Trong tác phẩm Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang (2009), tác giả
Nguyễn Trịnh Ngọc Hiền đã đưa ra khái niệm du lịch biển: “là loại hình du lịch được
phát triển ở khu vực ven biển nhằm phục vụ cho khách du lịch về nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá, mạo hiểm,…trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển”.
Các loại hình du lịch biển gồm:
- Du lịch theo sở thích ý muốn chung: du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tham quan biển, du lịch tàu biển.
- Du lịch theo sở thích đặc biệt: du lịch sinh thái biển, thể thao biển, mạo hiểm biển, tìm hiểu lối sống cộng đồng, lễ hội biển, văn hóa nghệ thuật.
- Du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm: du lịch chữa bệnh, thương mại, công vụ, hội nghị, hội thảo, hội chợ.
1.3.3 Khái niệm về du lịch văn hóa
Tại khoản 20, Điều 4 của Luật Du lịch năm 2005, có khái niệm về du lịch văn
hoá: “là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng
đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”.
Các loại hình du lịch văn hóa gồm:
- Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóạ - Du lịch tham quan văn hóạ
- Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hóa với các mục đích khác (hội nghị, hội thảo, hội chợ,…).
1.3.4 Khái niệm sản phẩm du lịch
Tại khoản 10, Điều 4 của Luật Du lịch năm 2005, có khái niệm về sản phẩm du
lịch: “là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất cần thiết trên cơ sở khai
thác các tài nguyên du lịch nhằm để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch”. Các dịch vụ đó là dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
13
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO, “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp
của 3 yếu tố cấu thành: (i) kết cấu hạ tầng du lịch; (ii) tài nguyên du lịch; và (iii) cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch”. Thực tế cho thấy khái niệm này của UNWTO là “bao trùm” và thể hiện đầy đủ những gì chứa đựng trong một sản phẩm du lịch.
1.3.5 Khái niệm tài nguyên du lịch
Tại khoản 4, Điều 4 của Luật Du lịch năm 2005, có khái niệm tài nguyên du
lịch: “là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao
động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
1.3.6Phát triển và điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển, được hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu thành
khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học - kỹ thuật...; Đây là xu thế tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và xã hội loài người nói riêng. Phát triển KTXH là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần bằng cách phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá.
Phát triển du lịch, là việc đầu tư các yếu tố vật chất và con người để khai thác loại hình du lịch dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, thông qua đó để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển, bảo tồn nguyên vẹn các tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa lịch sử.
Điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch biển và du lịch văn hóa, đòi hỏi cần
phải có những điều kiện khách quan cần thiết nhất định, bao gồm các điều kiện chung và điều kiện đặc trưng riêng. Các điều kiện chung có thể chia thành 2 nhóm.
* Nhóm những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch như:
- Thời gian nhàn rỗi của nhân dân: muốn có một hành trình đi du lịch đòi hỏi con người phải có thời gian, do vậy thời gian rảnh rỗi là một điều kiện cần thiết để con người tham gia vào hoạt động du lịch.
14
- Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân cao: con người khi muốn đi du lịch bắt buộc họ phải có một nguồn chi phí lớn để trang trãi trong chuyến hành trình du lịch của họ. Nếu không có nguồn tài chính dư dật, tiết kiệm, tích lũy được thì không thể có kinh phí để đi du lịch. Vì vậy, cuộc sống vật chất ngày càng cao sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho con người đi du lịch ngày càng nhiềụ
Khi trình độ văn hóa của con người được nâng cao thì động cơ đi du lịch tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết và mong muốn làm quen với các nơi xa gần cũng tăng lên, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ. Mặt khác, nếu trình độ văn hóa chung của nhân dân của một đất nước nào đó tăng lên thì khi phát triển du lịch đất nước đó sẽ rất dễ dàng phục vụ du khách một cách văn minh và làm hài lòng khách du lịch hơn, thúc đẩy sự phát triển du lịch của đất nước đó.
- Điều kiện nền kinh tế đất nước: là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Sự phát triển của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và các ngành kinh tế khác đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch.
- Điều kiện giao thông phát triển: tham gia vào du lịch con người cần phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác, qua nhiều phương tiện giao thông khác nhau, nếu điều kiện giao thông càng phát triển, phương tiện giao thông ở đất nước, vùng miền nào càng hiện đại và thuận lợi thì càng thu hút khách du lịch đến với đất nước, vùng miền đó.
- Không khí chính trị hòa bình và ổn định: đây là điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các Quốc gia, các vùng miền lãnh thổ với nhaụ Nếu một vùng nào đó có chiến tranh hoặc xảy ra xung đột thì nhân dân ở đó khó có điều kiện đi ra nước ngoài du lịch, và ngược lại khách du lịch ở các nước khác cũng khó có điều kiện đến đất nước đó, sự an toàn sẽ không được đảm bảo cho du khách nên họ không thể đến du lịch những nơi nàỵ
* Nhóm những điều kiện đặc trưng để phát triển sản phẩm du lịch bao gồm:
- Điều kiện về tài nguyên du lịch, đó là:
+ Các giá trị về tài nguyên thiên nhiên có điều kiện để phát triển du lịch như địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu tài nguyên và vị trí địa lý thuận lợị Nguồn tài nguyên biển cụ thể là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên,
15
hình thành và phân bố trong khối nước biển (đại dương), trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển, gồm tài nguyên sinh học biển, tài nguyên khoáng vật và hóa học biển, tài nguyên năng lượng biển, tài nguyên dân cư ven biển và hải đảo, tài nguyên nhân tạo biển.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: là nhóm tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo tức do con người sáng tạo rạ Tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất đa dạng, phong phú, gồm: các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động có tính chất sự kiện,…
- Các điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch như điều kiện về tổ chức bộ máy quản lý du lịch kể cả các cơ quan quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch; lực lượng lao động; các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và xã hội của tổ chức, cơ sở du lịch bao gồm nhà cửa và các phương tiện thiết bị giúp cho việc thỏa mãn nhu cầu đi lại, ăn uống nghỉ dưỡng và các nhu cầu về tinh thần của khách du lịch.
Một số điều kiện đặc biệt khác có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch. Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm Quốc tế, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, lễ hội truyền thống,…sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển du lịch.
1.3.7 Những nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững
Du lịch nói chung và du lịch biển và du lịch văn hóa nói riêng, để đạt được mục tiêu phát triển một cách bền vững, cần phải triển khai thực hiện tốt 10 nguyên tắc phát triển sau đây:
- Nguyên tắc 1: Sử dụng nguồn lực một cách bền vững. Việc bảo tồn và sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và xã hội là hết sức cần thiết. Chính điều này sẽ khiến cho việc kinh doanh du lịch phát triển lâu dàị
- Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm chất thảị Việc
giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên như nước, năng lượng và giảm chất thải ra môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch.
- Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng. Sự đa dạng muốn nói ở đây là đa dạng
16
dạng của thiên nhiên, văn hoá và xã hội là cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững lâu dài, và cũng là chổ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
- Nguyên tắc 4: Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch. Tức là hợp nhất sự phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy hoạch chiến lược phát triển KT-XH cấp Quốc gia và địa phương, việc tiến hành đánh giá tác động môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.
- Nguyên tắc 5: Hỗ trợ kinh tế địa phương. Ngành du lịch mà hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa phương và có tính đến giá trị và chi phí về môi trường sẽ vừa bảo vệ được kinh tế địa phương phát triển lại vừa tránh được các tổn hại về môi trường.
- Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường mà còn nâng cao chất lượng phục vụ du lịch.
- Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan. Việc trao
đổi, thảo luận giữa ngành du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan liên quan khác nhau là rất cần thiết nhằm cùng nhau giải toả các mâu thuẩn tiềm ẩn về quyền lợị
- Nguyên tắc 8: Đào tạo nhân viên. Việc đào tạo nguồn nhân lực trong đó có lồng ghép vấn đề phát triển du lịch bền vững vào thực tiễn công việc và cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng các sản phẩm du lịch.
- Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. Việc tiếp thị, cung
cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hoá và xã hội ở nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng thêm sự hài lòng của du khách.
- Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứụ Tiếp tục nghiên cứu và giám sát các hoạt động du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiêụ quả các số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề tồn đọng và mang lại lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho khách hàng.
1.3.8 Một số vấn đề đặt ra đối với du lịch văn hóa và du lịch biển đảo hiện nay 1.3.8.1 Đối với du lịch văn hóa 1.3.8.1 Đối với du lịch văn hóa
- Giữa văn hoá và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp, mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá và thiên nhiên, một bộ phận quan yếu của tài sản văn hoá và đồng thời là bộ phận quan trọng nhất trong tài nguyên du lịch.
17
- Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc trấn hưng và bảo tồn các giá trị văn hoá. Doanh thu từ hoạt động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể như các ngành thủ công mỹ nghệ, ca múa nhạc truyền thống,… phục vụ du lịch. Tuy nhiên, những hoạt động du lịch cũng đem lại những tác động tiêu cực đến công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá nói riêng và nếp sống văn hoá nói chung.
- Sự có mặt quá đông du khách trong một thời điểm ở một điểm di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học đã cùng với các yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên những sự huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ thuộc như các vật dụng trang trí, vật dụng thờ tự.
- Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ số lượng du khách còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu du lịch như: khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích, xả rác bừa bãị
- Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ các nền văn hoá khác nhau, tín ngưỡng khác nhaụ Do không được thông tin đầy đủ và thiếu những quy định chặt chẽ, cụ thể nên nhiều du khách đã ăn mặc, ứng xử tuỳ tiện ở những nơi được coi là trang nghiêm đặc biệt là những di tích có ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân sở tại, gây nên sự bất hoà thậm chí là sự xung đột về mặt tâm lý và tinh thần.
1.3.8.2 Đối với du lịch biển đảo
Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch biển còn một số vấn đề chính đặt ra, đó là: - Du lịch biển chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc sắc, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Đức, Mỹ,…
- Cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống cảng du lịch có khả năng tiếp nhận các tàu du lịch biển quốc tế, các nước trong khu vực, chưa phát triển để đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Môi trường biển, đặc biệt là ở một số khu vực trọng điểm phát triển du lịch Hạ