Tình hình khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tại Khánh Hòa

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 63)

2.5.1 Một số sản phẩm du lịch văn hóa tại Khánh Hòa

Khánh Hòa được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, với sự đa dạng về mặt địa lý. Khánh Hòa từ lâu đã trở thành điểm du lịch lý tưởng, có sức hút đặc biệt với du khách. Đến với Khánh Hòa, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xứ biển, du khách còn muốn tìm hiểu, khám phá về nền văn hóa, di tích lịch sử, nghề truyền thống, sản vật, ẩm thực,….của địa phương. Do vậy, Khánh Hòa không chỉ có duy nhất sản phẩm du lịch biển đảo mà còn có các sản phẩm du lịch văn hóa hay là sự kết hợp giữa du lịch biển đảo gắn với văn hóa biển. Xuất phát từ nhu cầu của du khách, các công ty lữ hành dịch vụ du lịch đã xây dựng các tour tiêu biểu về du lịch văn hóa cho khách du lịch.

50

- Tour tham quan làng nghề thủ công truyền thống tại Khánh Hòa (đi về trong

ngày): nghề đúc đồng, nghề làm bánh tráng (huyện Diên Khánh), nghề làm gốm (Lư Cấm, thành phố Nha Trang), nghề làm nem, dệt chiếu, làm muối (thị xã Ninh Hòa),…

- Tour tham quan các di tích lịch sử văn hóa tại Khánh Hòa (đi về trong ngày): thăm quan chùa Long Sơn, Tháp Bà, Hòn Chồng – Hòn Đỏ, Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin, Di tích lịch sử Lăng Bà Vú, Di tích lịch sử Văn Miếu Diên Khánh, đền thờ Trần Quý Cáp, Đình Phú Cang, Khu di tích văn hóa lịch sử Am Chúa, Thành cổ Diên Khánh, đàn đá Khánh Sơn, nhà cổ ở Phú Vinh (xã Vạn Thạnh),...Tại các điểm tham quan này, du khách tìm hiểu văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa, đường nét điêu khắc, kiến trúc cổ, hình ảnh làm ăn và sinh hoạt của cha ông khi khai thiên lập địa vùng đất này, cũng như các chiến tích lịch sử lừng lẫy của các bậc anh hùng, hiền tài được ghi danh trong sổ sách.

- Tour các lễ hội, sự kiện văn hóa

Hằng năm, tỉnh Khánh Hòa có nhiều sự kiện văn hóa như lễ hội đình làng, miếu, lăng, chùa thường diễn vào mùa xuân. Trong đó, một số lễ hội lớn được công ty du lịch khai thác đưa vào phục vụ du lịch: lễ hội Am chúa, lễ hội Tháp Bà, lễ hội Yến Sào, lễ hội Cầu Ngư. Ngoài ra, còn có một số lễ hội trong năm như Festival biển, Hội thi bóng chuyền bãi biển, Đua thuyền buồm quốc tế, …

Các sản phẩm du lịch văn hóa thiết kế đơn giản, dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể sẵn có của địa phương, chưa tạo được sản phẩm chất lượng cao tăng thời gian lưu trú để du khách trải nghiệm và khám phá văn hóa địa phương.

2.5.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn

Việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vào các sản phẩm du lịch tại Khánh Hòa giống một dấu chấm nhỏ trong tiềm năng lớn. Đa phần các sản phẩm du lịch văn hóa được chứa đựng trong các sản phẩm du lịch khác chẳng hạn du lịch thăm quan các làng nghề truyền thống, nhà cổ được kết hợp trong du lịch đồng quê hay du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được kết hợp với tour du lịch tham quan thành phố.

Một số tour du lịch tham quan các kiến trúc cổ, làng nghề truyền thống trong dân chưa tạo được sự kết nối giữa việc khai thác tài nguyên du lịch và lợi ích của cộng đồng dân cư.

51

Khánh Hòa có rất nhiều ngành nghề xuất xứ từ lâu đời nhưng hiện nay chưa tạo được sản phẩm du lịch sống với cộng đồng dân cư tại các làng nghề truyền thống. Làm được điều đó sẽ giúp du khách, nhất là khách nước ngoài có đủ thời gian để trải nghiệm và hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa vốn có của địa phương. Việc đưa các giá trị văn hóa tộc người vào hoạt động du lịch nhân văn nhằm góp phần giao lưu văn hóa, đặc biệt là nâng cao ý thức xã hội trong việc bảo tồn văn hóạ Đặc biệt, tỉnh Khánh Hòa chưa có sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đặc trưng cho du lịch địa phương mà chỉ là các sản phẩm chung chung mà bất kỳ địa phương du lịch biển nào cũng có.

Một số di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh được nhà nước quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo nhưng chưa được đưa vào khai thác du lịch mà trong tình trạng “đóng cửa im ỉm”. Hoạt động du lịch chính là con đường đưa khách du lịch đến với di tích để làm cho di tích có hồn và sống lại với thời gian. Di tích không được chiêm ngưỡng, cảm nhận và biết đến rộng rãi sẽ không phát huy được giá trị, trở nên vô nghĩa vô hồn làm cho di tích dần dần mai một và xuống cấp nghiêm trọng.

Tình trạng khai thác mất cân đối ở một số tài nguyên nhân văn tại Khánh Hòa đang tiếp diễn. Một số bị khai thác quá tải nhưng chưa được quan tâm đầu tư tôn tạo nên bị xuống cấp, trong khi một số còn ở dạng tiềm năng chưa được chú ý đầu tư khai thác, hoặc mới dừng lại ở việc tu bổ, tôn tạo, bảo tồn mà chưa có sự gắn kết được với phát triển du lịch.

Một số loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian chỉ tồn tại ở nhà hát và đoàn nghệ thuật truyền thống. Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa bị mai một dần do chưa được quy hoạch, gìn giữ và phát triển kịp thời và đúng lúc.

2.5.3 Ảnh hưởng môi trường do hoạt động du lịch văn hóa

Tính thời vụ trong du lịch gây ra tình trạng quá tải có tác động đến môi trường,

cảnh quan của các điểm du lịch văn hóạ Các di tích có một đặc tính "mong manh, dễ

vỡ" nên tác động của điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu) và quá trình khai thác của

con người, sự quá tải của số lượng khách tham quan tại một thời điểm nào đó đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học làm huỷ hoại di tích và di vật như các vật dụng trang trí, các đồ thờ tự, mất cảnh quan. Điều này trở thành mối nguy cơ đe doạ sự xuống cấp của các di tích, di vật. Ví dụ như lễ hội Tháp Bà và Am Chúa vào mùa lễ

52

hội, di tích này thành một bãi chiến trường về rác và ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan, cây xanh bị dẫm đạp, …do quá tải lượng người đến trong một thời gian ngắn.

Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu kiểm soát và sự bùng nổ du khách còn có tác động mạnh mẽ đến môi trường văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu di tích. Tại nhiều khu di tích, du khách đã viết tên, khắc tên lên các bộ phận di tích một cách bừa bãị Bụi bặm, khói xăng dầu, rác thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng không ít đến di tích hay tình trạng bán hàng rong của người dân địa phương làm mất cảnh quan tại khu di tích.

2.5.4 Hiện trạng phát triển các tuyến, điểm và không gian du lịch

Với đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn được phân bố trên toàn bộ địa bàn nên không gian du lịch văn hóa được khai thác với vai trò hỗ trợ và làm phong phú thêm cho loại hình du lịch Khánh Hòạ Tuy nhiên, trên thực tế các tuyến, điểm du lịch văn hóa tại Khánh Hòa hiện chỉ phát triển ở một số địa điểm từ xưa đến nay, chưa chú trọng khai thác và phát triển các điểm mới dù nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú. Chương trình du lịch hay các tuyến du lịch văn hóa chưa được quan tâm khai thác mà chỉ là sự kết hợp với các chương trình hay tuyến du lịch biển, đảo và đồng quê.

2.6 Kết quả đánh giá của khách du lịch và doanh nghiệp về phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa tỉnh Khánh Hòa du lịch biển đảo và du lịch văn hóa tỉnh Khánh Hòa

2.6.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Từ nội dung nghiên cứu của đề tài, thông qua tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, tác giả phỏng vấn sơ bộ một số khách du lịch đến du lịch tại thành phố Nha Trang để hoàn thiện và đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng để khảo sát. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi tiếng Việt và tiếng Anh dùng để tham khảo ý kiến khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài về sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa tỉnh Khánh Hòa, gồm 3 nội dung chính:

- Đánh giá chung về tình hình du lịch tỉnh Khánh Hòạ - Đánh giá tình hình du lịch biển đảo tỉnh Khánh Hòạ - Đánh giá tình hình du lịch văn hóa tỉnh Khánh Hòạ

2.6.2 Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin sử dụng nghiên cứu cho đề tài này là phát phiếu điều tra theo bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn, theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

53

- Đối tượng khảo sát thứ 1: là khách du lịch trong và ngoài nước đang lưu trú ở một số nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn đến khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Khánh Hòạ Tổng số phiếu điều tra phát ra 200 phiếu trong đó 100 phiếu khách Việt Nam và 100 phiếu khách nước ngoàị Số phiếu thu về là 100 phiếu khách Việt Nam và 100 phiếu khách nước ngoàị Trong đó, có 20 phiếu không sử dụng được (chiếm tỉ lệ 10%) vì khách bỏ trống khá nhiều câu hỏi và một số khách trả lời các câu hỏi đại khái; số phiếu còn lại là 180 (chiếm tỉ lệ 90%) có đầy đủ thông tin cần thu thập, có 85 phiếu từ khách du lịch nước ngoài và 95 phiếu từ khách du lịch trong nước.

- Đối tượng khảo sát thứ 2: một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòạ Số phiếu phát ra 10 phiếu, số phiếu thu về 10 phiếu, các phiếu đều hợp lệ và được sử dụng để làm thông tin tham khảo cho đề tàị

2.6.3 Kết quả thu được từ việc khảo sát thông tin của du khách 2.6.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát 2.6.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát

- Về giới tính: tác giả khảo sát và thu thập kết quả được 180 phiếu hợp lệ với tỷ lệ du khách là nữ giới là 45% và nam giới là 55%.

- Về địa phương nơi cư trú và độ tuổi của du khách:

+ Du khách Việt Nam đa phần đến từ các tỉnh phía Nam chiếm 42,1%, các tỉnh phía Bắc chiếm 28,42%, các tỉnh miền Trung chiếm 10,54% và các tỉnh Tây Nguyên chiếm 18,94%. Du khách có độ tuổi chủ yếu từ 25 – 45 tuổi chiếm 47,36%, tiếp đến là độ tuổi dưới 25 chiếm 29,47%, độ tuổi từ 46 – 60 tuổi chiếm 13,68% và thấp nhất là đội tuổi trên 60 tuổi chiếm 9,49%.

+ Du khách quốc tế đến nhiều nhất là các nước thuộc Châu Âu chiếm 44,7%, các nước Châu Á chiếm 31,78% và Châu Mỹ chiếm 23,52%. Du khách quốc tế đi du lịch cũng chủ yếu là du khách trẻ có độ tuổi từ 25 – 45 tuổi chiếm 44,7%, xếp sau là đối tượng khách từ 46 – 60 tuổi chiếm 24,7%, tiếp theo là đối tượng trên 60 tuổi chiếm 17,64% và cuối cùng là đối tượng nhỏ hơn 25 tuổi chiếm 12,96%.

Qua kết quả khảo sát trên, khách du lịch nội địa đi du lịch tại Khánh Hòa chủ yếu là đối tượng trẻ và với khách du lịch quốc tế chủ yếu là sự lựa chọn của khách thanh niên và trung niên.

54

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng du khách đến du lịch tại Khánh Hòa

Biểu đồ 2.2 Độ tuổi du khách

2.6.3.2 Hành vi của du khách khi đến du lịch tại Khánh Hòa

- Mức độ thường xuyên đi du lịch của du khách

+ Với kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn du khách nội địa đều đến lần đầu tiên chiếm 40%, lần thứ 2 chiếm 50,52% và trên lần thứ 2 chiếm 9,47%. Con số này thể hiện phần nào sự hấp dẫn của du lịch tỉnh Khánh Hòạ

+ Đối với du khách quốc tế đa phần là đến lần đầu chiếm 82,35%, lần thứ 2 chiếm 11,76% và trên 2 lần là 5,89%.

55

Bảng 2.7 Hình thức đi du lịch của du khách

Khách Việt Nam Khách nước ngoài TT Các hình thức đi du lịch Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % 1 Nhu cầu du lịch 70 73,68 75 88,23

2 Đi công tác kết hợp với du lịch 18 18,94 8 9,4

3 Thăm người thân 7 7,38 2 2,37

Tổng cộng 95 100 85 100

Điều này chứng tỏ khách du lịch với Khánh Hòa chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu mong muốn được đi du lịch.

- Kênh thông tin du khách tiếp cận

+ Việc tiếp cận các nguồn thông tin về điểm đến là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi bắt đầu chuyến du lịch. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các du khách du lịch nội địa đều lựa chọn tham khảo thông tin từ người quen giới thiệu, từ Internet lần lượt chiếm tỷ lệ là 33,68%, 26,31%, từ truyền hình chiếm 13,68%, từ các hãng lữ hành chiếm 10,52%, từ sách hướng dẫn du lịch và tạp chí chiếm 7,36%, từ tờ gấp quảng cáo là 1,09%. Qua đó, các nguồn thông tin từ các hãng lữ hành, sách hướng dẫn du lịch, tạp chí và tờ quảng cáo còn ít được du khách quan tâm để chuẩn bị cho chuyến du lịch của mình.

+ Một điểm tương đồng với du khách quốc tế quan tâm là nguồn thông tin từ Internet (chiếm 35,29%), người quen giới thiệu (chiếm 29,41%). Du khách quốc tế khá quan tâm đến nguồn thông tin từ các hãng lữ hành (chiếm 14,11%) và sách hướng dẫn du lịch (chiếm 9,4%) nhưng ít quan tâm đến nguồn thông tin từ tạp chí (chiếm 5,88%), tờ gấp quảng cáo (chiếm 3,53%) và truyền hình (chiếm 2,38%).

56

Biểu đồ 2.3 Các nguồn thông tin du khách tiếp cận

- Mức chi tiêu của khách du lịch

+ Đối với khách du lịch nội địa: kết quả khảo sát cho thấy mức chi tiêu bình quân trong chuyến đi với các tỷ lệ lần lượt là từ mức 1- 3 triệu đồng tương ứng là 33,68%, từ 3- 5 triệu đồng tương ứng là 26,31%, từ mức 5-10 triệu đồng tương ứng là 21,05%, từ mức trên 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 11,57%. Đồng thời vẫn có một số khách du lịch chỉ chi tiêu dưới mức 1 triệu đồng nhưng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,39%.

+ Đối với khách du lịch quốc tế: chi tiêu của du khách ở mức dưới 2.000 USD ở mức khá cao với 44,7%, mức 2.000 – 3.000 USD đạt tỷ lệ 29,41%, mức từ 3.001 – 4.000 USD đạt tỷ lệ 15,29% và mức trên 4.000 USD đạt tỷ lệ 10,6%. Qua chi tiêu của

57

du khách, nhà kinh doanh du lịch sẽ có chiến lược trong kinh doanh để kích thích tăng chi tiêu của du khách trong thời gian tớị

Biểu đồ 2.4 Chi tiêu của du khách nội địa và nước ngoài

- Các dịch vụ mà du khách sử dụng khi đến Khánh Hòa

Theo kết quả có được, các yếu tố như phong cảnh thiên nhiên, khí hậu thời tiết, sự thân thiện của người dân địa phương, an ninh trật tự xã hội được du khách quan tâm nhiều nhất khi lựa chọn điểm đến cho chuyến hành trình của mình đạt tuyệt đối 100%, giá cả và các loại phí dịch vụ được du khách nội địa chọn với tỷ lệ 87,37% còn du khách quốc tế chọn với tỷ lệ 82,35%, sự phong phú của các nhà hàng và các món ăn đặc sản được chọn với tỷ lệ 85,26% với khách nội địa và 94,11% với khách quốc tế, các dịch vụ giải trí được chọn với tỷ lệ 84,21% với khách nội địa và 74,11% với khách quốc tế, chất lượng dịch vụ liên quan (vận chuyển, ngân hàng, y tế, viễn thống,…) được chọn với tỷ lệ 82,1% với khách nội địa và 96,47%, cơ hội mua sắm, quà lưu niệm được chọn với tỷ lệ 78,94% 64,7% với khách nước ngoài, sẵn có của các tour du lịch được chọn với tỷ lệ 73,68% với khách nội địa và 84,7% với khách quốc tế, cơ sở

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)