Khánh Hòa có địa hình và khí hậu thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển. Với một số bãi tắm đẹp, còn hoang sơ, chưa bị nhiễm độc do hoạt động công nghiệp và con người cùng với hệ sinh vật biển không có loài vật nguy hiểm ven bờ là điều kiện thuận lợi để du khách thỏa thích bơi lội, lặn, lướt ván và tham gia các môn thể thao trên biển. Và tất nhiên, du khách còn được thưởng thức các món hải sản đặc trưng của vùng biển này và trái cây vùng nhiệt đớị Du khách sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái khi nghỉ dưỡng biển tại đâỵ Tuy nhiên, sản phẩm du lịch này vẫn còn một số yếu tố cần đầu tư phát triển trong thời gian tới:
- Cần đầu tư và bảo trì sửa chữa thường xuyên các tuyến đường dẫn đến các khu nghỉ dưỡng biển, cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện – nước, viễn thông,…để tạo được sự thoải mái bước đầu khi du khách đến với các điểm du lịch nghỉ dưỡng biển.
- Cần thu hút và đầu tư thêm cũng như nâng cấp các resort nghỉ dưỡng biển để tỉnh Khánh Hòa có được trung tâm nghỉ dưỡng biển quy mô, tầm cỡ quốc gia và quốc tế để thu hút được thị trường khách du lịch có khả năng chi tiêu cao đến nghỉ dưỡng.
71
- Cần bổ sung thêm các dịch vụ vui chơi, giải trí trên biển để tăng khả năng chi tiêu của du khách cũng như làm đa dạng, phong phú thêm các dịch vụ bổ trợ cho du lịch nghỉ dưỡng biển, mà trước nay việc thư giãn vẫn “phó mặc cho thiên nhiên”.
- Cần nâng cao tính phục vụ chuyên nghiệp tại các khu nghỉ dưỡng biển, không dừng ở việc trang trí phòng ốc, phục vụ việc nghỉ ngơi của du khách.
- Cần liên kết với các đơn vị kinh doanh dịch vụ khác để phục vụ một cách chuyên nghiệp và đảm bảo sự an toàn, sự hài lòng từ khâu đón và đưa khách khi kết thúc chuyến du lịch.
- Các khu nghỉ dưỡng liên kết chặt chẽ với bệnh viện, cơ sở y tế để chăm sóc khách đúng cách, bài bản. Thực tế thấy rằng các khu nghỉ dưỡng cung cấp dịch vụ kiểu này có lợi thế hơn các khách sạn, resort biển thông thường do không bị ảnh hưởng mùa vụ và thu hút khách quanh năm.
- Cần quảng bá hình ảnh của các khu nghỉ dưỡng biển đến các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.
Sản phẩm du lịch này với định hướng thị trường là những khách du lịch có khả năng chi trả cao, thích gần gũi với thiên nhiên và mong muốn được phục vụ chuyên nghiệp, chu đáọ
3.2.1.2 Phát triển du lịch cộng đồng dạng homestay
Phát triển du lịch biển theo dạng homestay (du khách sinh hoạt, ăn ở, lao động cùng người dân). Du khách đặt phòng tại các khách sạn gia đình hoặc ở nhà dân cùng góp tiền đi chợ nấu ăn, ngày ngày đi bộ, đạp xe, tập thể dục, hít thở không khí trong lành của biển của núi, mua phiếu tắm khoáng nóng tại các điểm bình dân… thì chi phí cho kỳ nghỉ dưỡng có khi còn ít hơn phí sinh hoạt thông thường ở các thành phố lớn. Khánh Hòa với các làng chài trãi dài từ Vạn Ninh đến Cam Ranh như làng chài Vĩnh Lương, Bích Đầm, Trí Nguyên, Bình Ba,…cùng với phong tục tập quán, lễ hội của cư dân biển là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch cộng đồng, để thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài vốn thích sự khám phá và trải nghiệm.
Việc phát triển du lịch cộng đồng còn giải quyết việc làm và tạo thêm nguồn thu cho người dân các địa phương, góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh, nâng cao ý thức xã hội về bảo tồn văn hóa, nỗ lực gắn kết với chính quyền địa phương và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
72
Tuy nhiên, việc đưa du lịch cộng đồng vào khai thác du lịch chưa nhiều và chưa thu được thành công như mong đợi do các nguyên nhân:
- Đây là loại hoạt động có tiềm năng nhưng hiệu quả khai thác còn thấp, là do chưa có Giải phápphát triển cụ thể cho loại hình nàỵ
- Loại hình du lịch này mang tính tự phát từ một số hộ gia đình nên việc phục vụ còn đơn giản, dịch vụ bổ trợ cho khách còn chưa nhiều, đội ngũ lao động chưa được đào tạo qua trường lớp, trình độ ngoại ngữ yếu, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trở thành mối lo cho khách khi tham gia mô hình nàỵ Với tính tự phát nên việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cũng như một số vấn đề xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Sức chứa của từng hộ gia đình thường hạn chế khi có đoàn khách đông đến cùng lúc, khó bố trí chỗ ăn ở. Đây là mô hình ghép du khách với các hộ gia đình để tạo sự qua lại văn hóa giữa người chủ hộ và khách du lịch nên nó sẽ không trách khỏi sự ảnh hưởng lối sống của nhà và của khu vực có homestay mà nếu ta không có phương pháp, chương trình hợp lý thì nó sẽ phá vỡ văn hóa hay phong tục tập quán ở những nơi đó và như vậy làm mất dần ý nghĩa của mô hình.
- Sự ép giá giữa các công ty kinh doanh du lịch, bán tour cho khách du lịch giá cao còn mua lại tour cộng đồng tổ chức homestay với giá rẻ, nên người dân không mặn mà với mô hình nàỵ
Để phát triển được loại hình du lịch này, giải pháp cụ thể đặt ra:
- Cần đầu tư cơ sở hạ tầng, điện – nước và viễn thông đến với các làng chài được quy hoạch đưa vào phục vụ du lịch.
- Chính quyền địa phương cần quy hoạch, xây dựng và định hướng phát triển du lịch homestay dài hạn. Tuyên truyền, nâng cao lợi ích cộng đồng về kinh tế cũng như văn hóa – xã hội mà du lịch homestay đưa lạị Chính quyền địa phương cần có kế hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, nét văn hóa biển truyền thống của địa phương. Chính quyền địa phương nên hỗ trợ các hộ gia đình tham gia cung ứng dịch vụ du lịch bằng nhiều chính sách ưu đãị Phối hợp với các tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho cộng đồng tham gia phát triển du lịch, giữ gìn cảnh quan môi trường và an ninh trật tự tại điểm đến.
73
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần nghiên cứu, thiết kế sản phẩm homestay theo hướng liên kết và chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng tham gia phát triển du lịch.
- Đối với cộng đồng dân cư kinh doanh mô hình homestay cần nghiên cứu, phát huy thế mạnh đặc trưng về tự nhiên và nhân văn của địa phương để thu hút khách. Liên kết với chính quyền địa phương, doanh nghiệp để được hỗ trợ nhiều hơn trong nghiệp vụ và chi sẻ chi phí trong kinh doanh. Đồng thời, cộng đồng dân cư cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn các nét văn hóa truyền thống địa phương, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
3.2.1.3 Phát triển du lịch tàu biển
Hiện nay, du lịch tàu biển đang thu hút một lượng khách khá lớn, đang tạo ra sức hấp dẫn mới, trong đó Châu Á là điểm đến với nhiều hứa hẹn mới cho du khách và Việt Nam là điểm đến lôi cuốn với khách du lịch tàu biển. Với chiều dài bờ biển và hệ thống cảng biển lớn nhỏ, bãi tắm đẹp, có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện để phát triển loại hình du lịch tàu biển. Do vậy, Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng đủ điều kiện phát triển du lịch tàu biển. Du lịch tàu biển đang này càng được ưa chuộng và có thêm các dịch vụ bổ sung cho loại hình nàỵ Tuy nhiên, thời gian qua du lịch tàu biển tại Khánh Hòa còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các hãng du lịch tài biển và du khách. Đó là:
- Chưa hoạch định chính sách và giải pháp phát triển du lịch tàu biển trong thời gian vừa quạ
- Cảng biển tại Khánh Hòa chủ yếu là cảng hàng hóa chưa có cảng hàng khách phục vụ cho việc đón khách tàu biển. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại cảng phục vụ cho việc neo đậu tàu có tải trọng lớn chưa đáp ứng được thực tế nên phải đưa khách vào bằng tàu nhỏ, gây sự bất tiện cho việc đi lại của du khách. Đồng thời, các dịch vụ bổ trợ tại cảng biển mang tính tự phát, phục vụ không chuyên nghiệp, gây ra tình trạng lộn xộn làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của tỉnh.
- Đặc điểm khách du lịch tàu biển đi với số lượng lớn, đa quốc giạ Việc đầu tư phương tiện vận chuyển, số lượng hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ tốt và có kinh nghiệm hướng dẫn còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc bán tour trên tàu và hướng dẫn tham quan du lịch.
74
- Sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn, dịch vụ ăn uống, mua sắm, tham quan giải trí,…và các điểm đến ít đa dạng, phong phú nên khách du lịch ít ở lại và đi tham quan sâu vào các điểm du lịch khác trong tỉnh.
- Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo an toàn trong vận chuyển khách nên các hãng du lịch tàu biển không tổ chức các chương trình du lịch xa cảng. Bên cạnh đó, môi trường du lịch tại cảng và các điểm đến du lịch chưa tốt nên gây ấn tượng không tốt với du khách.
- Công tác quảng bá về du lịch biển của tỉnh trên trường quốc tế còn yếu nên hình ảnh du lịch tàu biển còn mờ nhạt.
Giải pháp cụ thể đề xuất để phát triển sản phẩm du lịch tài biển, đó là:
- Cần tập trung xây dựng giải pháp phát triển du lịch tàu biển trong thời kỳ sắp tớị
- Tăng cường thiết lập mối quan hệ với các hãng tàu lớn trên thế giới để hợp tác phát triển du lịch, nghiên cứu, xây dựng và bán tour các chương trình du lịch tàu biển cho khách.
- Tham gia các hội chợ quốc tế, các sự kiện xúc tiến du lịch, tăng cường quảng bá trên các kênh truyền hình quốc tế, sản xuất các ấn phẩm về du lịch biển chuyên nghiệp,…để quảng bá và thu hút được nguồn khách du lịch tàu biển.
- Cần xây dựng và đầu tư nâng cấp hệ thống cảng biển chuyên nghiệp dùng cho đón đưa khách, có ga hành khách hiện đại và tiện nghi cũng như nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn giao thông.
- Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí,…đa dạng về chủng loại với chất lượng dịch vụ cao để thu hút khách vào sâu trong thành phố và các điểm du lịch lân cận.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cho nguồn lao động phục vụ du lịch. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, an ninh trật tự xã hội cho cảng biển, các điểm du lịch và cảnh quan của tỉnh.
- Cần có chính sách hỗ trợ, mềm dẻo cho du khách đến du lịch bằng đường biển, đường hàng không,…
3.2.2 Giải pháp trực tiếp hoàn thiện sản phẩm du lịch văn hóa
Trong thời gian qua, du lịch văn hóa tại địa phương chỉ đơn thuần khai thác các di sản văn hóa vật thể mà chưa thật sự chú trọng đầu tư phát triển sản phẩm văn hóa
75
phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể chính là “phần hồn” của các di tích lịch sử, công trình văn hóa – nghệ thuật, địa điểm tôn giáo, tín ngưỡng,…vốn là điểm đến của các tour du lịch văn hóạ Du khách không chủ đơn thuần tham quan các di tích mà họ còn muốn tìm hiểu về lễ hội, các sự kiện, các sinh hoạt văn hóa – tâm linh gắn với du tích, cũng như thân thế và hành trạng của các nhân vật thờ phụng hoặc có liên quan với các di tích đó. Do đó, di sản văn hóa phi vật thể là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Khánh Hòạ
Những loại hình du lịch văn hóa thích hợp để khai thác và phát triển du lịch đó là: lễ hội, diễn xướng dân gian, nghề thủ công, làng nghề truyền thống và ẩm thực địa phương.
3.2.2.1 Lễ hội
Lễ hội là một dạng hoạt động văn hóa do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, vui chơi, giải trí, được hình thành qua một quá trình lâu dài do tác động của văn hóa và lịch sử. Tuy nhiên, việc đưa lễ hội vào khai thác du lịch chưa nhiều và chưa thu được thành công như mong đợi do các nguyên nhân:
- Các lễ hội dân gian thường diễn ra ở những nơi du khách khó tiếp cận do những trở ngại về giao thông (đường sá, phương tiện đi lại) hoặc do không gian diễn ra chặt hẹp (chỉ đáp ứng được nhu cầu cộng đồng dân cư địa phương mà không thể đáp ứng cho đông đảo du khách).
- Thời điểm tổ chức nhiều lễ hội không phải vào mùa du lịch cao điểm nên lượng khách đến tham quan, chiêm bái và tham gia lễ hội không nhiềụ
- Du khách không có thông tin về các lễ hội do lễ hội chỉ trong phạm vi làng xã nên du khách không đến tham quan, chiêm báị
- Nhiều lễ hội được phục dựng để phục vụ du lịch nên đã bị “sân khấu hóa”, không còn giữ được bản sắc, sự sinh động vốn có như tổ chức tại cộng động. Do vậy, du khách không hào hứng, quan tâm đến các lễ hội phục dựng nàỵ
Do đó, giải pháp trực tiếp đề xuất cho việc khai thác lễ hội của tỉnh là:
- Lựa chọn những lễ hội thích hợp nhất để đầu tư phát triển thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách tham quan, chiêm bái, hành lễ,…không nên đầu tư dàn trải cho nhiều lễ hộị Hãy để cho địa phương nơi diễn ra lễ hội tự tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng. Một số lễ hội tiêu biểu tại Khánh Hòa cần đầu tư
76
phát triển để phục vụ khách như: Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang, lễ hội Yến sào, Lễ hội Am Chúa và lễ hội cầu ngư.
- Cần xây dựng thông tin về lịch lễ hội như: thời gian diễn ra lễ hội, nơi diễn ra lễ hội, đối tượng cúng tế, tưởng niệm, tôn vinh trong lễ hội, nội dung chính của lễ hội,…Lịch lễ hội cần phổ biến rộng rãi đến du khách dưới các hình thức như: đăng tải trên các trang web du lịch, in tập gấp, các phụ trương trong các sách du lịch, các trang vàng trong các niêm giám của địa phương,…
- Cần trùng tu, tôn tạo các di tích, địa điểm diễn ra lễ hội quan trọng của tỉnh cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật để du khách có thể tiếp cận dễ dàng những nơi diễn ra lễ hộị
- Các lễ hội được chọn để tái hiện trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách cần làm một cách bài bản, cẩn trọng, tránh làm sai lệnh tính chân xác của lễ hộị
- Xây dựng các tour du lịch tâm linh và đưa các lễ hội này vào tour du lịch này như một sản phẩm du lịch chủ yếu để khai thác. Đồng thời kết hợp khai thác lễ hội trong các loại hình du lịch biển đảo vừa để làm đa dạng, phong phú sản phẩm du lịch phục vụ du khách, vừa để khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong phát triển du lịch.
3.2.2.2 Diễn xướng dân gian
Diễn xướng dân gian của tỉnh như hò bá trạo, múa bóng, múa siêu, múa