẫn quản lý và kinh doanh du lịch quốc tế cảng biển và vùng nước cảng biển tại địa phận Khánh Hòa,…Cơ quan quản lý nhà nước còn ban hành các quy chế, quy định về quản lý thuế, an ninh, trật tự, vận chuyển khách, vệ sinh môi trường,…tạo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, phát triển ổn định và bền vững.
45
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn tạo điều kiện về chính sách đầu tư để thu hút vốn đầu tư cho du lịch từ các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp. Phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện chính trị văn hóa, hợp tác với một số tỉnh để trao đổi, học hỏi,…để quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch “Nha Trang – Khánh Hòa”.
Tuy nhiên, tồn tại lớn của chính quyền địa phương là việc hậu kiểm vì có một số doanh nghiệp chưa tuân thủ quy định về kinh doanh du lịch, một số hiện tượng như: chặt chém, nâng giá dịch vụ vào mùa cao điểm, sử dụng hướng dẫn viên chưa được cấp thẻ, …