Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Do đó, chính quyền địa phương và ngành du lịch tỉnh đã và đang có nhiều chính sách nhằm tăng cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành trong tương laị Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết, là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch và khả năng cạnh tranh của ngành. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực hợp lý trong tình hình hiện nay là:
- Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch trong từng giai đoạn phát triển của ngành để định hướng đúng, có hệ thống về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo tính chuyên nghiệp và hợp lý hóa cơ cấu nhân lực ngành Du lịch; nâng cao năng lực và chất lượng của hệ thống đào tạo du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực; và nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch và nhân lực ngành Du lịch; tạo động lực và lợi thế thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: trên cơ sở phân loại trình độ nghiệp vụ của lao động trong ngành du lịch để có kế hoạch và phương pháp
82
đào tạo phù hợp. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch để tổ chức những lớp chuyên đề, các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Bên cạnh đó, ngành cần tổ chức các hội thảo, giao lưu, hội thi nghiệp vụ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ. Đồng thời, thông qua sự hợp tác quốc tế của ngành tổ chức các chương trình du học ngắn hạn để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn phục vụ du khách quốc tế.
- Tổ chức các chương trình đào tạo dài hạn: với trọng tâm đào tạo nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn giỏi, khả năng ngoại ngữ tốt, ngành cần nghiên cứu mô hình đào tạo của một số quốc gia phát triển, tham gia nhiều hội thảo về phát triển nguồn nhân lực, cập nhật những phương pháp đào tạo, nội dung giảng dạy mớị Ngành du lịch hỗ trợ và khuyến khích nhân viên theo học tại các chương trình đào tạo tại các trường chuyên về du lịch. Trong trường hợp cần thiết, ngành du lịch cần hỗ trợ các doanh nghiệp đưa nhân viên nồng cốt ra nước ngoài du học.
- Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp: để chủ động nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nghiệp cần chủ động có những chính sách cụ thể để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng cho nhân viên thông qua các chương trình đào tạo ngắn hay dài hạn. Thông qua sự trợ giúp của các tổ chức trong và ngoài nước, các doanh nghiệp có những chương trình đào tạo phù hợp cho đội ngũ nhân viên của mình và thường xuyên kiểm tra định kỳ nghiệp vụ của nhân viên, khuyến khích tinh thần tự nâng cao tay nghề, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch.
- Tăng cường các chương trình đào tạo trình độ đại học và trên đại học về du lịch, khuyến khích các hình thức đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh thông qua các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Xây dựng chính sách thu hút nguồn sinh viên địa phương đang học về du lịch tại các thành phố lớn về làm việc tại Khánh Hòa, thu hút các chuyên gia giỏi và lao động có chuyên môn cao về làm việc trong ngành du lịch. Đây là nguồn lao động nòng cốt góp phần vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong tương laị
- Xây dựng chương trình giáo dục du lịch toàn dân: thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhân dân, cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch
83
và làm du lịch, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc, thể hiện sự hiếu khách, tôn trọng, thân thiện và cởi mở với du khách thông qua các kênh thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường phổ thông trung học. Đây là chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch đặc biệt là Khánh Hòa là một trung tâm du lịch lớn của cả nước.
3.2.3.3 Giải pháp nâng cao công tác quản lý Nhà nước, an ninh trật tự, VSMT 3.2.3.3.1 Đối với công tác quản lý Nhà nước
Định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước về du lịch phải đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của ngành. Để hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và cơ chế chính sách cho hoạt động du lịch của tỉnh phát triển một cách có hiệu quả đạt được mục tiêu đề ra, các giải pháp chủ yếu được thực hiện là:
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp UBND, Hội đồng nhân dân trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch.
- Sớm thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách ra từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch và phù hợp với quy định tại Quyết định số 171/QĐ-TTg của Thủ trưởng Chính phủ về thành lập các Sở Du lịch và Thông tư số 48/2005/TT-BNV chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh các cấp quản lý Nhà nước về du lịch ở địa phương.
- Thực hiện quản lý theo quy hoạch phát triển du lịch được duyệt để tập trung thu hút đầu tư phát triển và tạo được mối liên kết với các địa phương khác nhằm khai thác tốt nhất lợi thế cạnh tranh để phát triển du lịch.
- Chính quyền địa phương cần ban hành những cơ chế, chính sách, quy định riêng trên cơ sở quy định chung của pháp luật hiện hành để tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng thu hút cho các nhà đầu tư phát triển các dự án du lịch tại các khu du lịch trọng điểm, cũng như các loại hình dịch vụ giải trí mới, đặc biệt là giải trí về đêm.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch để thống kê, theo dõi, quản lý luồng khách, chi tiêu của du khách, hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá.
84
- Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường để tạo được điểm đến du lịch an toàn cho du khách.
- Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các hiện tượng các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh không chấp hành quy định của pháp luật, các quy chế của ngành, hiện tượng chặt chém du khách và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh du lịch.
- Tạo điều kiện cho Hiệp hội du lịch của tỉnh hoạt động để kết nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh, quảng bá được hình ảnh du lịch, xúc tiến du lịch với các tỉnh bạn và vươn ra thế giớị
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức phù hợp với nhiệm vụ quản lý và phát triển du lịch hội nhập với khu vực và quốc tế.
3.2.3.3.2 Đối với công tác vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự và bảo vệ tài nguyên du lịch nguyên du lịch
Quan điểm phát triển du lịch ngày nay là phát triển du lịch bền vững, có nghĩa phải giảm tối đa các tác động làm tổn hại đến môi trường và các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như nhân văn trong quá trình tổ chức các hoạt động du lịch gây rạ Với vai trò quan trọng của tài nguyên trong phát triển du lịch, ngành du lịch tỉnh phải có giải pháp bảo vệ, chống xuống cấp, tôn tạo và phát triển tài nguyên phục vụ du lịch đó là:
- Phân loại, đánh giá nguồn tài nguyên theo từng cấp, loạị Phân cấp đơn vị quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên và trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên. Áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nguồn tài nguyên du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết, phù hợp với xu thế tin học hóa và yêu cầu quản lý phát triển ngành du lịch.
- Nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu tư khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên bằng cách đưa việc cam kết thực hiện các tiêu chuẩn này vào điều kiện cấp phép đầu tư xây dựng dự án. Kiên quyết loại bỏ các dự án có khả năng gây tổn hại đến môi trường sinh thái, các dự án không đạt tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi
85
trường, các dự án không tuân thủ quy hoạch du lịch được duyệt, ưu tiên phát triển các dự án phát triển du lịch sinh tháị
- Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên tự nhiên, môi trường du lịch, tạo ra và giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh đảm bảo phát triển du lịch xanh. Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ môi trường, cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư, hiệp hội, khách du lịch, các tổ chức xã hội,…trong việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch cũng như môi trường du lịch.
- Quy định các khu du lịch khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, khu công viên văn hóa, các điểm tham quan du lịch phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất về vệ sinh môi trường như thùng rác, nhà vệ sinh, hệ thống xử lý rác, thoát nước,…
- Cần có quy hoạch không gian du lịch hợp lý tại các khu du lịch để phục vụ du khách tránh tình trạng quá tải về số lượng khách làm suy thoái môi trường.
- Cần đầu tư nâng cấp các hệ thống gom và xử lý nước, rác thải ra môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch để xử lý tốt việc thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu du lịch và cộng đồng dân cư gần đó.
- Với các khu du lịch sinh thái tự nhiên dễ bị xâm phạm, bị hủy hoại như các rặng san hô và môi trường sinh thái tự nhiên trên đảo, các khu di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh cần tiến hành kiểm tra thường xuyên và có chính sách chế tài nghiêm khắc với trường hợp xâm phạm và phá hoại tài sản quốc giạ
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi công dân, thường xuyên tổ chức các chương trình bảo vệ môi trường ở địa phương cho người dân. Giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường du lịch và tài nguyên du lịch ở các cấp đào tạo về du lịch cũng như cộng đồng dân cư, khách du lịch.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như: Công an, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các phương tiện thông tin đại chúng,…tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành quy định của Nhà nước, xây dựng được nếp sống mới văn hóa, văn minh đô thị, đấu tranh loại bỏ các hiện tượng tiêu cực, các hoạt động xấu làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội đến các quần chúng nhân dân tại tỉnh.
86
- Quy định trách nhiệm về đảm bảo an ninh trật tự tại các khu du lịch, điểm du lịch cho các đơn vị kinh doanh du lịch trong phạm vi mình quản lý phải đảm bảo được an toàn, công tác cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm tính mạng, tài sản cho du khách và giữ gìn vệ sinh môi trường tại nơi du lịch.
- Phối hợp với chính quyền địa phương tại nơi có các khu du lịch, điểm du lịch quản lý được những người bán hàng rong để tránh hiện tượng cò mồi chèo kéo khách, đưa những người này vào một tổ chức để dễ quản lý và đảm bảo được văn minh du lịch, an toàn vệ sinh môi trường. Đồng thời phối hợp với Sở Lao động – Thương binh xã hội đưa những người già neo đơn, trẻ mồ côi lang thang vào các trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở dạy nghề để có nơi ăn chốn ở cho người già và tạo được việc làm cho lực lượng lao động trẻ, góp phần giảm được các tệ nạn xã hộị
- Thường xuyên kiểm tra, tuần soát và xử lý các vi phạm trật tự an ninh tại các điểm du lịch, ngăn chặn hiện tượng trộm cắp tài sản, đeo bám và các hành vi ép giá du khách.
- Hoàn thiện các kênh thông tin, xây dựng được đường dây nóng, các trạm thông tin tại sân bay, sân ga, bến tàu,…để giúp du khách tra cứu thông tin và giải quyết các sự cố khi cần thiết.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý du lịch, xây dựng các quy chế hoạt động cho các tổ chức quản lý các khu du lịch, điểm du lịch, dịch vụ du lịch, hoạt động vận tải phục vụ du lịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ phân tích cơ hội – thách thức và điểm mạnh – điểm yếu cho sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa ở chương 2, toàn bộ chương 3 tác giả đề xuất các giải pháp trực tiếp và các nhóm giải pháp gián tiếp tác động để hoàn thiện một số sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa đặc trưng cho tỉnh Khánh Hòạ
87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài đã tìm hiểu toàn cảnh ngành du lịch quốc gia nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng để có cái nhìn tổng quát và nhận định được cơ hội – thách thức của ngành. Đề tài chú trọng vào điểm mạnh – điểm yếu của 2 sản phẩm du lịch chính là du lịch biển đảo và du lịch văn hóạ
Trong quá trình tìm hiểu, phân tích hiện trạng và tiềm năng, tác giả đề xuất định hướng và giải pháp phát triển cho một số sản phẩm du lịch biển đảo cũng như du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa, cụ thể:
- Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo theo hướng: phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, chữa bệnh; phát triển du lịch cộng đồng dạng homestay; Phát triển du lịch tàu biển.
- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa theo hướng: phát triển các lễ hội truyền thống của địa phương; diễn xướng dân gian của tỉnh; làng nghề truyền thống, ẩm thực địa phương,…
Việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa để tạo được sản phẩm đặc trưng, tránh sự đơn điệu trùng lắp, quy mô nhỏ, chất lượng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch tỉnh Khánh Hòạ Do vậy, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa cần được ưu tiên nghiên cứu để có định hướng và đề ra giải pháp cụ thể cho phát triển sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, để triển khai tốt sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa còn cần có giải pháp phát triển thêm công tác