VỚI CƠ QUAN CHỦ QUẢN
2.1.1.1. Lịch sử phát triển ngành thủy sản nước ta
Trước năm 1954 do trình độ nền kinh tế nói chung và Ngành thủy sản nói riêng lạc hậu, bên cạnh đó chính quyền thực dân phong kiến không quan tâm đến phát triển nghề cá nên nghề cá không có vai trò quan trọng trong nên kinh tế quốc dân và không phải là ngành sản xuất độc lập. Số người sống bằng nghề biển rất ít, chỉ gói gọn trong phạm vi kinh tế gia đình tự cung, tự cấp, công cụ khai thác và chế biến thô sơ, lạc hậu.
Từ sau năm 1954, nhận thức được khả năng đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và bước đầu phát triển kinh tế ở Miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng phát triển nghề cá. Vụ Ngư nghiệp thuộc Bộ Nông Lâm đã được thành lập, đây là cơ quan quản lí nhà nước đầu tiên của nghề cá Miền Bắc và sự ra đời của nó đã đánh dấu một cách nhìn nhận mới đối với nghề
cá nước ta. Từ đó, những tập đoàn đánh cá Miền Nam trên đát bắc lần lượt ra đời, một phần tư số ngư dân Miền Bắc cũng đã gia nhập vào các hợp tác xã.
Với sự giúp đỡ của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em, Nhà máy cá hộp Hạ
Long đã ra đời năm 1957, trong đó có đoàn tàu đánh cá mà lực lượng chủ lực là đội tàu cá Việt Đức. Đây chính là cơ sở sản xuất theo kiểu công nghiệp đầu tiên trong nghề cá Miền Bắc và là nơi đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, công nhân cho nghề cá thời kỳđó.
Cũng vào thời kỳ này, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc đối với nghề
cá. Cuối tháng ba đầu tháng tư năm 1959, mặc dù rất bận rộn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian đi thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà…Tại đây, Người đã dạy: “Biển bạc của ta do ta làm chủ”. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử này, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã được những người làm nghề cá nước ta chọn làm ngày hội truyền thống của Ngành thủy sản, là ngày phát động ra quân khai thác vụ
nam và mở đầu thời vụ nuôi cá trong năm. Ngày 18 tháng 3 năm 1995, Thủ tướng Chính phủđã ra quyết định chính thức về việc tổ chức ngày hội truyền thống của Ngành thủy sản vào ngày 1 tháng 4 hàng năm.
Tháng 4 năm 1960, Bộ Nông Lâm được sắp xếp lại, chia thành 4 tổ chức mới là Bộ Nông Nghiệp, Bộ Nông Trường Quốc Doanh, Tổng Cục Lâm Nghiệp và Tổng Cục Thủy Sản. Ngày 5 tháng 10 năm 1961, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành nghịđịnh 150 CP qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng Cục Thủy Sản. Đây là thời điểm ra đời của Ngành thủy sản Việt Nam. Kể từ đây nó
được quan tâm phát triển toàn diện về khai thác, nuôi trồng, chế biến, hậu cần dịch vụ
nghề cá. Cũng trong thời kỳđó, nghề các phía Nam được quản lý bởi Nha Ngư Nghiệp thuộc chính quyền Sài Gòn. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ngành thủy sản
nước ta bước sang giai đoạn phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới của Ngành được đánh dấu bằng sự thành lập Bộ Hải sản vào năm 1976 và tổ chức lại thành Bộ Thủy sản năm 1981, bao gồm cả các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản.
Cùng với sự hình thành và phát triển của cơ quan quản lí nhà nước thuộc Ngành thủy sản, các tổ chức quần chúng, các hội nghề nghiệp của những người làm nghề cá cũng lần lượt ra đời, tích cực tập hợp, động viên lực lượng lao động thuộc mọi loại hình trong ngành đóng góp cho sự trưởng thành không ngừng của Ngành thủy sản Việt Nam. Đó là Hiệp hội nuôi tôm xuất khẩu (Tiền thân của Hội nuôi trồng thủy sản) thành lập năm 1989; Hội nghề cá Việt Nam (VINAFA) thành lập năm 1982; Công đoàn thủy sản Việt Nam thành lập năm 1992; Năm 1996, Quĩ nhân đạo nghề cá Việt Nam ra
đời; Đặc biệt năm 1998 Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam ra đời.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngành thủy sản Nghệ An cùng với cơ quan chủ quản
82 km đường bờ biển, có 6 cửa lạch và nhiều mép núi lấn ra biển cùng với những bãi hình thành một tuyến làng biển. Trước Cách mạng tháng Tám, làng biển rất nghèo chỉ có một số ít là người giàu và đại đa số là dân đánh cá nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào mặt biển. Với số dân đánh cá nghèo, có ít thuyền lưới đánh bắt cá trong lộng, ven bờ, số đông chịu cảnh làm thuê cho chủ thuyền cá, thuyền buôn, thuyền vận tải. Mỗi năm có 2 vụđánh bắt cá, vụ nam đánh cá lộng, vụ bắc đánh cá khơi.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, tiếp đó là kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nghề đánh cá biển vẫn còn trong quan hệ sản xuất cá thể theo đầu thuyền,
đánh bắt phân tán, du kích là chủ yếu nên sản lượng thu hoạch không cao và không tập trung. Trong thời kì này, địch tập trung bao vây đánh phá thuyền lưới, bắt giết người, nhân dân sợ hãi không dám đi biển, dân không có thu nhập nên đói kém,cán bộ hoang mang. Hầu như các huyện đều chủ trương chuyển hướng sang nghề nông và các nghề
khác, di dân đi nơi khác làm ăn, vận động miền đồng bằng giúp miền biển. Đến tháng 6 năm 1950, Tỉnh uỷđề ra chủ trương “tích cực vận động công ngư ra khơi đánh cá có kế
hoạch, đồng thời phát triển tập đoàn tiểu thủ công nghiệp để tạo điều kiện chiến đấu lâu dài” với các biện pháp như vận động, giải bản thuyền to đểđóng thuyền nhỏ, phát triển mạnh nghề lộng, đồng thời phát triển các nghề thủ công, vận động các nhà tư sản bỏ
vốn đóng thuyền mua lưới, phát triển mạnh nghề lộng, đồng thời đúc rút kinh nghiệm
đánh cá du kích để phổ biến, thực hiện Sau một thời gian thực hiện các chủ trương của Tỉnh, cán bộ cơ sở và ngư dân đã hình thành những tổ chức, có những biện pháp thích hợp tránh địch đểđẩy mạnh sản xuất. Từ 4 đến 10 người trên một thuyền hợp thành tập
đoàn sản xuất, tổ hợp tác, nhóm sản xuất đánh cá lộng. Hình thức tổ chức, chếđộ quản lý của các tập đoàn đánh cá, các tổ hợp tác, nhóm sản xuất còn đơn giản.
Trong thời kỳ khôi phục cải tạo và phát triển kinh tế văn hoá (1954 –1964),
Đảng và Nhà nước đã ra chỉ thị nhấn mạnh việc phát triển nghề cá và đề ra nhiệm vụ
của các cấp, các ngành là cần nhận thức đúng vị trí quan trọng của nghề cá không những trong nền kinh tế nông nghiệp mà cả trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân: phải phát triển nghề cá kết hợp tăng cường phòng thủ bờ biển, ra sức củng cố và phát triển các HTX nghề cá theo đúng đường lối của Đảng, ở những nơi ngư dân sống tập trung cần tổ chức HTX ngư nghiệp, còn những nơi nông dân và ngư dân sống xen kẽ với nhau thì thành lập những HTX nông - ngư nghiệp, phải phát triển nghề cá biển, đánh cá sông đi đôi với việc phát triển nghề nuôi cá ao hồ và bước đầu nuôi cá sông, nuôi cá nước mặn và các hải sản khác.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1964) trước yêu cầu phát triển nghề cá, sau khi ở trung ương thành lập Tổng cục Thủy sản thì ở Nghệ An tháng 4 năm 1960 Ty Thủy sản ra đời. Đặc biệt trong thời kỳ này đã diễn ra một sự kiện quan trọng
đối với Ngành thủy sản Nghệ An đó là Tỉnh ủy có nghị quyết tách phần chỉ đạo HTX nghề cá, muối ra khỏi Ban công tác nông thôn, chuyển giao việc quản lý HTX nghề cá cho Ty Thủy sản. Có thể nói từđây trong chỉđạo quản lý nghề cá được xem như một chuyên ngành, có điều kiện phát huy năng lực vốn có của nó. Sự ra đời của các đơn vị
quốc doanh thủy sản và cơ quan quản lý, Ty Thủy sản đánh dấu thời kỳ phát triển mới của nghề nuôi trồng đánh bắt thủy sản và kinh tế miền biển cũng như sự lãnh đạo của
Đảng đối với vùng biển, một vùng kinh tế quan trọng của Tỉnh ngày càng được tăng cường. Ty và các công ty, xí nghiệp đã tác động mạnh mẽ vào sự lớn lên của nghề cá nhân dân nhất là phong trào hợp tác hoá nghề cá, vào việc cải tiến kỹ thuật, cải tiến ngư
cụ, NTTS nước ngọt, nước lợ và chế biến hải sản để Ngành thủy sản khẳng định mình là một Ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh.
Ngay sau khi ra đời, Ty Thủy sản đã quan tâm đến chế biến các loại đặc sản từ
sản phẩm biển, cử cán bộđi Trung Quốc học tập và thành lập một cơ sở chế biến đã làm thành công một vài mặt hàng như keo từ vỏ tôm, vảy cá, nước Pơ-rô-len để kích thích cá đẻ, từ rau câu chiết ra aga để chế biến phân bón ruộng. Với trình độ khoa học kỹ
thuật, phương tiện dụng cụ của thời kỳ 1960 – 1961 chưa tiên tiến như ngày nay mà cán bộ khoa học, cán bộ quản lý của Ngành đã thực hiện thành công những thử nghiệm và sản xuất được môt sốđặc sản nói trên là sự cố gắng rất lớn. Tuy nhiên do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, giá thành chế biến sản phẩm còn đắt, kinh phí còn hạn hẹp và những năm sau xảy ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ nên việc chế biến các loại trên không phát triển được. Trong lĩnh vực NTTS tuy mới được giao tư Ngành nông nghiệp sang nhưng Ty Thủy sản đã quan tâm Công ty nuôi thủy sản chú trọng phát triển cả diện tích và năng suất sản lượng, du nhập giống mới như cá mè hoa, trắm cỏ, cá chép hung, cá thát lát Quảng Bình. Thời đó Nghệ An là một trong các địa
phương thí nhiệm thành công cho cá mè hoa đẻ nhân tạo. Từ tháng 12 năm 1971 Công ty nuôi thủy sản lại được giao cho Uỷ Ban Nông Nghiệp quản lý.
Trong giai đoạn (1969 – 1971), Tỉnh Ủy chủ trương phải khôi phục và phát triển mạnh nghề khơi, nâng cao năng suất và sản lượng nghề khơi, nhất là năng suất và sản lượng nghề dạ. Phát triển nghề khơi phải kết hợp được nhiều nghề, đánh cá quanh năm, có điều kiện đến các vùng biển có trữ lượng cá dồi dào, nâng nhanh sản lượng cá đồng thời giữ vững nghề lộng nhằm sử dụng hợp lý mọi khả năng lao động và thuyền lưới sẵn có, khai thác mọi nguồn hải sản. Về các loại đặc sản, nhất là các loại có giá trị xuất khẩu như sứa, mực, tôm he cần tạo điều kiện khuyến khích và tìm mọi biện pháp khai thác, chế biến nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Ra sức mở rộng kinh doanh ngành nghề trên bờ phù hợp với tính chất sản xuất và khả năng lao động là phương hướng quan trọng nhằm củng cố HTX đẩy mạnh khai thác cá biển, chú ý đúng mức nuôi cá nước lợ, nuôi đặc sản, sửa chữa thuyền lưới phục vụ thiết thực cho nghề đánh cá biển, tăng thu nhập cho HTX.
Trên chặng đường mới (1976 – 2005), Nghành thủy sản Nghệ An đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh, thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, qua hai kế hoạch 5 năm theo tinh thần nghị quyết đại hội lần thứ VII của Đảng, được sự chỉ đạo của Bộ Thủy sản, của Tỉnh ủy với sự nỗ lực của bản thân đã có những bước phát triển vững chắc.
Trong kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) nghề cá được nhà nước bao cấp gần như
toàn bộ với khối lượng tiền, hàng vật tư lớn, nhờđó sản lượng khai thác đạt mức cao, bình quân 28.000 tấn/năm.
Đến thời kỳ (1981 – 1985), nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, khả năng cung ứng của nhà nước cho nghề cá biển giảm 50% so với trước, sản lượng khai thác giảm 3%. Nghề thủy sản chững lại và sa sút nhất là nghề khai thác.
Qua những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ( 1991 – 1995) với cơ
chế quản lý đúng đắn các hoạt động sản xuất kinh doanh được chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn tiêu thụ nội địa với ngoại tiêu, lấy xuất khẩu làm mũi nhọn, làm phương tiện để thúc đẩy nghề cá phát triển. Đồng thời qua thực tiễn cọ xát trong cơ chế thị trường, các đơn vị đã bước đầu rút ra được những bài học kinh nghiệm. Mặt khác, nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả tương đối cao đồng đều trên các mặt khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Trong giai đoạn (1996 – 2005) Ngành thủy sản Nghệ An đã có những chuyển biến cơ bản về các mặt trên bước đường tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề cá. Quan hệ sản xuất trong nghề cá nhân dân tiếp tục được củng cố. Nhiều HTX, tổ hợp tác và đơn vị kinh doanh cá thể khai thác hải sản chế biến đã được thành lập. Các công ty
TNHH và các đơn vị thuyền nghềđược củng cố và tăng cường, các cơ sở quốc doanh đã
được ổn định, năng lực sản xuất được bổ sung cộng với thời tiết những năm này thuận lợi nên kết quả khai thác cá biển đạt mức tăng trưởng khá.