Nghệ thuật dân gian và ẩm thực địa phương

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 47)

- Nghệ thuật dân gian tại Khánh Hòa rất đa dạng, phong phú và được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác như, một số loại hình nghệ thuật dân gian chủ yếu như:

+ Hò bá trạo: là trò diễn dân gian vùng Nam Trung bộ, có độ dài từ 25 – 45 phút, có nội dung và cấu trúc hết sức chặt chẽ với sân khấu được dàn dựng công phu, chỉ dùng trong lễ hội cầu ngư của dân địa phương ca ngợi ông Nam Hảị

+ Hát xà, hát mộc: chỉ còn ở vùng biển huyện Vạn Ninh, rất gần gũi với người dân miền biển, thường gắn liền tại các đình làng, vào thời điểm cúng lễ an tá thổ (lễ mượn đất và cầu bình an) tổ chức 2 lần/năm. Hát xà, hát mộc có nhiều yếu tố của tuồng nhưng có hơi hướng của những làn điệu dân ca khác như hát Nam, hát Khách, hát Tẩu, hò Bá Trạo, hát Đò đưa,…với nội dung cầu mưa thuận, gió hòa, cuộc sống bình yên, lòng biết ơn với các bậc tiền nhân,…

+ Hát bộ: có từ thế kỷ 16, cực thịnh vào thế kỷ 18,19 và 20. Hát bộ được trình diễn tại các lễ hội tế lăng, cầu Ngư, tế đình, khánh thành, các tụ điểm văn hóa xã, phường. Giá trị văn hóa của hát bộ làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần và nâng cao giá trị con người với các phạm trù đạo đức: nhân, nghĩa, trí, tín, trung, hiếụ

+ Hô bài chòi: xuất xứ từ Bình Định, Phú Yên gia nhập vào Khánh Hòa vào những năm đầu thế kỷ 20, biểu diễn vào những dịp tết đến xuân về, vui được mùa, phục vụ không bán vé chỉ nhận tiền và vật phẩm do người xem tự đóng góp.

+ Múa bóng: là loại “múa dâng bông”, là một phần trong hệ thống “múa lục cúng” của người Việt ở Phương Nam. Đây là một loại hình nghệ thuật múa của người Chăm được người Việt tiếp thu và Việt hóa dần theo thời gian. Múa bóng thường được biểu diễn lễ hội thờ Mẫụ

+ Múa siêu: là điệu múa dùng siêu (một loại binh khí dùng cho tướng khi cầm quân ra trận) làm đạo cụ để múa, thường do nam thanh đảm trách. Múa siêu là điệu múa tôn thần, nằm trong hệ “múa lục cúng”, tôn vinh công đức của Thái thượng lão quân, vị đại tiên của chốn thiên đình.

34

- Ẩm thực địa phương: là vùng đất ven biển, vừa có ruộng đồng, núi rừng nên món ăn của người dân ở đây rất đa dạng và phong phú. Người dân Khánh Hòa đã biết sử dụng những vật có từ thiên nhiên để chế biến thành các món ăn ngon và bổ. Một số món ăn nổi tiếng và đậm nét văn hóa của vùng đất nơi đây mà du khách đến không thể nào không thức thưởng từ dân giã đến cao lương mỹ vị như: bánh canh chả cá, bún cá Ninh Hòa, nem nướng Ninh Hòa, bánh ướt, bánh hỏi, bánh đập Diên Khánh, cháo vịt Ninh Hòa, bánh căn Nha Trang... Các món hải sản nổi tiếng như gỏi cá mai, ốc biển, lẩu mực tươi Đại Lãnh, tôm hùm Bình Ba, sò huyết Thủy Triều, ghẹ, cua, hải sâm, sứa biển, tôm đất, tôm he, tôm tích,…, mực các loại, đa dạng các loại cá biển như cá thu, cá dìa, cá nhái,…tươi ngon tạo nên rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ hải sản. Tuy nhiên, nhắc đến Khánh Hòa người ta không thể không nói đến món ăn vô cùng ngon, bổ dưỡng và nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là món yến sàọ Ở Khánh Hòa có 6 đảo yến, có gần 102 hang núi đá của 30 hòn đảo có chim yến cư ngụ: Hòn Ngoại, Hòn Nội, Hòn Chà Là, Hòn Mun,…Tổ yến có 7 loại tùy màu sắc, chất lượng: yến huyết, yến quang, yến hồng, yến thiên,…Yến sào được chế biến thành nhiều món ăn bằng nhiều phương pháp như hấp cách thủy, xào, nấu,…để tạo ra các món: súp yến, yến tiềm, chè yến, nước yến cao cấp, bánh yến,…

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)