Đối với công tác vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự và bảo vệ tà

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 98)

nguyên du lịch

Quan điểm phát triển du lịch ngày nay là phát triển du lịch bền vững, có nghĩa phải giảm tối đa các tác động làm tổn hại đến môi trường và các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như nhân văn trong quá trình tổ chức các hoạt động du lịch gây rạ Với vai trò quan trọng của tài nguyên trong phát triển du lịch, ngành du lịch tỉnh phải có giải pháp bảo vệ, chống xuống cấp, tôn tạo và phát triển tài nguyên phục vụ du lịch đó là:

- Phân loại, đánh giá nguồn tài nguyên theo từng cấp, loạị Phân cấp đơn vị quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên và trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên. Áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nguồn tài nguyên du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết, phù hợp với xu thế tin học hóa và yêu cầu quản lý phát triển ngành du lịch.

- Nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu tư khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên bằng cách đưa việc cam kết thực hiện các tiêu chuẩn này vào điều kiện cấp phép đầu tư xây dựng dự án. Kiên quyết loại bỏ các dự án có khả năng gây tổn hại đến môi trường sinh thái, các dự án không đạt tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi

85

trường, các dự án không tuân thủ quy hoạch du lịch được duyệt, ưu tiên phát triển các dự án phát triển du lịch sinh tháị

- Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên tự nhiên, môi trường du lịch, tạo ra và giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh đảm bảo phát triển du lịch xanh. Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ môi trường, cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư, hiệp hội, khách du lịch, các tổ chức xã hội,…trong việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch cũng như môi trường du lịch.

- Quy định các khu du lịch khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, khu công viên văn hóa, các điểm tham quan du lịch phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất về vệ sinh môi trường như thùng rác, nhà vệ sinh, hệ thống xử lý rác, thoát nước,…

- Cần có quy hoạch không gian du lịch hợp lý tại các khu du lịch để phục vụ du khách tránh tình trạng quá tải về số lượng khách làm suy thoái môi trường.

- Cần đầu tư nâng cấp các hệ thống gom và xử lý nước, rác thải ra môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch để xử lý tốt việc thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu du lịch và cộng đồng dân cư gần đó.

- Với các khu du lịch sinh thái tự nhiên dễ bị xâm phạm, bị hủy hoại như các rặng san hô và môi trường sinh thái tự nhiên trên đảo, các khu di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh cần tiến hành kiểm tra thường xuyên và có chính sách chế tài nghiêm khắc với trường hợp xâm phạm và phá hoại tài sản quốc giạ

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi công dân, thường xuyên tổ chức các chương trình bảo vệ môi trường ở địa phương cho người dân. Giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường du lịch và tài nguyên du lịch ở các cấp đào tạo về du lịch cũng như cộng đồng dân cư, khách du lịch.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như: Công an, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các phương tiện thông tin đại chúng,…tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành quy định của Nhà nước, xây dựng được nếp sống mới văn hóa, văn minh đô thị, đấu tranh loại bỏ các hiện tượng tiêu cực, các hoạt động xấu làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội đến các quần chúng nhân dân tại tỉnh.

86

- Quy định trách nhiệm về đảm bảo an ninh trật tự tại các khu du lịch, điểm du lịch cho các đơn vị kinh doanh du lịch trong phạm vi mình quản lý phải đảm bảo được an toàn, công tác cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm tính mạng, tài sản cho du khách và giữ gìn vệ sinh môi trường tại nơi du lịch.

- Phối hợp với chính quyền địa phương tại nơi có các khu du lịch, điểm du lịch quản lý được những người bán hàng rong để tránh hiện tượng cò mồi chèo kéo khách, đưa những người này vào một tổ chức để dễ quản lý và đảm bảo được văn minh du lịch, an toàn vệ sinh môi trường. Đồng thời phối hợp với Sở Lao động – Thương binh xã hội đưa những người già neo đơn, trẻ mồ côi lang thang vào các trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở dạy nghề để có nơi ăn chốn ở cho người già và tạo được việc làm cho lực lượng lao động trẻ, góp phần giảm được các tệ nạn xã hộị

- Thường xuyên kiểm tra, tuần soát và xử lý các vi phạm trật tự an ninh tại các điểm du lịch, ngăn chặn hiện tượng trộm cắp tài sản, đeo bám và các hành vi ép giá du khách.

- Hoàn thiện các kênh thông tin, xây dựng được đường dây nóng, các trạm thông tin tại sân bay, sân ga, bến tàu,…để giúp du khách tra cứu thông tin và giải quyết các sự cố khi cần thiết.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý du lịch, xây dựng các quy chế hoạt động cho các tổ chức quản lý các khu du lịch, điểm du lịch, dịch vụ du lịch, hoạt động vận tải phục vụ du lịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ phân tích cơ hội – thách thức và điểm mạnh – điểm yếu cho sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa ở chương 2, toàn bộ chương 3 tác giả đề xuất các giải pháp trực tiếp và các nhóm giải pháp gián tiếp tác động để hoàn thiện một số sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa đặc trưng cho tỉnh Khánh Hòạ

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đề tài đã tìm hiểu toàn cảnh ngành du lịch quốc gia nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng để có cái nhìn tổng quát và nhận định được cơ hội – thách thức của ngành. Đề tài chú trọng vào điểm mạnh – điểm yếu của 2 sản phẩm du lịch chính là du lịch biển đảo và du lịch văn hóạ

Trong quá trình tìm hiểu, phân tích hiện trạng và tiềm năng, tác giả đề xuất định hướng và giải pháp phát triển cho một số sản phẩm du lịch biển đảo cũng như du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa, cụ thể:

- Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo theo hướng: phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, chữa bệnh; phát triển du lịch cộng đồng dạng homestay; Phát triển du lịch tàu biển.

- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa theo hướng: phát triển các lễ hội truyền thống của địa phương; diễn xướng dân gian của tỉnh; làng nghề truyền thống, ẩm thực địa phương,…

Việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa để tạo được sản phẩm đặc trưng, tránh sự đơn điệu trùng lắp, quy mô nhỏ, chất lượng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch tỉnh Khánh Hòạ Do vậy, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa cần được ưu tiên nghiên cứu để có định hướng và đề ra giải pháp cụ thể cho phát triển sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, để triển khai tốt sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa còn cần có giải pháp phát triển thêm công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, thu hút đầu tư phát triển du lịch và nâng cao công tác quản lý Nhà nước, an ninh trật tự, VSMT.

2. Hạn chế của đề tài

Bên cạnh kết quả nghiên cứu được của đề tài, dù cho cố gắng hết sức nhưng khóa luận vẫn còn một số hạn chế nhất định. Do sự giới hạn về khả năng, kinh nghiệm cũng như thời gian cho phép thực hiện. Vì vậy, việc nghiên cứu chỉ tiến hành ở chủ yếu ở một số tuyến, điểm, khu du lịch tại thành phố Nha Trang và vùng lân cận, chỉ khảo sát trọng điểm một số công ty kinh doanh du lịch đã hoạt động trên 5 năm và tập trung khách du lịch biết tiếng Anh, riêng khách Nga chỉ khảo sát những khách biết

88

tiếng Anh. Ngoài ra, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sâu ngành du lịch chưa đi sâu vào nghiên cứu các ngành có liên quan.

3. Kiến nghị

3.1 Đối với Chính phủ

- Có chủ trương để triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến 2020 tầm nhìn 2030 nhằm xác định, đánh giá lợi thế qua đó xây dựng các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng, mang sắc màu riêng của từng địa phương.

- Ban hành cơ chế, chính sách, ưu đãi ở mức cao nhất để khuyến khích đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ du lịch, khu vui chơi giải trí hiện đại, đẳng cấp quốc tế.

- Quản lý Nhà nước tổ chức tốt hơn về mặt hàng không.

- Khảo sát xây dựng hai tuyến đường sắt và đường bộ cao tốc về khu vực Miền Trung.

- Chính phủ cần dành một số chương trình phát triển kinh tế ưu đãi, với trọng điểm đầu tư mạnh vào lĩnh vực du lịch cho tỉnh Khánh Hòạ Bởi du lịch Khánh Hòa phát triển mạnh, ổn định và bền vững thì hiệu quả không dừng ở kinh tế, mà còn là một trong những nền tảng bảo đảm an sinh – xã hộị

- Nhanh chóng đồng ý cho UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng các khu kinh doanh đặc thù, nhạy cảm: massage, casio, vũ trường,…để bổ sung thêm dịch vụ du lịch cho du khách vào ban đêm.

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)