nhóm công suất.
a) Sự cần thiết của giải pháp.
Qua đánh giá tình hình thực trạng khai thác thuỷ sản ở Nghệ An, ta thấy còn nhiều vấn đề bất hợp lý trong việc khai thác. Tình trạng tàu thuyền tập trung khai thác ở
vùng lộng với mật độ dày đặc, quá mức cho phép đã làm cho nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường vùng biển. Do đó, hiệu quả khai thác thuỷ sản không cao, đời sống của đại đa số ngư dân vùng biển gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để nâng cao hiệu quả khai thác thuỷ sản cần phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong nghề khai thác, vấn đề bức xúc cần được giải quyết nhanh là phải bố trí lại cơ cấu
đội tàu khai thác vùng lộng, phân tuyến khai thác nhằm khai thác bền vững, khai thác đi
đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nâng cao thu nhập và mức sống cho cộng
đồng ngư dân vùng biển.
b) Nội dung của giải pháp.
Trên cơ sở ba nhóm công suất chính của tàu thuyền là loại < 50 CV, loại 50 – 90 CV, loại > 90 CV, ta có thể phân chia tuyến khai thác theo các nhóm nghề, ngư trường và
đối tượng khai thác như sau:
- Ở vùng nước có độ sâu 20 m nước trở vào cho phép các loại tàu thuyền thủ
công và thuyền máy có công suất < 50 CV làm các nghề khai thác như giã tôm, moi theo mùa vụ, xăm, mành, vây lộng và lưới rê.
- Ở vùng nước có độ sâu 21 - 40 m nước cho phép các loại tàu thuyền có công suất từ 50 - 90 CV làm các nghề khai thác như vó, vây rút chì, chụp mực, câu, rê, giã kéo theo mùa vụ.
- Ở vùng nước có độ sâu 40 m nước lên cho phép các loại tàu thuyền máy có công suất > 90 CV làm các nghề vó khơi, rê khơi, vây rút chì, câu, giã kéo.