Thực trạng du lịch tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 48)

2.3.1 Tình hình khách du lịch

Trong khoảng thời gian từ năm 2005-2012, số lượng khách du lịch đến tỉnh Khánh Hòa gia tăng tương đối đều và có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,88%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trung bình của khách nội địa là 19,88% và tốc độ tăng trưởng trung bình của khách quốc tế là 11,42%. Lượng khách nội địa đến Khánh Hòa nhiều nhất là từ thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 50% thị trường), Hà Nội (27,8%) và các tỉnh phía Bắc (9,2%), các tỉnh Nam bộ và Tây Nguyên (13%), còn lượng khách quốc tế tập trung mạnh ở mười thị trường chính: Nga, Úc, Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Canadạ Khách du lịch đến Khánh Hòa với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là tham quan du lịch, nghỉ dưỡng chiếm khoảng 80% số lượng, còn du lịch thăm người thân chiếm 10% và du lịch công vụ chiếm 10%. Cùng với việc mở rộng đường bay hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng những chuyến bay quốc tế từ Nga và Hàn Quốc đến sân bay Cam Ranh đã góp phần

35

thu hút thêm lượng khách quốc tế đến với Khánh Hòa trong thời gian qua và trong tương laị

Bảng 2.3 Lượng khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 2005-2012

ĐVT: lượt khách

(Nguồn từ Tờ gấp kinh tế xã hội năm 2012 của Cục thống kê Khánh Hòa)

2.3.1.1 Khách nội địa

Qua bảng số liệu, ta thấy số du khách nội địa đến với Khánh Hòa qua các năm hầu như tăng đều đặn không có hiện tượng tăng đột biến. Hàng năm, lượng khách đều tăng trưởng trên 20% và thời gian lưu trú đều trên 2 ngàỵ Riêng năm 2008 và năm 2009, lượng khách tăng rất ít. Đây là hiện tượng chung của du lịch Việt Nam cũng như du lịch thế giới do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầụ Đứng trước tình hình đó, tỉnh Khánh Hòa đã có những chương trình, hành động tác động tích cực để thu hút khách đến Khánh Hòa, nên số lượng khách từ năm 2010 tăng trưởng trở lại đạt mức tăng trưởng là 17,74% so với năm 2009 và tăng dần đến naỵ

Lượng khách đến Khánh Hòa so với các tỉnh khác trong khu vực Nam Trung bộ được xếp thứ hai, sau tỉnh Bình Thuận. Do nguồn khách đến Khánh Hòa chiếm đa số là khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ. Bình Thuận là tỉnh phát triển về du lịch biển tương tự như Khánh Hòa nhưng có vị trí địa lý thuận lợi hơn cho thị trường khách đến du lịch ngắn ngàỵ

36

2.3.1.2 Khách quốc tế

Lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa trong giai đoạn 2005- 2012 có xu hướng tăng cùng với sự tăng trưởng chung của cả nước, thời gian lưu trú của du khách thường là trên 2 ngàỵ Tuy nhiên năm 2009, tốc độ tăng trưởng lại bị sụt giảm là 19,20%. Sự sụt giảm này xuất phát từ khủng hoảng tài chính toàn cầu làm ảnh hưởng đến đời sống của du khách quốc tế.

So với lượng khách quốc tế với các tỉnh trong vùng duyên hải Nam Trung bộ thì khách quốc tế chủ yếu tập trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Nam, xếp thứ nhì là Khánh Hòa tiếp đến là Đà Nẵng và Bình Thuận.

Có được kết quả trên, tỉnh Khánh Hòa đã tích cực trong công tác ngoại giao mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển khu vực và quốc tế. Dó đó, khách quốc tế biết đến thương hiệu “Nha Trang – Khánh Hòa” ngày càng đông đảọ Thị trường khách đến từ Nga và Hàn Quốc đang có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn đón một lượng khách quốc tế lớn đến tham quan từ các tàu du lịch 5 sao đều đặn hàng năm tại cảng Nha Trang.

2.3.2 Doanh thu du lịch

Khánh Hòa là tỉnh nổi tiếng trong nước và ngoài nước về du lịch nên doanh thu du lịch của tỉnh có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và tăng đều qua các năm. Doanh thu du lịch năm 2008 đạt 1.353.354 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đạt 2.568.400 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình là 17,37%. Cơ cấu ngành dịch vụ chiếm 36,96% tổng sản phẩm tỉnh Khánh Hòa (tính theo giá thực tế) vào năm 2008 thì đến năm 2012 tỷ lệ này đạt 45,12%. Cơ cấu ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ cao sau ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Khánh Hòạ Với mức độ tăng trưởng này, ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Doanh thu chủ yếu của hoạt động du lịch năm 2012 là từ thu thuê phòng chiếm tỷ trọng 52,82% trong tổng doanh thu, tiếp đến thu bán hàng ăn uống chiếm tỷ trọng 23,42%, thu khác là 12,64%, thu bán hàng hóa là 7,82%, thu vận chuyển khách là 1,76% và thu lữ hành là 1,54%. Giai đoạn từ năm 2008 – 2012 tốc độ tăng trưởng trung bình của thu thuê phòng là 17,49%, thu dịch vụ lữ hành là 18,79%, thu bán hàng ăn uống là 15,96%, thu vận chuyển khách là 12,89%, thu bán hàng hóa là 22,32% và thu khác là 17,3%.

37

So với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là Đà Nẵng (thành phố trực thuộc Trung Ương) và Bình Thuận (tỉnh có loại hình phát triển du lịch biển như Khánh Hòa), doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm 2008 – 2012 được xếp thứ 3 trong các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về kết quả chi tiêu khách du lịch năm 2012, chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa là 95,7 USD/ngày và khách nội địa là 1,2 triệu đồng/ngàỵ Chi tiêu của du khách đến Khánh Hòa nhìn chung chưa cao bằng thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, chỉ cao hơn so với Bình Thuận. Chỉ tiêu này là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng doanh thu du lịch và có các chính sách để kích thích chi tiêu của du khách khi đến với Khánh Hòạ

Bảng 2.4 Doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2008 – 2012

ĐVT: triệu đồng Doanh thu du lịch Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (*) Tăng trưởng trung bình Tổng số 1.353.354 1.562.561 1.877.254 2.252.114 2.568.400 17,37% Thu thuê phòng 711.908 853.216 1.027.009 1.207.306 1.356.756 17,49% Thu lữ hành 19.595 20.126 27.612 37.401 39.027 18,79% Thu vận chuyển khách 27.853 30.464 37.370 42.188 45.238 12,89% Thu bán hàng hóa 89.790 95.947 108.902 116.688 201.018 22,32% Thu bán hàng ăn uống 332.740 372.327 450.053 585.278 601.706 15,96% Thu khác 171.468 190.481 226.308 263.253 324.655 17,3% % tăng trưởng so với năm trước - 15,45% 20.14% 19,96% 14,04%

Nguồn: - Niên giám thống kê Khánh Hòa 2011. - (*): Từ Cục thống kê Khánh Hòạ

38

Bảng 2.5 Doanh thu du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2008-2012 ĐVT: tỷ đồng. Tỉnh 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng trung bình Đà Nẵng 880 891 1.015 1.800 6.000 61,59% Quảng Nam 772 840 920 1.070 1.611 20,19% Quảng Ngãi 157 170 200 252 322 19,67% Bình Định 187 212 220 363 474 26,18% Phú Yên 90 141 360 429 500 53,53% Khánh Hòa * 1.353 1.562 1.877 2.252 2.568 17,37% Ninh Thuận 222 240 310 368 440 18,65% Bình Thuận 1.424 1.890 2.100 3.198 4.372 32,37% Tổng số 5.085 5.946 7.002 9.732 16.287 33,78%

Nguồn Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (*) nguồn từ Cục Thống kê Khánh Hòạ

2.3.3 Cở sở vật chất phục vụ du lịch - Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch

Với sự phát triển du lịch, tỉnh Khánh Hòa tiếp đón ngày càng tăng lượng khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng, hội thảo, thăm người thân,…Ngành du lịch Khánh Hòa đã không ngừng nâng cấp, xây mới các khu resort, khách sạn cao cấp đến nhà nghỉ du lịch để phục vụ nhu cầu của du khách. Số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng mạnh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng được đa dạng yêu cầu của khách du lịch. Tổng số cơ sở lưu trú (kể cả nhà khách) có đến tháng 12/2012 theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là 472 cơ sở với 11.730 phòng, tăng gấp 1,75 lần so với cùng thời điểm năm 2005. Tổng số cơ sở lưu trú du lịch đã được thẩm định, xếp hạng là 326,

trong đó có: 05 khách sạn 5, 04 khách sạn 4, 18 khách sạn 3, 77 khách sạn 2,

90 khách sạn 1, 132 nhà nghỉ du lịch đạt tiêu chuẩn tối thiểu, còn lại 127 cơ sở chưa

39

- Hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống

Số lượng trên 334 đơn vị, từ nhà hàng cao cấp đến cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Ngoài ra, trong hệ thống khách sạn từ 3 sao trở lên và các khu vui chơi, giải trí đều có nhà hàng, căn tin hay khu ăn uống phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách tại đó. Đồng thời, thông qua hệ thống dịch vụ ăn uống mà các món ăn ngon mang đậm đặc trưng của vùng biển đã để lại cho du khách nét độc đáo, nét bản sắc địa phương khi đến với vùng đất nàỵ

- Hệ thống phương tiện vận tải

Số lượng khách đến với Khánh Hòa bằng rất nhiều phương tiện: đường hàng không, đường bộ, đường thủy,…Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 75 đơn vị kinh doanh lữ hành với trên 1.000 xe các loại phục vụ vận chuyển bằng đường bộ, trên 300 tàu các loại đang hoạt động vận chuyển du lịch bằng đường thủỵ Tuy nhiên, hoạt động của các đơn vị kinh doanh vận chuyển du lịch vẫn còn hiện tượng chèo kéo khách, tăng giá quá cao mùa cao điểm, thiếu chuyên nghiệp trong phục vụ làm cho khách hàng khó chịu và bức xúc.

2.3.4 Giá sản phẩm, dịch vụ du lịch và kênh phân phối 2.3.4.1 Giá sản phẩm và dịch vụ du lịch

Giá sảnphẩm và dịch vụ du lịch ở Khánh Hòa tương đối phù hợp với cho khách

trong và nước ngoàị

- Vào lúc cao điểm, giá tour, phòng, ăn uống, dịch vụ,… thường tăng hơn nhưng vẫn có thể chấp nhận được, cần được đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Vào mùa thấp điểm, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch chủ động giảm giá, tặng thêm dịch vụ bổ trợ cho khách hàng.

Với mức sống ngày càng cao của người dân, việc giảm giá không phải vấn đề mấu chốt mà là nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách là cấp thiết, họ cần chất lượng phải hơn hoặc bằng với giá tiền họ bỏ rạ

2.3.4.2 Kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ du lịch

- Kênh bán hàng trực tiếp: từ các công ty lữ hành du lịch, công ty du lịch, văn phòng đại diện, các đại lý của các công ty kinh doanh du lịch,…đặt tại Khánh Hòa bán hàng trực tiếp cho khách hàng, hoặc bán qua mạng Internet.

40

- Kênh bán hàng gián tiếp: từ các công ty lữ hành du lịch, công ty du lịch, văn phòng đại diện, các đại lý của các công ty kinh doanh du lịch,…đặt tại các tỉnh khác hoặc quốc gia khác để bán hàng cho khách hàng.

2.3.5 Lao động của ngành du lịch

- Về lực lượng lao động ngành du lịch: Theo số liệu tổng hợp từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, số lượng lao động ngành du lịch không ngừng tăng lên trong từng năm không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng, góp phần tích cực trong việc phát triển ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòạ Số lượng lao động năm 2008 là

13.162 người, đến năm 2012 là 15.581 người tăng tương ứng là 2.419 người, tốc độ tăng trưởng trung bình là 4,31%. Trong đó, số lượng lao động khối hành chính sự nghiệp năm 2008 là 41 người, đến năm 2012 là 55 người, tăng 14 người, tốc độ tăng

trưởng trung bình 7,62%. Số lượng lao động khối kinh doanh năm 2008 là 13.121

người, đến năm 2012 là 15.526 người, tăng 2.405 người, tốc độ tăng trưởng trung bình

4,3%.

Bảng 2.6 Số lượng lao động của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm 2008-2012

Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 Ạ Khối hành chính sự nghiệp 41 42 44 49 55

1. Phân theo trình độ đào tạo 41 42 44 49 55

- Sau đại học người 0 2 3 5 10

- Đại học, cao đẳng người 31 31 32 35 39

- Trung cấp và tương đương người 9 8 8 8 5

- Đào tạo ngắn hạn (< 3 tháng) người 1 1 1 1 1

2. Phân theo chuyên môn 41 42 44 49 55

- Quản lý văn phòng người 33 34 36 38 44

- Thanh tra viên người 1 1 1 3 3

- Kế toán viên người 1 1 1 2 2

- Cán sự người 1 1 1 1 1

- Lao động khác người 5 5 5 5 5

B. Khối kinh doanh 13.121 13.650 14.168 14.826 15.526

41

- Sau đại học người 110 120 120 136 151

- Đại học, cao đẳng người 3.147 3.652 4.021 5.298 5.406

- Trung cấp và tương đương người 2.610 2.784 2.894 3.094 3.986

- Đào tạo ngắn hạn (< 3 tháng) người 2.267 2.448 2.501 2.707 3.002

- Chưa qua đào tạo người 4.987 4.646 4.632 3.591 2.981

2. Phân theo chuyên môn 13.121 13.650 14.168 14.826 15.526

- Cán bộ quản lý người 1.165 1.388 1.479 1.582 1.509

- Nhân viên văn phòng người 1.064 1.004 1.222 1.298 1.306

- Nhân viên kinh doanh người 826 826 826 1.071 1.104

- Nhân viên kỹ thuật người 549 555 570 601 700

- Nhân viên kế toán người 1.134 1.129 1.234 1.356 1.384

- Nhân viên phục vụ buồng người 1.429 1.461 1.494 1.791 1.802

- Nhân viên lễ tân người 1.273 1.273 1.286 1.293 1.296

- Hướng dẫn viên du lịch người 450 469 469 501 516

- Thông dịch viên người 62 62 62 65 67

- Nhân viên massage, vật lý trị liệu

người 308 333 333 408 510

- Nhân viên phục vụ ăn uống, nhà hàng

người 2.166 2.191 2.211 2.309 3.105

- Tài xế người 820 842 847 908 1.000

- Lao động khác người 1.875 2.117 2.135 1.643 1.227

C. Tổng cộng (A+B) người 13.162 13.692 14.212 14.875 15.581

(Nguồn từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa)

- Về đào tạo nguồn nhân lực:

Tại tỉnh Khánh Hòa có 06 trường và 01 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh gồm có: trường Đại học Nha Trang, phân hiệu Đại học Tôn Đức Thắng, Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, Cao đẳng nghề Nha Trang, Trung cấp Du lịch Nha Trang và Trung tâm đào tạo nghiệp vụ Yasaka Sài Gòn Nha Trang. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch từ 3 sao trở lên đã chủ động có kế hoạch đào tạo tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu phát triển của đơn vị, đã đào tạo hàng ngàn nhân lực cho ngành du lịch. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghề giúp người lao động tiếp cận được công nghệ, kỹ thuật mới, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất

42

lượng phục vụ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách, còn người lao động ổn định việc làm, thu nhập và gắn bó với công việc.

Việc thành lập các Câu lạc bộ Giáo dục du lịch và tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú cho học sinh sinh viên; thực hiện đào tạo đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn du lịch tham gia phục vụ trong các dịp lễ hội, các sự kiện văn hóa - du lịch của tỉnh; đào tạo đội ngũ Thuyết minh viên để phục vụ du khách tại các di tích, danh

thắng, các trung tâm văn hóa của tỉnh.

2.3.6 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch

Theo báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tính đến ngày 31/12/2012, toàn tỉnh có 484 doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch (tăng 146 doanh

nghiệp), so với cùng thời điểm năm 2005 (toàn tỉnh có 338 doanh nghiệp) tăng 1,42

lần, trong đó có: 21 doanh nghiệp nhà nước (giảm 7 doanh nghiệp), 03 có vốn đầu tư nước ngoài (giảm 2 doanh nghiệp), 329 doanh nghiệp tư nhân (tăng 113 doanh nghiệp), 17 công ty cổ phần (tăng 7 công ty), 80 công ty TNHH (tăng 29 công ty), 15 chi nhánh (tăng 5 Chi nhánh) và 19 đơn vị - tổ chức tham gia kinh doanh du lịch (tăng

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)