Kết quả thu được từ việc khảo sát thông tin của du khách

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 67)

2.6.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát

- Về giới tính: tác giả khảo sát và thu thập kết quả được 180 phiếu hợp lệ với tỷ lệ du khách là nữ giới là 45% và nam giới là 55%.

- Về địa phương nơi cư trú và độ tuổi của du khách:

+ Du khách Việt Nam đa phần đến từ các tỉnh phía Nam chiếm 42,1%, các tỉnh phía Bắc chiếm 28,42%, các tỉnh miền Trung chiếm 10,54% và các tỉnh Tây Nguyên chiếm 18,94%. Du khách có độ tuổi chủ yếu từ 25 – 45 tuổi chiếm 47,36%, tiếp đến là độ tuổi dưới 25 chiếm 29,47%, độ tuổi từ 46 – 60 tuổi chiếm 13,68% và thấp nhất là đội tuổi trên 60 tuổi chiếm 9,49%.

+ Du khách quốc tế đến nhiều nhất là các nước thuộc Châu Âu chiếm 44,7%, các nước Châu Á chiếm 31,78% và Châu Mỹ chiếm 23,52%. Du khách quốc tế đi du lịch cũng chủ yếu là du khách trẻ có độ tuổi từ 25 – 45 tuổi chiếm 44,7%, xếp sau là đối tượng khách từ 46 – 60 tuổi chiếm 24,7%, tiếp theo là đối tượng trên 60 tuổi chiếm 17,64% và cuối cùng là đối tượng nhỏ hơn 25 tuổi chiếm 12,96%.

Qua kết quả khảo sát trên, khách du lịch nội địa đi du lịch tại Khánh Hòa chủ yếu là đối tượng trẻ và với khách du lịch quốc tế chủ yếu là sự lựa chọn của khách thanh niên và trung niên.

54

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng du khách đến du lịch tại Khánh Hòa

Biểu đồ 2.2 Độ tuổi du khách

2.6.3.2 Hành vi của du khách khi đến du lịch tại Khánh Hòa

- Mức độ thường xuyên đi du lịch của du khách

+ Với kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn du khách nội địa đều đến lần đầu tiên chiếm 40%, lần thứ 2 chiếm 50,52% và trên lần thứ 2 chiếm 9,47%. Con số này thể hiện phần nào sự hấp dẫn của du lịch tỉnh Khánh Hòạ

+ Đối với du khách quốc tế đa phần là đến lần đầu chiếm 82,35%, lần thứ 2 chiếm 11,76% và trên 2 lần là 5,89%.

55

Bảng 2.7 Hình thức đi du lịch của du khách

Khách Việt Nam Khách nước ngoài TT Các hình thức đi du lịch Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % 1 Nhu cầu du lịch 70 73,68 75 88,23

2 Đi công tác kết hợp với du lịch 18 18,94 8 9,4

3 Thăm người thân 7 7,38 2 2,37

Tổng cộng 95 100 85 100

Điều này chứng tỏ khách du lịch với Khánh Hòa chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu mong muốn được đi du lịch.

- Kênh thông tin du khách tiếp cận

+ Việc tiếp cận các nguồn thông tin về điểm đến là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi bắt đầu chuyến du lịch. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các du khách du lịch nội địa đều lựa chọn tham khảo thông tin từ người quen giới thiệu, từ Internet lần lượt chiếm tỷ lệ là 33,68%, 26,31%, từ truyền hình chiếm 13,68%, từ các hãng lữ hành chiếm 10,52%, từ sách hướng dẫn du lịch và tạp chí chiếm 7,36%, từ tờ gấp quảng cáo là 1,09%. Qua đó, các nguồn thông tin từ các hãng lữ hành, sách hướng dẫn du lịch, tạp chí và tờ quảng cáo còn ít được du khách quan tâm để chuẩn bị cho chuyến du lịch của mình.

+ Một điểm tương đồng với du khách quốc tế quan tâm là nguồn thông tin từ Internet (chiếm 35,29%), người quen giới thiệu (chiếm 29,41%). Du khách quốc tế khá quan tâm đến nguồn thông tin từ các hãng lữ hành (chiếm 14,11%) và sách hướng dẫn du lịch (chiếm 9,4%) nhưng ít quan tâm đến nguồn thông tin từ tạp chí (chiếm 5,88%), tờ gấp quảng cáo (chiếm 3,53%) và truyền hình (chiếm 2,38%).

56

Biểu đồ 2.3 Các nguồn thông tin du khách tiếp cận

- Mức chi tiêu của khách du lịch

+ Đối với khách du lịch nội địa: kết quả khảo sát cho thấy mức chi tiêu bình quân trong chuyến đi với các tỷ lệ lần lượt là từ mức 1- 3 triệu đồng tương ứng là 33,68%, từ 3- 5 triệu đồng tương ứng là 26,31%, từ mức 5-10 triệu đồng tương ứng là 21,05%, từ mức trên 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 11,57%. Đồng thời vẫn có một số khách du lịch chỉ chi tiêu dưới mức 1 triệu đồng nhưng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,39%.

+ Đối với khách du lịch quốc tế: chi tiêu của du khách ở mức dưới 2.000 USD ở mức khá cao với 44,7%, mức 2.000 – 3.000 USD đạt tỷ lệ 29,41%, mức từ 3.001 – 4.000 USD đạt tỷ lệ 15,29% và mức trên 4.000 USD đạt tỷ lệ 10,6%. Qua chi tiêu của

57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

du khách, nhà kinh doanh du lịch sẽ có chiến lược trong kinh doanh để kích thích tăng chi tiêu của du khách trong thời gian tớị

Biểu đồ 2.4 Chi tiêu của du khách nội địa và nước ngoài

- Các dịch vụ mà du khách sử dụng khi đến Khánh Hòa

Theo kết quả có được, các yếu tố như phong cảnh thiên nhiên, khí hậu thời tiết, sự thân thiện của người dân địa phương, an ninh trật tự xã hội được du khách quan tâm nhiều nhất khi lựa chọn điểm đến cho chuyến hành trình của mình đạt tuyệt đối 100%, giá cả và các loại phí dịch vụ được du khách nội địa chọn với tỷ lệ 87,37% còn du khách quốc tế chọn với tỷ lệ 82,35%, sự phong phú của các nhà hàng và các món ăn đặc sản được chọn với tỷ lệ 85,26% với khách nội địa và 94,11% với khách quốc tế, các dịch vụ giải trí được chọn với tỷ lệ 84,21% với khách nội địa và 74,11% với khách quốc tế, chất lượng dịch vụ liên quan (vận chuyển, ngân hàng, y tế, viễn thống,…) được chọn với tỷ lệ 82,1% với khách nội địa và 96,47%, cơ hội mua sắm, quà lưu niệm được chọn với tỷ lệ 78,94% 64,7% với khách nước ngoài, sẵn có của các tour du lịch được chọn với tỷ lệ 73,68% với khách nội địa và 84,7% với khách quốc tế, cơ sở

58

lưu trú/nghỉ dưỡng được chọn với tỷ lệ 64,21% với khách nội địa và 47,06% với khách quốc tế, lễ hội dân gian/Festival được chọn với tỷ lệ 44,21% với khách nội địa và 44,7% với khách nước ngoài, các di tích lịch sử và di sản văn hóa được chọn với tỷ lệ 42,1% với khách nội địa và 52,94% với khách quốc tế và làng nghề thủ công mỹ nghệ được chọn với tỷ lệ 31,57% với khách nội địa và 52,94% với khách quốc tế.

Biểu đồ 2.5 Các dịch vụ mà du khách sử dụng khi đến Khánh Hòa

- Hệ thống giao thông khi đến các điểm du lịch

Đa phần hệ thống giao thông khi đến các điểm du lịch được du khách nhận xét là khó khăn chiếm 52%, một số điểm đến có hệ thống giao thông tương đối bình thường chiếm 36% và được đánh giá tốt chiếm 12%.

- Tình hình an ninh và môi trường du lịch tại Nha Trang – Khánh Hòa

Các du khách đều nhận xét du lịch tại Khánh Hòa nhìn chung chưa đảm bảo an ninh và môi trường du lịch chiếm tỷ lệ 62%, đánh giá bình thường chiếm tỷ lệ 26% và tốt chiếm tỷ lệ 12%.

- Ý định quay trở lại của du khách

Qua kết quả khảo sát, các du khách đều có ý định quay trở lại chiếm 47%, chưa chắc quay trở lại chiếm 44% và không trở lại chiếm 9%.

2.6.3.3 Kết quả khảo sát về tình hình du lịch biển đảo

59

Loại hình du lịch tắm biển được ưu tiên lựa chọn hàng đầu và được chọn tối đa là 100%, loại hình du lịch sinh thái biển được chọn với tỷ lệ 73,68% với khách du lịch nội địa và với tỷ lệ 58,82%, loại hình du lịch nghỉ dưỡng được chọn với tỷ lệ 75% với du khách quốc tế và tỷ lệ 42,1%, loại hình lặn biển và giải trí các môn thể thao trên biển được du khách quốc tế ưa chuộng hơn du khách Việt Nam, trong đó tỷ lệ chọn tương ứng đối với du khách nội địa là 26,31% và 12,63% còn đối với du khách quốc tế tỷ lệ chọn tương ứng là 58,82% và 49,41%.

Biểu đồ 2.6 Sự lựa chọn loại hình du lịch biển đảo của du khách nội địa

- Cảnh quan tại các điểm du lịch biển đảo: được nhận xét chung là là đẹp chiếm tỷ lệ 59%, bình thường chiếm tỷ lệ 33% và lộn xộn chiếm tỷ lệ 8%.

- Các dịch vụ và chất lượng tại các điểm du lịch biển đảo

Các dịch vụ còn chưa đa dạng, ít về số lượng và chất lượng chưa tốt chiếm tỷ lệ 45%, nhận xét bình thường chiếm tỷ lệ 35% và nhận xét kém chính tỷ lệ 20%.

2.6.3.4 Kết quả khảo sát về tình hình du lịch văn hóa

- Các điểm du lịch văn hóa

Các điểm du lịch văn hóa được lựa chọn là điểm đến nhiều nhất là các khu di tích lịch sử được chọn với tỷ lệ 57,89% với du khách nội địa và 70,58%, tiếp theo là các kiến trúc cổ, đình chùa được chọn với tỷ lệ 42,1% với du khách nội địa và tỷ lệ 58,82%, tiếp theo là tham quan làng nghề truyền thống được du khách nội địa chọn với

60

tỷ lệ là 21,05% và du khách quốc tế chọn với tỷ lệ là 41,17%, tham quan bảo tàng và làng quê rất ít được du khách lựa chọn vì còn đơn điệu và chưa có sức hấp dẫn với du khách với tỷ lệ chọn tương ứng 8,4% và 0% với du khách nội địa và tỷ lệ chọn tương ứng 9,41% và 2,35%.

Biểu đồ 2.7 Các điểm đến du lịch văn hóa của du khách nội địa

- Các loại hình nghệ thuật của địa phương

Bảng 2.8 Các loại hình nghệ thuật của địa phương

Khách Việt Nam Khách nước ngoài TT Các hình thức đi du lịch Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % 1 Hò bá trạo 0 0 0 0 2 Hát xà, hát mộc 0 0 0 0 3 Hát bộ 12 12,63 20 23,52 4 Hát bài chòi 8 8,42 13 15,29 5 Múa bóng 0 0 0 0 6 Múa siêu 0 0 0 0 7 Lễ hội 24 25,26 0 0

Các loại hình nghệ thuật như hát bộ, hô bài chòi, du khách được xem chủ yếu tại các chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố vào các ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần trên đường Trần Phú. Còn các hình thức nghệ thuật khác như hò bá trạo, hát xà, hát mộc, múa bóng, múa siêu là loại hình nghệ thuật địa phương chưa được phổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

61

biến rộng rãi đến du khách. Lễ hội địa phương chỉ mới được một số du khách nội địa biết đến còn du khách nước ngoài ít được biết đến. Đây là điểm yếu của ngành du lịch trong công tác quảng bá về lễ hội địa phương cũng như giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể để phát triển du lịch văn hóạ

- Ẩm thực địa phương

Được du khách nội địa và quốc tế đánh giá là đa dạng và phong phú chiếm tỷ lệ 47%, bình thường chiếm tỷ lệ 37% và đơn điệu chỉ chiếm tỷ lệ 16%.

- Đánh giá chất lượng các loại hình du lịch văn hóa

Nhìn chung, du khách trong và ngoài nước có nhận xét tương đối giống nhau là chất lượng kém chiếm tỷ lệ 48%, bình thường 32% và tốt 20%.

2.6.4 Kết quả thu được từ việc khảo sát thông tin của doanh nghiệp

Qua khảo sát, tác giả tổng hợp thông tin thu thập được từ các doanh nghiệp theo bảng kết quả như sau:

Bảng 2.9 Bảng kết quả khảo sát đánh giá của doanh nghiệp Kết quả khảo sát

STT Nội dung khảo sát Rất

kém Kém

Bình

thường Tốt

Rất tốt I Đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất

kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý Nhà nước phục vụ du lịch

1 Khánh Hòa có quy hoạch phát triển du lịch

đến năm 2020

10/10

2 Việc quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống

cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước, bưu chính viễn thông, văn hóa, y tế, giáo dục của tỉnh Khánh Hòa ngày càng hoàn thiện để phục vụ du lịch

2/10 2/10 6/10

3 Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch đa

dạng từ bình dân đến cao cấp để du khách lựa chọn

2/10 8/10

4 Thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và

ngoài nước đầu tư các dự án khu nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú cao cấp, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại quy mô lớn

3/10 4/10 3/10

5 Chất lượng phục vụ của các đơn vị kinh

doanh du lịch (công ty lữ hành, công ty vận chuyển khách, đại lý du lịch,…) nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của khách

62 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Lực lượng lao động ngành du lịch trẻ, dồi

dào về số lượng và đang được chú trọng trong công tác huấn luyện đào tạo để nâng cao chất lượng

4/10 6/10

7 Công tác quản lý về du lịch của cơ quan

quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo

5/10 5/10

8 Tình hình an ninh, trật tự khi đi du lịch tại

Khánh Hòa

4/10 4/10 2/10

II Đánh giá về tài nguyên du lịch biển đảo

1 Vị trí địa lý tỉnh Khánh Hòa thuận lợi cho

phát triển du lịch

2/10 8/10

2 Khánh Hòa có nhiều bãi biển có nhiều nét

riêng biệt hấp dẫn du khách tới tham quan, tắm biển và nghỉ dưỡng

3/10 7/10

3 Hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú để

tham quan khám phá đáy biển

9/10 1/10

4 Các hoạt động thể thao biển (bơi, lặn biển,

bóng chuyền bãi biển, lướt sóng, đua thuyền, dù lượn,… ) phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho khách

3/10 5/10 2/10

III Đánh giá về tài nguyên du lịch nhân văn

1 Nhiều khu di tích lịch sử, danh lam thắng

cảnh để cho các du khách tới tham quan và khám phá

3/10 7/10

2 Các làng nghề truyền thống của tỉnh Khánh

Hòa đưa vào phục vụ du lịch

5/10 3/10 2/10

3 Các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ (nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cổ, chùa, đình, miếu,…)

6/10 4/10

4 Tổ chức biểu diễn của các chương trình

nghệ thuật dân gian của địa phương (hò bá trạo, hát bống, hát bộ, múa siêu,…)

5/10 4/10 1/10

5 Các sự kiện văn hóa, lễ hội được tổ chức

hàng năm

5/10 5/10

6 Sự phong phú và độc đáo của ẩm thực địa

phương

4/10 6/10

IV Hướng phát triển du lịch biển đảo và du lịch văn hóa

1 Hướng phát triển du lịch biển đảo đặc

trưng cho du lịch Khánh Hòa tập trung vào dòng sản phẩm du lịch biển chất lượng cao và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phát

63

triển sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, thể thao biển và sinh thái biển

2 Hướng phát triển du lịch văn hóa tạo ra sản

phẩm du lịch đặc trưng địa phương trên cơ sở khai thác giá trị di tích lịch sử, lễ hội, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống, ẩm thực dân gian

8/10 2/10

2.6.5 Nhận xét về kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát của du khách và doanh nghiệp về tình hình du lịch Khánh Hòa đã phần nào cho thấy được bức tranh tổng quan về thực trạng phát triển du lịch tỉnh và vị trí của sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa đến khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên có một số kiến nghị của du khách đó là cần cải thiện về dịch vụ vận chuyển, cải thiện giao thông đường bộ đến điểm du lịch, mở thêm các tuyến bay trực tiếp, cải thiện vệ sinh môi trường, đặc biệt các bãi biển, các điểm du lịch, đảm bảo an ninh cho du khách. Bổ sung thêm các trạm thông tin du lịch, các biển hướng dẫn du lịch, cải thiện thủ tục hành chính, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh, con người địa phương trong và ngoài nước để thu hút du lịch.

Thông qua nguồn thông tin quan trọng từ khảo sát du khách giúp tác giả nắm bắt được đặc điểm, hành vi, nhu cầu, đánh giá của du khách và xác định được sự lựa

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 67)