a) Sự cần thiết của giải pháp
Hiệu quả kinh tế của khai thác thủy sản xa bờ trong những năm gần đây nhìn chung còn thấp. Nhiều địa phương còn có tập quán khai thác thủy sản gần bờ với những nghề truyền thống. Ngư dân chưa có kinh nghiệm khai thác xa bờ, chưa quen với ngư trường vùng biển xa. Hơn nữa, ý thức của ngư dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn kém.
Hơn nữa, công tác đào tạo ở Nghệ An do Sở Thủy Sản tổ chức chỉ mới thực hiện bồi dưỡng để cấp bằng máy trưởng, thuyền trưởng cho một số ngư dân, chưa tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kinh nghiệm, kỹ thuật quản lý cũng như tay nghề cho ngư dân, nên đại bộ phận ngư dân còn lúng túng trong việc sử dụng các thiết bị hàng hải và kỹ thuật khai thác trên tàu. Vì vậy, để đội tàu khai thác có hiệu quả thì cần có các giải pháp để nâng cao trình độ và nhận thức cho ngư dân.
b) Nội dung của giải pháp
- Tổ chức các buổi thảo luận và giới thiệu các công nghệ đánh bắt hải sản để
ngư dân tiếp cận, đặc biệt là xây dựng mô hình điểm vươn khơi của HTX khai thác dịch vụ thủy sản và vay vốn cho tàu xa bờ là mô hình điểm để nhân dân địa phương có niềm tin vào hiệu quả và sự hỗ trợ của tập thể, từđó nhân rộng thành phong trào.
- Không ngừng đào tạo và cung cấp thông tin cải tiến ngư cụ và phổ biến các kinh nghiệm đánh hải sản ở trong và ngoài nước để ngư dân có thể học hỏi và áp dụng trong điều kiện phù hợp.
- Tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng cho các chủ phương tiện khai thác thủy sản.