Tình hình chế biến nội địa của các Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 85)

- 7 8 - Bảng 26: Tình hình chế biến thủy sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chênh lệch( % ) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 01 / 00 02 / 01 03 / 02 04 / 03 05 / 04 Tốc độ PTbq (%) Nước mắm Nghìn lít 10,000 12,000 13,000 13,500 14,000 15,000 20.00 8.33 3.85 3.70 7.14 108.45 Mắm các loại Tấn 3,200 3,500 4,000 4,500 5,000 9.38 14.29 12.50 11.11 -100.00 107.06 Bột cá Tấn 600 700 1,200 1,500 16.67 71.43 25.00 135.72 (Nguồn: Sở Thủy Sản Nghệ An). Biểu đồ 5: Các mặt hàng chế biến thủy sản nội địa trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm SL Nước mắm Mắm các loại Bột cá

Nhận xét:Qua bảng số liệu ta thấy:

Tình hình chế biến thủy sản nội địa trên địa bàn Tỉnh Nghệ An trong 6 năm qua (2000 – 2005) đã có những bước phát triển đáng kể, các mặt hàng chế biến thủy sản nội

địa không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể:

- Nước mắm: chế biến được đưa vào tiêu thụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng tăng. Năm 2000 toàn Tỉnh đã sản xuất 10 triệu lít nước mắm và đến năm 2005 số lượng nước mắm chế biến được đạt 15 triệu lít tăng 5 triệu lít so với năm 2000,

đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 8.45%. Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng nước mắm chế biến qua các năm có xu hướng giảm.

- Mắm các loại: năm 2000 toàn tỉnh sản xuất được 3200 tấn và đến năm 2005 đạt 5 000 tấn, tăng 1800 tấn so với năm 2000, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 7.06%. Tuy nhiên, số lượng mắm các loại sản xuất trong năm 2005 lại giảm 10% so với năm 2004.

- Bột cá là sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao được đưa vào sản xuất ở Nghệ An từ năm 2002 và bước đầu đạt 600 tấn, đến năm 2005 đạt 1500 tấn tăng 2.5 lần so với năm 2002 và đạt tốc độ tăng sản lượng sản xuất bình quân hàng năm là 35.72%.

Để đạt được kết quả trên trong những năm qua Tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chế biến thủy sản, khôi phục và nâng cao chất lượng, mẫu mã các sản phẩm truyền thống như nước mắm, mắm các loại… ,xây dựng các làng nghề chế biến như Phú Lợi (Quỳnh Dị), Diễn Bích, Mành Sơn (Tiến Thủy), Phú Liên (Quỳnh Long),

đặc biệt là ứng dụng các công nghệ hiện đại đưa vào sản xuất nhiều sản phẩm mới có giá trị cao và được thị trường chấp nhận như cá tẩm gia vị, mắm tôm chua nguyên con, cá hấp sấy ăn liền, chả cá, bột cá…

2.2.3.4.2 Tình hình chế biến xuất khẩu của các Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. a) Các mặt hàng chế biến thủy sản xuất khẩu.

- 8 0 - Bảng 27: Các mặt hàng chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. Chênh lệch(%) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 01 / 00 02 / 01 03 / 02 04 / 03 05 / 04 Tốc độ PTbq (%) I. Hải sản đông lạnh Tấn 1,370 1,482 2,114 1,815 1,812 2,292 8.18 42.65 -14.14 -0.17 26.49 110.84 1. Mực Tấn 540 520 930 424 482 308 -3.70 78.85 -54.41 13.68 -36.10 89.38 2.Tôm Tấn 200 400 600 700 700 750 100.00 50.00 16.67 0.00 7.14 130.26 3. Cá Tấn 380 392 416 420 450 630 3.16 6.12 0.96 7.14 40.00 110.64 4. Hải sản khác Tấn 250 170 168 271 180 457 -32.00 -1.18 61.31 -33.58 153.89 112.82 II. Hải sản khô Tấn 580 588 654 656 668 962 1.38 11.22 0.31 1.83 44.01 110.65 1. Mực Tấn 460 480 570 576 518 392 4.35 18.75 1.05 -10.07 -24.32 96.85 2.Cá Tấn 120 108 84 80 150 570 -10.00 -22.22 -4.76 87.50 280.00 136.56 III. Sản phẩm XK khác Tấn 50 30 32 29 20 63 -40.00 6.67 -9.38 -31.03 215.00 104.73 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 10,216 12,135 15,038 14,302 14,200 16,572 18.78 23.92 -4.89 9788.13 -98.83 110.16 (Ngun: S Thy Sn Ngh An)

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500SL (Tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Hải sản đông lạnh Hải sản khô Sản phẩm xuất khẩu khác Biểuđồ 7: Các mặt hàng chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Nhận xét: Nhìn chung trong 6 năm qua (2000 – 2005 ) các mặt hàng chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng tốt nhu cầu của từng thị trường xuất khẩu. Từđó làm cho kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế

biến thủy sản cũng tăng với mức tăng bình quân hàng năm là 9.86%. Trong đó tăng mạnh nhất là mặt hàng hải sản đông lạnh với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 10.65% và cuối cùng là các sản phẩm xuất khẩu khác với mức tăng 4.73%.

- Năm 2001, cả ba mặt hàng hải sản đông lạnh, hải sản khô và sản phẩm xuất khẩu khác đều tăng so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 10216 ngàn USD. Trong đó tăng mạnh nhất là hải sản đông lạnh. Cụ thể:

+ Hải sản đông lạnh xuất khẩu được 1482 tấn, tăng 112 tấn tương đương tăng 8.18% so với năm 2000. Có được kết quả này là do: trong năm này tốc độ tăng sản lượng của các mặt hàng tôm và cá đông lạnh tăng nhanh hơn tốc độ giảm sản lượng của mực và hải sản khác. Trong đó sản lượng tôm đông lạnh tăng mạnh đạt 400 tấn, tăng gấp hai lần so với năm 2000 còn hải sản khác giảm mạnh nhất, giảm 80 tấn tương đương giảm 32% so với năm 2000.

+ Sản lượng hải sản khô xuất khẩu năm 2001 đạt 588 tấn, tăng 8 tấn tương

đương tăng 1.38% so với năm 2000. Khác với hải sản đông lạnh, hải sản khô của Tỉnh chỉ

tập trung ở hai mặt hàng mực và cá. Sản lượng mực xuất khẩu tăng 4.35% trong khi sản lượng cá xuất khẩu giảm 10%, nhưng tốc độ giảm của sản lượng cá mạnh hơn tốc độ tăng của sản lượng mực đã làm cho tốc độ phát triển bình quân hàng năm giảm 10.65%.

+ Sản phẩm xuất khẩu khác như ngao, sò, ốc, sứa, cua ghẹ… đạt 30 tấn giảm 20 tấn tương đương giảm 40% so với năm 2000.

- Năm 2002 sản lượng xuất khẩu cả ba mặt hàng hải sản đông lạnh, hải sản khô và sản phẩm xuất khẩu khác đều tăng và đạt kim ngạch xuất khẩu 15038 ngàn USD. Trong

+ Hải sản đông lạnh xuất khẩu được 2114 tấn, tăng 632 tấn tương đương tăng 42.65% so với năm 2001. Đặc biệt trong năm này sản lượng mực tăng rất mạnh, đạt 930 tấn tăng 410 tấn tương đương tăng 78.85% so với năm 2001. Sản lượng mặ hàng tôm xuất khẩu vẫn tăng nhưng tốc độ tăng của sản lượng giảm so với năm trước (chỉ tăng 50% so với năm 2001). Các mặt hàng hải sản khác tiếp tục giảm (giảm 1.18% so với năm 2001).

+ Hải sản khô xuất khẩu được 654 tấn, tăng 66 tấn tương đương tăng 11.22 % so với năm 2001. Trong đó, sản lượng mực khô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng hải sản khô xuất khẩu, tăng 18.75% so với năm 2001. Trong khi đó sản lượng cá khô xuất khẩu giảm 22.22% so với năm 2001.

+ Sản phẩm xuất khẩu khác đạt 32 tấn, tăng 2 tấn tương đương tăng 6.67% so với năm 2001.

- Năm 2003 tình hình xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị chững lại, kim ngạch xuất khẩu đạt 14302 ngàn USD giảm 6.67% so với năm 2002. Trong ba mặt hàng xuất kẩu thì chỉ có sản lượng hải sản khô tăng, tuy nhiên mức tăng này cũng rất thấp chỉ tăng 0.31% so với cùng kỳ năm trước. Còn hai mặt hàng hải sản đông lạnh và sản phẩm xuất khẩu khác đều giảm. Trong đó giảm mạnh nhất là hải sản đông lạnh. Cụ thể:

+Hải sản đông lạnh xuất khẩu được 1815 tấn giảm 299 tấn tương đương giảm 14.14% so với năm 2002. Trong đó sản lượng mực xuất khẩu giảm mạnh nhất, giảm 54.41% so với năm 2002. Mặc dù sản lượng tôm, cá và các hải sản đông lạnh khác đều tăng so với năm 2002, tuy nhiên tốc độ tăng của những mặt hàng này không thể bù đắp

được tốc độ giảm của sản lượng mực đông lạnh xuất khẩu..

+ Hải sản khô xuất khẩu được 656 tấn tăng 2 tấn tương đương tăng 0.31% so với năm 2002. Trong đó sản lượng mực xuất khẩu tăng 1.05% so với năm 2002, trong khi sản lượng cá vẫn tiếp tục giảm (giảm 4.76% so với năm 2002).

+ Sản phẩm xuất khẩu khác đạt 29 tấn giảm 3 tấn tương đương giảm 9.38% so với năm 2002.

- Năm 2004 do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa và tôm, mặt khác trong năm này nhiều DN chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn Tỉnh tiến hành cổ phần hoá, nên tình hình xuất khẩu các mặt hàng tiếp tuc có sự giảm sút về sản lượng,. trong đó giảm mạnh nhất là các sản phẩm xuất khẩu khác. Kim ngạch xuất khẩu toàn Tỉnh đạt 14 200 ngàn USD. Cụ thể:

+ Hải sản đông lạnh xuất khẩu được 1 812 tấn giảm 3 tấn tương đương giảm 0.17% so với năm 2003. Mặc dù sản lượng của các mặt hàng như mực, tôm và các đông lạnh xuất khẩu đều tăng nhưng mức tăng này không thể bù đắp được mức giảm rất lớn của các hải sản khác (giảm 33.58% so với năm 2003) đã làm cho sản lượng hải sản đông lạnh xuất khẩu giảm.

+ Hải sản khô xuất khẩu được 668 tấn tăng 12 tấn tương đương tăng 1.83% so với năm 2003. Sản lượng hải sản khô tăng là do tốc độ tăng của sản lượng cá khô xuất khẩu tăng rất mạnh, tăng 87.50% so với năm 2003 đã bù đắp được tốc độ giảm của sản lượng mực khô xuất khẩu.

+ Sản phẩm xuất khẩu khác đạt 20 tấn giảm 9 tấn tương đương giảm 31.03% so với năm 2003.

- Năm 2005 sản lượng xuất khẩu cả ba mặt hàng đông lạnh xuất khẩu, hải sản khô và sản phẩm khác đều tăng so với năm 2004, trong đó tăng mạnh nhất là các sản phẩm xuất khẩu khác, kim ngạch xuất khẩu đạt 16572 ngàn USD. Cụ thể:

+ Hải sản đông lạnh xuất khẩu được 2292 tấn tăng 480 tấn tưong đươn tăng 26.49% so với năm 2004. Trong đó tăng mạnh nhất là các hải sản khác, tăng 153.89%, tiếp đó là cá đông lạnh tăng 40% còn sản lượng mực giảm 36.1% so với năm 2004.

+ Hải sản khô xuất khẩu được 962 tấn tăng 294 tấn tương đương tăng 44.01% so với năm 2004. Trong đó, mặt hàng cá khô tăng rất mạnh, tăng 280% trong khi sản lượng mực khô lại giảm 24.32% so với năm 2004.

+ Sản phẩm xuất khẩu khác đạt 63 tấn, tăng hơn gấp ba lần so với năm 2004. Như vậy năm 2005 các DN chế biến xuất khẩu thủy sản Nghệ An đã có sự nổ lực rất lớn trong việc khắc phục những khó khăn hiện tại để khai thác tốt nhu cầu các thị

trường xuất khẩu hiện có, đồng thời tìm cách mở rộng các thị trường tiềm năng khác như

Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo… để tăng kim ngạch xuất khẩu.

- 8

4 -

Bảng 28: Tình hình xuất khẩu của các Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Nghệ An. ĐVT: Ngàn USD Chênh lệch(%) Đơn vị xuất khẩu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 01/00 02/01 03/02 04/03 05/04 Tốc độ PTbq (%) 1.Công ty CP XNK thủy sản Nghệ An. 3,000 3,600 4,948 4,340 5,600 6,930 20.00 37.44 (12.29) 29.03 23.75 118.23 2.Công ty CP XNK thủy sản Nghệ An II. 2,330 2,800 3,200 3,000 3,920 5,760 20.17 14.29 (6.25) 30.67 46.94 119.84 3.Công ty CP thủy sản Quỳnh Lưu. 2,670 3,200 3,900 3,632 2,240 1,600 19.85 21.88 (6.87) (38.33) (28.57) 90.27 4.Công ty CP chế biến thủy sản Diễn Châu. 1,660 2,000 2,500 2,660 1,680 1,070 20.48 25.00 6.40 (36.84) (36.31) 91.59 5.Công ty CP CB thủy hải sản Vinh Hà. 556 535 490 670 760 1,212 (3.78) (8.41) 36.73 13.43 59.47 113.49 Tổng kim ngạch xuất khẩu 10,216 12,135 15,038 14,302 14,200 16,572 18.78 23.92 (4.89) (0.71) 16.70 110.16

Nhận xét: Nhìn chung, tình hình chế biến xuất khẩu của các DN trên địa bàn tỉnh trong 6 năm qua (2000 – 2005) đạt được kết quả khá tốt, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 9.86 %, trong đó Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ An II có tốc độ tăng lớn nhất.

- Năm 2001 KNXK toàn Tỉnh đạt 12 135 ngàn USD, tăng 1 919 ngàn USD tương

đương tăng 18.78 % so với năm 2000. Trong đó Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ An

đạt KNXK cao nhất với 3 600 ngàn USD, tiếp đó là ông ty cổ phần thủy sản Quỳnh Lưu với 3 200 ngàn USD và các DNTN đạt KNXK thấp nhất với 556 ngàn USD.

- Năm 2002 KNXK toàn Tỉnh đạt 15 038 ngàn USD tăng 2 903 ngàn USD tương

đương tăng 23.92 % so với năm 2001.

Tuy nhiên năm 2003 KNXK toàn Tỉnh đạt 14 302 ngàn USD giảm 736 ngàn USD tương đương giảm 4.89 %so với năm 2002. Trong đó, KNXK của Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ An giảm mạnh nhất (giảm 12.29 %), tiếp đó là Công ty cổ phần XNK thủy sản Quỳnh Lưu giảm 6.87 % so với năm 2002. Kim ngạch xuất khẩu giảm là do máy móc thiết bị, nhà xưởng của các Công ty chế biến XNK thủy sản đã xuống cấp, khi được cải tiến nâng cấp thì không đồng bộ; Nguồn tài chính eo hẹp, năng lực cán bộ còn hạn chế, khả năng tiếp cận thị trường cũng như trình độ công nhân còn thấp. Bên cạnh đó, do đặc thù điều kiện tự nhiên và tính mùa vụ rõ rệt trong khai thác và nuôi trồng thủy sảnt nên tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thường xuyên xảy ra. Do đó các DN làm ăn không hiệu quả.

- Năm 2004 KNXK toàn Tỉnh vẫn tiếp tục giảm, chỉđạt 14 200 ngàn USD giảm 102 ngàn USD tương đương giảm 0.71 % so với năm 2003 nhưng tốc độ giảm KNXK đã chậm lại. Có được điều này là do các DN chế biến XNK thủy sản trên địa bàn Tỉnh đã từng bước khắc phục được khó khăn về chủ quan cũng như khách quan và đạt được kết quả khá. Đặc biệt trong năm này Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ An II đã vươn lên dẫn đầu với tốc độ tăng của KNXK là 30.67 %, tiếp đó là Công ty XNK thủy sản Nghệ

An với 29.03 % so với năm 2003. Có được kết quả này là do trong năm này hai công ty trên đã đầu tư nâng cấp máy móc thiết bịđể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao mà các thị

trường đặt ra. Tuy nhiên cũng trong giai đoạn này, KNXK của Công ty cổ phần thủy sản Quỳnh Lưu và Công ty cổ phần chế biến thủy sản Diễn Châu đều giảm so với năm 2003, giảm 38.33 % đối với Công ty cổ phần thủy sản Quỳnh Lưu, giảm 36.84 % đối với Công ty cổ phần chế biến thủy sản Diễn Châu. KNXK của hai Công ty này giảm là do trong nănm 2004 hai Công ty này tiến hành cổ phần hoá cơ cấu tổ chức quản lý chưa ổn định nên có một thời gian thị trường xuất khẩu không được quan tâm đúng mức, từđó là cho KNXK giảm.

- Năm 2005 được đánh giá là năm mà Ngành chế biến xuất khẩu thủy sản có những bước phát triển đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu toàn Tỉnh đạt 16 572 ngàn USD tăng 2 372 ngàn USD tương đương tăng 16.70 % so với năm 2004. Đặc biệt trong năm này các DN tư nhân đã khẳng định vị thế của mình trong Ngành chê biến xuất khẩu thủy sản của tỉnh nhà với KNXK tăng 59.47 % so với năm 2004. KNXK của Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ An II tăng 46.94 %, Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ An tăng 23.75 % so với năm 2004. Bên cạnh đó thì KNXK của Công ty cổ phần thủy sản Quỳnh Lưu và Công ty cổ phần chế biến thủy sản Diễn Châu vẫn tiếp tục giảm.

2.2.3.5. Tình hình tiêu thụ.

Những kết quả đạt được trong chế biến xuất khẩu thủy sản những năm qua

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)