Qui mô và trình độ trang bị kỹ thuật của ngành

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 49)

- Khai thác thủy sản: Hiện nay toàn Tỉnh có tổng số 5621 cơ sở, trong đó có 22 hợp tác xã, 12 tổ hợp tác, 1 DN tư nhân và 5586 hộ cá thể. Nhìn chung qui mô của các cơ sở này còn nhỏ. Đối với các cơ sở tập thể qui mô tương đối lớn cả về số lượng tàu thuyền và công suất đánh bắt. Năm 2005 chiếm khoảng 14.89% tổng lực lượng tàu thuyền và chủ yếu là các tàu có công suất lớn hơn 50 CV.Còn các hộ cá thể qui mô khai thác còn nhỏ, tàu thuyền chủ yếu có công suất nhỏ hơn 50 CV, số lượng tàu thuyền có công suất lớn chiếm rất ít. Nhìn chung trình độ công nghệ trang bị trong các tàu thuyền chưa cao, một số tàu chưa có các dụngcụ, máy móc thiết bị bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đạt chất lượng cao. Do đó chất lượng sản phẩm bị thất thoát nhiều sau thu hoạch. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm chế biến. Tuy nhiên theo nguồn Sở Thủy sản Nghệ An thì hiện nay đội tàu đánh bắt xa bờ đã được cơ giới hoá và hiện đại hoá. Hiện có trên 60% tàu thuyền có thông tin liên lạc, 40% tàu thuyền có định vị vệ tinh, 40% trang bị máy sâu đo dò cá, ngoài ra còn có các loại máy tời, máy kéo, máy câu…cũng được sử dụng phổ biến.

- Nuôi trồng thủy sản: Năm 2005 toàn Tỉnh có 1 Công ty cổ phần NTTS với diện tích 6 ha, 30 lao động làm việc thường xuyên, nguồn vốn 3218 triệu đồng;có 2 DN tư nhân hoạt động trong lĩnh vực NTTS với nguồn vốn hoạt động 500 triệu đồng tạo công ăn việc làm cho 25 lao động; có 27 hợp tác xã NTTS với diện tích 6 500 ha và 1 685 lao động thường xuyên; có 75 tổ hợp tác NTTS với 7200 ha, số lao động làm việc tại các tổ hợp tác trong toàn tỉnh là 1155 người; có khoảng 7378 hộ tham gia NTTS, với diện tích đạt 8150 ha và tổng lao động là 21800 người; có 151 trang trại NTTS với vốn đầu tư 25 000 triệu đồng, thu hút 1055 lao động làm việc thường .

Nhìn chung qui mô của các đơn vị này cũng chưa lớn, chưa đầu tư trang bịđầy

đủ các máy móc công nghệ hiện đại trong việc sản xuất con giống, thuốc thú y, dụng cụ kiểm dịch thủy sản. Đối với các hộ nuôi trồng cá thể hầu như mang tính chất tự

phát, do đó cũng chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thả

giống, việc theo dõi kiểm tra tình hình dịch bệnh thủy sản nuôi.

- Chế biến thủy sản: Năm 2005 toàn Tỉnh có 4 HTX chế biến thủy sản với nguồn vốn đầu tư 2200 triệu đồng, thu hút 64 xã viên và 54 lao động thường xuyên; có 3 tổ hợp chế biến thủy sản, thu hút 85 lao động; có 4 DNTN chế biến thủy sản tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 226 lao động; có 5 Công ty cổ phần chế biến thủy sản vôưiá tổng nguồn vốn 12000 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên và ổn

định cho 600 lao động; có 4 28 hộ cá thể kinh doanh chế biến thủy sản với nguồn vốn 35200 triệu đồng tạo công ăn việc làm cho 1730 lao động.

Nhìn chung qui mô của các cơ sở chế biến thủy sản chưa lớn, máy móc thiết bị

còn cũ kỹ lạc hậu, do đó khả năng bảo quản nguyên liệu còn kém làm cho nguyên liệu

đưa vào chế biến có chất lượng không cao, điều này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau chế biến.

- Cơ khí đóng sửa tàu thuyền: Năm 2005 có 2 HTX với vốn đầu tư 500 triệu

đồng thu hút được 12 xã viên và 25 lao động; có 35 tổ hợp tác cơ khí đóng sửa tàu thuyền với nguồn vốn đầu tư 24 000 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 874 lao

động; có 1 DNTN cơ khí đóng sửa tàu thuyền với tổng vốn đầu tư 800 triệu đồng thu hút 64 lao động; có 428 hộ kinh doanh cá thể với nguồn vốn 23000 triệuđồng tạo công

ăn việclàm cho 330 lao động.

- Hậu cần dịch vụ nghề cá: Năm 2005 toàn Tỉnh có 135 hộ kinh doanh cá thể

dịch vụ hậu cần nghề cá thu hút được 1213 lao động thường xuyên với nguồn vốn đầu tư 98100 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 49)