Về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 131)

biển được vay vốn theo chương trình vốn ưu đãi từ Quĩ hỗ trợ đầu tư phát triển, vốn giải quyết việc làm (Chương trình 120).

- Đề nghị Bộ sớm chỉ đạo lập đề án thành lập Phân viện Nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộđể hỗ trợ Nghệ An trong phát triển NTTS.

3. Về chế biến thủy sản.

Các cơ quan ban ngành có thẩm quyền cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, củng cố

các Công ty XNK, hỗ trợ khoanh nợ, vốn đầu tư nâng cấp, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ

sau đầu tưđể hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định; Từng bước lành mạnh hoá tình hình tài chính của các DN, thực hiện cơ chế khoán một số cơ sở, bộ phận để nâng cao hiệu quả, khôi phục thị trường các mặt hàng truyền thống như tôm đông lạnh, mực

đông lạnh, hải sản khô; Hướng dẫn các DN xây dựng thương hiệu và thực hiện đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của mình đối vói nội địa và quốc tế. Nên chú ý khâu vệ sinh của nhà máy (hệ thống xử lý nước thải…), thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về

chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình trước và sau chế biến, phải năm vững thông lệ quốc tếđối với từng thị trường để việc xuất khẩu các sản phẩm vào thị trường nước ngoài được thông suốt và hiệu quả.

Để phát triển các cơ sở chế biến nhỏ tại các cụm chế biến đã được qui hoạch, đề

nghị UBND Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chế

biến này ngoài các bến cs đã được đầu tư bằng nguồn ngân sách Trung ương.

4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản. sản.

- Để đảm bảo an toàn về người và tài sản cho ngư dân đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương hỗ trợ cho tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng cơ sở trú bão, trước mắt là cơ sở trú bão Quỳnh Lưu.

- Hỗ trợ vốn cho Nghệ An (ngoài chương trình 224) để giúp Nghệ An triển khai dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi biển khu vực Quỳnh Lưu (đã được UBND Tỉnh phê duyệt).

- Cho phép Nghệ An xây dựng dự án cơ sở hạ tầng và phát triển nuôi biển khu vực đảo Mắt – Ngư.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp Trại giống Yên Lý, cho phép bổ sung chức năng, nhiệm vụ của trại thêm lĩnh vực sản xuất giống thủy sản nước mặn, lợ (điểm sản xuất tại Quỳnh Liên - Quỳnh Lưu).

- Do vốn ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hàng năm còn hạn chế so với nhu cầu, bình quân 5 – 7 tỷđồng/năm, trong lúc đó nhu cầu vốn 14 – 16 tỷ đồng/năm. Do vậy, đề nghị UBND Tỉnh xem xét và bổ sung vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi mỗi năm 7 – 9 tỷđồng.

-Trong xây dựng cơ sở hạ tầng vùng NTTS có tính đặc thù riêng (chỉ xây dựng được từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 2 năm sau) do các vùng đầu tư dân đang sản xuất. Dự án đầu tư NTTS xuất khẩu đã phê duyệt của các huyện mới chỉở dạng qui hoạch chi tiết, khối lượng hạng mục đầu tư của dự án còn ở hình thức khái toán và qui mô dự rộng, phân bổ trên địa bàn nhiều xã của huyện. Hơn nữa, vốn

đầu tư hàng năm có hạn, do đó việc tổ chức đấu thầu đối với các dự án NTTS khó có thể thực hiện được. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đề ra, nhất la chỉ tiêu diện tích NTTS xuất khẩu, đề nghị UBND Tỉnh cho phép các dự án được thự hiện chỉđịnh thầu và được triển khai xây dựng trước (từ tháng 11 năm trước) trên cơ sở dự kiến vốn hàng năm.

- Ngoài các chính sách trợ cước, trợ giá Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các trại giống cấp 2, cơ sở giống cấp 3 tại cụm huyện, xã miền núi, chính sách hỗ trợđầu tư nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn (với mức hỗ trợ 50 % giá trị lồng).

- Tiếp tục cho phép Nghệ An là tỉnh được triển khai pha hai dự án FSPS nhằm hỗ trợ thủy sản Nghệ An phát triển

KẾT LUẬN

Ngành thủy sản là một ngành mũi nhọn của nước ta nói chung và của tỉnh Nghệ

An nói riêng. Trong những năm qua cùng với sự phát triển Ngành thủy sản Việt Nam, Ngành thủy sản Nghệ An cũng không ngừng phát triển và khẳng định được vị thế của mình.

Trong tương lai Ngành thủy sản Nghệ An sẽ phát triển ra sao? Và chịu ảnh hưởng của những thay đổi xã hội như thế nào? Chính những câu hỏi đó là một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ buộc chúng ta phải có những nhận thức đúng đắn và phải điều chỉnh một cách hợp lý đểđáp ứng với những thay đổi đó nhằm phát triển Ngành thủy sản Nghệ An có hiệu quả.

Qua thời gian thâm nhập vào thực tiễn hoạt động của Ngành thủy sản Tỉnh Nghệ An, kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp “ Phương hướng và các giải pháp phát triển Ngành thủy sản Nghệ An đến năm 2010”.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, quá trình thâm nhập vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên đồ án tốt nghiệp của em chắc chắn sẽ có những thiếu sót. Vậy kính mong sự chỉ bảo, đóng góp của quí thầy, cô cũng như tập thể cán bộđang công tác tại Sở Thủy Sản Nghệ An. Đồ án này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Phạm Thị Thanh Bình – giáo viên trực tiếp hướng dẫn cũng như tập thể cán bộ viên chức ở Sở Thủy Sản Nghệ An. Qua đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy, cô và tập thể cán bộ viên chức ở Sở Thủy Sản Nghệ An đã trực tiếp, gián tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành đồ án này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình hoạt động và quản lý hoạt động thủy sản Tỉnh Nghệ An. 2. Các luận văn tốt nghiệp của các anh, chị khoá trước.

3. Các Website:

- www.mofi.gov.vn. - www.fistenet.gov.vn. - www.vasep.com.vn. - www.vietlinh.com.vn.

4. Đánh giá kết quả 4 năm thực hiện Nghị Quyết 15 của Ban thường vụ Tỉnh ủy khoá 12 về phát triển kinh tế thủy sản.

5. Dương Trí Thảo, (2002), ”Bài giảng Kinh tế thủy sản”. 6. Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

7. Lịch sử Ngành thủy sản Nghệ An, Xuất bản năm 1999, Xí nghiệp in Nghệ An. 8. Tạp chí thủy sản.

(Bồi dưỡng tin học văn phòng và kỹ năng tìm tin)

Học phí: 75.000 đ/30 giờ (sau thời gian trên cần học thêm không thu thêm tiền)

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)