Về nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 118)

a) S cn thiết ca gii pháp

Nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó phần lớn các hộ tham gia vào hoạt động NTTS đều khó khăn về kinh tế. Mà khả năng vay vốn tín dụng ngân hàng của dân còn gặp rất nhiều trở ngại do đặc thù vốn vay lớn, mức độ rủi ro cao, thủ tục đất NTTS chưa hoàn chỉnh…Vì vậy để ngành NTTS phát triển thì cần phải có sự huy động vốn từ nhiều nguồn vốn vay khác nhau

b) Ni dung ca gii pháp

- Cần tranh thủ nguồn vốn ngân sách đểđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NTTS, cơ sở hạ tầng giống thủy sản, chương trình hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây – con. Đầu tư

xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp gắn với phát triển NTTS.

- Thông qua các chính sách về hỗ trợ đầu tư, chính sách phát triển sản xuất để

huy động vốn tín dụng trung, dài hạn và vốn tín dụng trong dân, các tổ chức kinh tếđể đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở sản xuất giống, ao nuôi.

3.2.2.5. Vấn đề phòng chống, kiểm soát dịch bệnh

a) S cn thiết ca gii pháp

Tồn tại lớn nhất hiện nay ở Nghệ An là các vùng đầm tôm đã có trước đây do dân làm tự phát, chưa có qui hoạch và hướng dẫn của Nhà nước nên lấn chiếm vùng cửa sông, chặt phá rừng ngập mặn ven cửa sông làm cho các loài hải sản không có nơi cư ngụđể sinh sản. Hiện nay có tới gâng 80 % diện tích nuôi chưa được qui hoạch, hệ

thống dẫn nước thải chồng chéo, đan xen giữa đầm này với đầm khác nên khi một đầm bị bệnh thì sẽ kéo theo cả vùng bị bệnh gây thiệt hại rất lớn.

Mặt khác, một thực tế đang diễn ra hiện nay là việc sử dụng hoá chất và phế

phẩm phục vụ ao nuôi, đầm nuôi ngày càng tăng về số lượng theo từng thời vụ nuôi. Trong khi đó các thị trường nhập khẩu ngày càng đưa ra nhiều tiêu chẩu khắt khe về

an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, muốn thâm nhập vào thị trường này cần phải thực hiện tốt việc kiểm soát dịch bệnh vật nuôi.

- Đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống phòng kiểm dịch, phòng thí nghiệm của trung tâm khuyến ngư và trang thiết bị các trạm kiểm dịch thú thuỷ sản để nâng cao công tác kiểm dịch và bảo vệ môi trường.

- Thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch, đăng ký kiểm tra chất lượng con giống thuốc thú y thủy sản, thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản; Áp dụng các biện pháp đồng bộ nhằm không cho dịch bệnh lây lan, tổ chức việc kiểm soát dư lượng độc hại trong NTTS.

- Đào tạo và nâng cao trình độ cho người nuôi từ việc xác định địa điểm xâyn dựng ao nuôi thủy sản theo qui định quản lý môi trường, am hiểu qui trình nuôi tiên tiến, áp dụng qui trình nuôi khép kín, biết cách phòng trị bệnh các loại thủy sản

3.2.3. Giải pháp phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản. 3.2.3.1. Giải pháp về việc tạo nguồn nguyên liệu. 3.2.3.1. Giải pháp về việc tạo nguồn nguyên liệu.

a) S cn thiết ca gii pháp.

Nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến thủy sản Nghệ An dựa vào ba nguồn chính là khai thác, nuôi trồng và nhập khẩu. Tuy nhiên đểđảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành chế biến thủy sản Nghệ An thì phải tăng tỷ trọng nguyên liệu đưa vào chế biến từ nuôi trồng và giảm dần tỷ trọng nguyên liệu từ khai thác và nhập khẩu. Một trong những bất cập hiện nay ở Nghệ An là nguyên liệu cung cấp cho chế biến thuỷ sản từ khai thác chiếm tỷ trọng rất lớn so với nuôi trồng.

Trong khai thác thuỷ sản phần lớn tàu đánh bắt trong tỉnh còn có công suất nhỏ chủ yếu tập trung khai thác ở vùng ven bờ, phương tiện và trình độ bảo quản sản phẩm trên từng đơn vị tàu cá còn thiếu đồng bộ. Nhiều loại nguyên liệu khai thác được có kích cỡ quá bé và chất lượng không đảm bảo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ trọng nguyên liệu từ khai thác đưa vào chế biến thuỷ sản chiếm tỷ

trọng nhỏ trong khi khối lượng nguyên liệu khai thác được quá lớn.

Còn trong nuôi trồng thủy sản do công tác quy hoạch còn kém, hầu hết các hộ

gia đình NTTS một cách tự phát với quy mô nhỏ lẻ nên rất khó kiểm soát chất lượng và ATVSTP. Trong khi đó, đòi hỏi về ATVSTP của các nước nhập khẩu thuỷ sản ngày càng khắt khe. Vì vậy để xuất khẩu được sản phẩm vào các thị trường này thì đòi hỏi ngành khai thác thủy sản mà đặc biệt là NTTS phải cung cấp đủ nguyên liệu về

mặt sản lượng và đảm bảo chất lượng nguyên liệu sạch đưa vào chế biến.

b) Ni dung ca gii pháp.

Đểđảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu và đạt được mục tiêu đề ra thì cần phải tập trung đầu tư phát triển trên các lĩnh vực:

v Trong khai thác thy sn.

Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp đội tàu khai thác vùng lộng, phát triển khai thác vùng khơi, đảm bảo khai thác bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi

thủy sản; Cần tổ chức lại sản xuất trên biển theo tổ đội, hợp tác gắn với sử dụng tàu hậu cần dịch vụ, quan tâm dịch vụ sửa chữa cơ khí tàu thuyền vốn hiện đang thiếu và yếu, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm; Đồng thời hỗ trợ ngư dân

đầu tư cải tiến công nghệ khai thác, chuyển đổi nghề nghiệp khai thác sang nghề ít tốn nhiên liệu và khai thác các loài có giá trị xuất khẩu, nhằm tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác

đưa vào chế biến xuất khẩu.

Phát triển các mô hình hợp tác, quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi, quản lý chất lượng hàng hoá.

v Trong nuôi trng thy sn.

Tiếp tục phát triển NTTS về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tăng cường đầu tư cơ

sở hạ tầng và hỗ trợ vốn phục vụ NTTS, trước mắt cần hoàn chỉnh qui hoạch các vùng nuôi tôm thâm canh, vùng nuôi cá rô phi xuất khẩu, qui hoạch vùng nuôi cá lồng trên biển và vùng cửa sông; Tập trung sản xuất các loại giống có năng suất cao, giá trị cao

đem vào nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh trên diện rộng.

Hiện nay phần lớn nuôi trồng ở diện hộ gia đình, qui mô nhỏ, rất khó kiểm soát về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy cần phải liên kết xây dựng và phát triển các vùng nuôi tập trung, tạo ra sản lượng hàng hoá lớn và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

v Chng tht thoát sau thu hoch và qun lý th trường nguyên liu.

Nâng cấp chất lượng nguyên liệu, giảm giá đầu vào bằng cách áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến cùng với việc hình thành cảng cá, chợ cá; Mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu, trước hết là tập trung các địa điểm tập kết nguyên liệu chính trong Tỉnh để thu gom nguyên liệu phục vụ cho quá trình chế biến kịp thời, liên tục, ổn

định. Mặt khác, tiêu thụđầu ra cho ngành khai thác, nuôi trồng tỉnh nhà, hạn chếđược tình trạng các tư thương ép giá nguyên liệu.

v T chc tìm kiếm các ngun nguyên liu đa dng vi cơ cu thích hp phc

v chế biến, xut khu:

Khi nguyên liệu thu mua trong Tỉnh không sản xuất được, hoặc không đủ đáp

ứng yêu cầu mùa vụ, cơ cấu sản phẩm mà thị trường yêu cầu, các DN, công ty không ngừng tìm kiếm thị trường nguyên liệu, mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu nhằm

đạt được mục tiêu thu mua các nguồn nguyên liệu đa dạng với cơ cấu thích hợp phục vụ cho chế biến. Để làm được điều này nhất thiết phải đầu tư về vốn, con người và phương tiện vận chuyển để các tổ thu mua hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2.3.2. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệđể nâng cao năng lực chế biến thủy sản. năng lực chế biến thủy sản.

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện để thúc đẩy việc nâng cao năng lực chế biến thủy sản mà năng lực chế biến là một trong những khâu then chốt tạo nên giá trị và sản lượng của chế biến. Trong những năm qua giá trị kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của các DN trong tỉnh chỉđạt ở mức thấp. Mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trang thiết bị, máy móc và công nghệ hiện có của các doanh nghiệp trong tỉnh còn lạc hậu nên chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản xuất cao từđó làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Vì vậy, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến sản phẩm là một tất yếu để nâng cao năng lực sản xuất.

b) Ni dung ca gii pháp

- Nâng cấp, cải tạo các nhà máy chế biến xuất khẩu hiện có đặc biệt là tập trung nâng cấp đồng bộ nhà máy thuộc Công ty XNK thủy sản Nghệ An II đểđảm bảo các sản phẩm của Công ty đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường khó tính.

- Tiếp tục hỗ trợ DN nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý vệ

sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) theo HACCP, đảm bảo 100 % DN chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về VSATTP.

- Tiếp tục hướng dẫn DN đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, cơ giới hoá và tựđộng hoá dây chuyền chế biến nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh; Thu hút đầu tư của nước ngoài vào ngành chế biến, nâng cao trình độ sản xuất và quản lý tăng cường tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới; Áp dụng hệ thống quản lý VSATTP theo HACCAP. GMP, SSOP. Thực tế cho thấy nhiều DN chế biến xuất khẩu thủy sản thủy sản ở phía Nam nhờ mạnh dạn đi đầu trong việc hiện đại hoá và xây dựng nhà máy chế biến theo các chuẩn mực quốc tếđã có sản phẩm hàng hoá ngày càng thâm nhập sâu và rộng trên thị

trường quốc tế.

- Mở rộng các cơ sở chế biến xuất khẩu tư nhân, nâng cao năng lực bảo quản thu mua tốt.

- Xây dựng các vùng chế biến tập trung để khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển chế biến, đồng thời khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, phi tập trung trong thời gian qua; Cần qui hoạch xây dựng 8 khu chế

biến tập trung tại các địa phương:

+ Thị xã Cửa Lò: 2 khu chế biến tập trung. + Huyện Quỳnh Lưu: 3 khu chế biến tập trung. + Huyện Diễn Châu: 2 khu chế biến tập trung.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển và đổi mới sản phẩm tại các DN nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu luôn luôn biến đổi của khách hàng và tạo ra sự

phong phú về sản phẩm cũng như tăng cường cơ hội lựa chọn của khách hàng. Mở

rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thủy sản chế biến có giá trị gia tăng (GTGT), hàng ăn liền đạt tỷ trọng sản phẩm GTGT ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị

xuất khẩu thủy sản.

- Hỗ trợ DN chế biến tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hoá chất trong nguyên liệu, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

3.2.3.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm an toàn vệ

sinh thực phẩm.

a) S cn thiết ca gii pháp.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, giá cả sản phẩm và dịch vụ được xác định bằng quan hệ cung cầu trên thị trường. Một trong những yếu tố quyết định đến giá bán sản phẩm là chất lượng sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp DN tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm, từđó làm tăng lợi nhuận cho DN. Một trong những vấn đề nan giải của ngành thuỷ sản Nghệ An là máy móc công nghệ lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao, bao bì mẫu mã kém hấp dẫn, chưa theo kịp thị hiếu của khách hàng. Tỷ trọng hàng chế

biến giá trị gia tăng chiếm rất ít trong tổng số sản phẩm. Các doanh nghiệp chưa chủ động sản xuất các sản phẩm có tính tiện dụng cao, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, chưa có sản phẩm chủ lực nên thiếu sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường quốc tế và trong nước.

Mặt khác, công tácn quản lý ATVSTP mới chỉ tập trung thực hiện ở khu vực chế biến, chưa thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch nên vẫn còn tình trạng ngâm nước nguyên liệu diễn ra nhiều nơi. Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu còn chưa được kiểm soát tốt. Vì vậy, vấn

đề cấp bách đặt ra đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là phải đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng có chất lượng cao đáp

ứng được những yêu cầu của thị trường. Có như vậy sản phẩm thuỷ sản của các doanh nghiệp trong tỉnh mới có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

b) Ni dung ca gii pháp.

- Các cơ sở cần tập trung nâng cao chất lượng, bao bì nhãn mác các chủng loại sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới.

- Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm theo hướng sản xuất đón đầu, tập trung sản xuất những chủng loại sản phẩm mà người tiêu dùng cần ở hiện tại cũng như trong tương lai chứ không phải sản xuất những cái mà mình có sẵn.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và áp dụng về VSATTP tại cộng

đồng nhằm nâng cao nhận thức và thực hành VSATTP của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Trong đó đặc biệt quan tâm đến khối cộng đồng sản xuất và cung ứng nguyên liệu.

- Hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP cấp tỉnh. Hiện nay, yêu cầu của thị trường thế giới về truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, về quản lý, “Từ ao nuôi đến bàn ăn”, các vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh, thị trường, giá cả…đang đặt ra những yêu cầu cao hơn về tổ chức mối liên kết ngang của cộng đồng những người sản xuất và liên kết dọc giữa những người sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về sự cần thiết phải hành xử có trách nhiệm của từng nhà sản xuất đối với cả cộng đồng. Những yêu cầu này đòi hỏi nhà sản xuất phải

đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đảm bảo chất lượng VSATTP, huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng hình thành các tổ chức hội nghề nghiệp với cơ chế quản lý phối hợp có hiệu quả đểđảm bảo sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả

mọi người.

- Xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trước mắt sớm triển khai thực hiện mã hoá các vùng nuôi, tạo tiền đề để thực hiện truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.

- Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm VSATTP.

- Duy trì hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản nuôi và hoạt động kiểm soát vệ sinh an toàn vùng thu hoạch nhuyễn thể

hai mảnh vỏ.

- Tăng cường hoạt động phòng chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.

3.2.3.4. Giải pháp về thị trường.

a) S cn thiết ca gii pháp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)