2.1.2.1.1. Địa hình
Địa hình vùng ven biển Nghệ An Đựoc chia thành từng vùng rõ rệt. Phần ven biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu thấp, bằng phẳng và bị chia cắt bởi những lạch nhỏ, một phần thấp thường hay bị ngập lụt và phần có địa hình cao hơn (Nghi Lộc, Cửa Lò) gồm những dải và cồn cát chạy dài song song theo hướng Bắc Nam.
Bờ biển Nghệ An có 6 cửa sông, lạch đổ ra biển và thông với vịnh như Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi (thuộc Quỳnh Lưu), Lạch Vạn (thuộc Diễn Châu), Cửa Lò, Cửa Hội (thuộc Cửa Lò). Tính trung bình khoảng 14 km bờ biển có một cửa lạch. Bởi vậy, nó cũng ảnh hưởng nguồn nước từđại dương xâm nhập vào hàng năm.
Đáy vùng biển Nghệ An có độ dốc tăng nhanh hơn so với các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt đi vào phía Nam, từđộ sâu 40 – 80 m, độ dốc của nền đáy giảm dần.
Mặt khác, biển Nghệ An bị ảnh hưởng bởi 2 luồng gió Đông Bắc và Tây Nam cho nên bồi lở bờ biển theo qui luật lở Bắc, bồi Nam như Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Hội.
2.1.2.1.2. Khí hậu
Vùng ven biển chịu ảnh hưởng của chếđộ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm.
Bảng 2: Một sốđặc trưng khí hậu ở Nghệ An Nhiệt độ trung bình năm ( 0C) Lượng mưa trung bình năm ( mm) Độẩm (%) Trung bình 20 Cao nhất 40 Thấp nhất 6.2 Quỳnh Lưu 1,143 Cửa Hội 2,692 Miền núi 1,572 Đồng bằng 1,767 Vinh 2,079 Trung bình 80
( Nguồn Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ năm 2005)
Nhiệt độ vùng ven biển Nghệ An vào đầu vụ Đông Xuân cao hơn so với các vùng khác trong tỉnh và thường có mưa phùn nên ít bị hạn. Lượng mưa tập trung vào mùa mưa (80%) từ tháng 5 đến thang 10. Những htnág còn lại có lượng mưa trên 200 mm nên vào cuối vụĐông thường bị hạn. Lượng mưa tăng dần từ Quỳnh Lưu đến Cửa Hội, lớn nhất là ở thành phố Vinh. Quỳnh Lưu là huyện có lượng mưa không lớn, lại gần biển, thoát nước nhanh nền ít bị ngập lụt.
Số giờ nắng cao, trung bình hàng năm vào khoảng 150 – 170 ngày nắng, tương
đương 1.500 – 1.800 (giờ/năm), là điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
2.1.2.1.3. Bốc hơi
Lượng bốc hơi nước trung bình từ 700 – 900 (mm/năm), lớn nhất là tháng 7 và nhỏ nhất là tháng 2. Do đó cần chú ý điều tiết độ mặn của đầm nuôi trồng thủy sản vào tháng 7.
Bảng 3: Biên độ thuỷ triều, nhiệt độ, độ mặn nước biển trạm Hòn Ngư Nghệ An năm 2005
Nhiệt độ nước biển ( 0C) Độ mặn nước biển (%)*0.1
Tháng Biên triều độ
(cm) TB MAX MIN TB MAX MIN 1 241 20,4 20,0 16,4 280 308 224 2 224 18,6 22,4 16,0 281 306 242 3 203 19,9 25,7 15,9 270 298 199 4 206 24,8 30,0 21,6 280 316 228 5 250 28,3 32,0 25,5 270 318 087 6 263 28,2 32,8 25,1 281 319 075 7 278 30,3 34,5 28,1 263 323 100 8 281 30,4 33,7 28,0 257 319 079 9 326 28,6 33,5 25,7 190 376 056 10 263 26,9 32,5 22,6 205 291 065 11 262 32,2 26,1 19,1 247 296 154 12 314 21,7 24,3 19,7 255 298 107
(Nguồn: Nguồn Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ năm 2005) 2.1.2.1.4. Diện tích mặt nước, hệ thống sông ngòi-đầm phá
Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ các vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn lại khá đa dạng về các loại hình mặt đất, mặt nước từ ao hồ nhỏ, mặt nước lớn cho đến ruộng nhiễm mặn đầm phá, vũng vịnh. Có thể nói Nghệ An hội đủ các yếu tố để phát triển nuôi trồng thủy sản trên các lĩnh vực.
Với 82 km bờ biển, 6 cửa lạch và hệ thống sông phân bổ khá đều tạo nên một tiềm năng lớn về diện tích mặt nước. Theo số liệu điều tra của Ngành thủy sản tháng 12 năm 2005 thì tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh là 62549 ha. Trong đó diện tích có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản là 34672 ha. Cụ thể:
1.4.2.1.1.5 Diện tích nước ngọt 29500/57377 ha (diện tích ao hồ nhỏ
8000/11207 ha); Diện tích hồ, mặt nước lớn 4300/8687 ha; Diện tích sông suối 2200/12216 ha; Diện tích ruộng trũng, ruộng chủđộng nước 15000/25267 ha).
1.4.2.1.1.6 Diện tích nuôi mặn lợ 3872 ha (bãi triều 700 ha, diện tích bãi cát 600, diện tích có thể chuyển đổi từđất khác 800 ha, 1772 ha mặt nước).
1.4.2.1.1.7 Diện tích biển có khả năng nuôi cá lồng 1300 ha (đã được qui hoạch)
2.1.2.1.5. Đặc điểm nguồn lợi biển
Ø Nguồn lợi vùng biển Nghệ An:
Đến nay Viện nghiên cứu hải Sản đã xác nhận vùng biển Nghệ An có sự đa dạng về nguồn lợi hải sản (cá, tôm, mực, sò lông…) và trữ lượng của các loài tương đối lớn.
Cá biển Nghệ An có 267 loài, thuộc 91 họ. Trong đó, 62 loài có giá trị kinh tế, cá sống ven bờ có 121 loài chiếm 46.32%, nhóm cá nổi có 29 loài và nhóm cá đáy có 101 loài. Trữ lượng cá vào khoảng 83 (ngàn tấn) và khả năng khai thác khoảng 50 (ngàn tấn). Trong đó, trữ lượng cá nổi khoảng 38 (ngàn tấn) và khả năng khai thác khoảng 28 (ngàn tấn). Trữ lượng cá đáy khoảng 45 (ngàn tấn) và khả năng khai thác khoảng 22 (ngàn tấn).
Vùng ven bờ (40 m độ sâu trở vào) có trữ lượng cá khoảng 24 ngàn tấn, khả
năng khai thác khoảng 14000 (tấn). Trong đó, trữ lượng cá nổi khoảng 10 (ngàn tấn) và khả năng khai thác 7- 8 (ngàn tấn). Trữ lượng cá đáy khoảng 14 (ngàn tấn) và khả năng khai thác khoảng 7 (ngàn tấn).
Tôm biển Nghệ An có 20 loài, thuộc 8 giống và 6 họ. Nhiều loài có giá trị kinh tế
và có sản lượng cao (các loài tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm hùm). Tổng diện tích các bãi tôm Nghệ An là 730 ha. Trữ lượng tôm đạt 610 – 680 (tấn) và khả năng khai thác khoảng 305 – 340 (tấn). Trong đó, tôm he chiếm khoảng 96-107 (tấn).
Trữ lượng mực vùng biển Nghệ An khoảng 2300 – 3000 (tấn), có nhiều loài có sản lượng cao như mực ống, mực nang, mực cơm và khă năng khai thác khoảng 1200 – 1500 (tấn). Trong đó, mực ống có trữ lượng khoảng 1520 – 1900 (tấn) và khả năng khai thác là 750 – 1000 (tấn),mực nang có trữ lượng khoảng 900 – 1000 (tấn) và khả năng khai thác là 450 – 500 (tấn).
Nguồn cá nhám Nghệ An có trữ lượng khoảng 2000 – 2200 (tấn), khả năng khai thác 1000 – 1200 ( tấn) bao gồm 7 họ, 15 loài.
Ngoài ra vùng còn có một số hải sản có giá trị kinh tế khác như rắn biển, khai thác được 6 –10 (tấn/năm), cá lệch khai thác được1,5 - 2(tấn/năm), moi biển khai thác 1000 – 1200 (tấn/năm) (Theo thống kê hàng năm, giai đoạn 1953 – 1993).
Sò lông phân bố từ Lạch Cờn đến Cửa Hội được dân thu hoạch hàng trăm tấn mỗi năm. Nhiều nguồn lợi hải sản khác có trên vùng biển Nghệ An đã được sử dụng cho đời sống hàng ngày của cư dân và là hàng hoá có giá trị kinh tế cao nhưng chưa
được điều tra thống kê như ngao, điệp ,ốc hương…
Ø Nguồn lợi vùng mặn lợ:
Hải sản ưu thế trong vùng mặn lợ là các loài tôm có giá tị kinh tế như tôm he chiếm 20% – 25%. Tôm rảo, tôm bạc nghệ, tôm đất…Sản lượng tôm tự nhiên khai
thác hàng năm đạt 50 (tấn). Bên cạnh tôm các bão ngao tự nhiên ở các bãi ngang từ
Quỳnh Lưu đến Cửa Lò được nhân dân khai thác hàng trăm tấn/năm. Rong câu chỉ vàng mọc tự nhiên ở các vùng nước lợ và ven cửa sông từ Quỳnh Lưu đến Cửa Lò cũng được khai thác (7 – 8 tấn rong câu khô/năm)
Ø Rừng ngập mặn:
Từ năm 1975 trở về trước, các hệ sinh thái rừng ngập mặn Nghệ An nằm dọc theo các cửa sông, cửa lạch, các đầm nước lợ với diện tích hàng trăm ha.Từ năm 1976 – 1990, rừng ngập mặn bị tàn phá nặng nề.Từ năm 1990 trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và nhà Nước, sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, ý thức về môi trường của dân được nâng lên nên hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Nghệ An đang từng bước hồi sinh và phát triển. Đến nay, Nghệ An có khoảng 500 ha rừng ngập mặn, diện tích rừng khá lớn tập trung ở ven biển xã Hưng Hoà và cửa Lạch Quèn 9 huyện Quỳnh Lưu).
Ø Sinh vật phù du:
Vùng ven biển Nghệ An có sự đa dạng cả về thực vật phù du và động vật phù du. Thực vật phù du có hàng chục loài, thuộc 5 ngành tảo và động vật phù du có hàng chục loài, thuộc 5 nhóm động vật khác nhau. Mật độ và phân bố của chúng có xu hướng tăng dần từ trong sông ra ngoài cửa sông.
Bảng 4: Tài nguyên sinh vật phù du ở các cửa lạch vùng ven biển Nghệ An
Tên cửa lạch Thực vật nổi Động vật nổi
Lạch Cờn
Có 17 loài thuộc 4 ngành tảo (tảo Silic, tảo lục ,tảo lam và tảo giáp). Trong đó, tảo Silíc có 8 loài (47.1%), tảo lục có 3 loài (17.6%), tảo lam có 2 loài ( 11.8%). Mật độ đạt 0.94*106 TB/m3.
Có 18 loài thuộc nhóm giáp xác chân chèo và nhóm ấu trùng tôm con, cá con. Nhóm giáp xác chân chèo có 13 loài (72.2%). Mật độ dao động 1071 – 7483 (con/m3)
Lạch Quèn
Có 13 loài thuộc 4 ngành tảo (tảo Silic, tảo lục ,tảo lam và tảo giáp). Tảo giáp có 8 loài (57.1%). Mật
độđạt 2.08*106 –6.61*106 TB/m3.
8 loài thuộc nhóm giáp xác chân chèo và 1 loài
sứa lược.(hyrmedusa)
Lạch Thơi
Có 13 loài thuộc 2 ngành tảo (tảo Silic và tảo giáp). Tảo giáp có 8 loài (61.5%). Mật độ dao động 1.51*106 –38.73*106 TB/m3.
13 loài thuộc nhóm chân mái chéo và nhóm râu ngành.
Lạch Vạn
Có 22 loài thuộc 3 ngành tảo (tảo Silic, tảo lục và tảo giáp). Trong
đó: tảo lục có 12 loài (54.6%) và tảo silic có 9 loài (40.9%). Mật độ
dao động 2.64*106 –9.07*106 TB/m3.
18 loài nằm trong nhóm râu ngành, giáp xác,nhóm động vật có vỏ, tôm ,cua…Nhóm giáp xác chân chèo chiếm 10 loại (55.5%), râu ngành 1 laọi (5.65 %), các loại khác có 7 loài (38.6%). Mật độ dao động 1020 – 6462 TB/m3. Cửa Hội 15 loài thuộc 4 ngành tảo (tảo silic, tảo lam,tảo giáp và tảo mắt). Trong đó, tảo silic gồm 12 loài. Mật độ thực vật nổi 1247.106
TB/m3.
18 loài thuộc nhóm giáp xác,
ấu trùng, ốc, tôm con và có bào xác. Loài giáp xác chân mái chèo chiếm ưu thế và có mật độ
lớn nhất. Cửa Lò
Có 20 loài thuộc 4 ngành tảo (tảo Silic, tảo lục, tảo lam và tảo giáp)
23 loài thuộc các nhóm giáp xác chân chèo, râu ngành, giun nhiều tơ.
Với điều kiện tự nhiên như vậy, Nghệ An đã sở hữu một trữ lượng lớn tài nguyên thủy sản làm cơ sở nguyên liệu vững chắc cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển.