Giới thiệu về các Doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thủy sảnt ỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 77)

Trong những năm gần đây, các DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản

đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành nói chung, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, các DN cổ phần còn có nhiều hạn chế như

trình độ tổ chưc sản xuất, quản lý chưa cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua còn quá thấp thậm chí còn thua lỗ nặng nề.

Hiện nay toàn Tỉnh có rất nhiều cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, tuy nhiên mới chỉ có hai công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất nhập khẩu. Đó là Công ty CP XNK thủy sản Nghệ An và Công ty CP XNK thủy sản Nghệ

An II. Các công ty cổ phần và các cơ sở chế biến thủy sản khác hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản nội địa và tham gia xuất khẩu tiểu ngạch hiện có còn gặp nhiều khó khăn về trình độ tay nghề của người lao động, vốn sản xuất kinh doanh, mặt bằng nhà xưởng, trình độ công nghệ chế biến,…nên rong những năm gần đâytốc độ phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của các đơn vị này đang còn thấp.

Bên cạnh các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản nội

địa thì chế biến thủy sản trong nhân dân chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm. Ngày càng nhiều DN tư nhân làm ăn có hiệu quả như DN của anh Thâm (Quỳnh Lưu), DN của anh Sơn (Nghi Tân - Cửa Lò), một số cơ sở ở

Diễn Bích ( Diễn Châu). Các DN này cùng với các loại hình tổ chức sản xuất phạm vi hộ gia đình đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An trong những năm qua. Tuy nhiên, những năm gần đây các loại hình này còn manh mún, rời rạc, thiếu tính chất cộng đồng nên tình trạng ô nhiễm môi trường dễ

Bảng 24: Giới thiệu chung về các Doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An. Tên Công ty Loại hình Địa chỉ Ngành nghề kinh doanh Quản lí chất lượng 1.Cty CP XNK thủy sản Nghệ An Cổ phần P.Nghi Hải – TX.Cửa Lò Mua bán chế biến các mặt hàng thủy sản đông khô; mua bán vật tư, hoá chất, nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc , thiết bị, phương tiện vận tải phục vị sản xuất kinh doanh thủy sản và hàng tiêu dùng. HACCP 2.Cty CP XNK thủy sản Nghệ An II Cổ phần Quỳnh Mỹ - Quỳnh Lưu Thu mua chế biến hàng thủy sản xuất khẩu., máy móc thiết bị, ngư

lưới cụ, phương tiện vận tải phục vụ nghề cá. HACCP 3. Cty CPchế biến thủy sản Diễn Châu Cổ phần Diễn Yên - Diễn Châu Chế biến nước mắm và các loại hải sản khô. GMP 4.Cty CP thủy sản Quỳnh Lưu Cổ phần Quỳnh Thuận - Quỳnh Lưu

Thu mua, chế biến, tiêu thụ nước mắm các loại; chế biến các mặt hàng hải sản khô nội địa - liên doanh liên kết xuất khẩu thủy sản. HACCP 2.2.3.2. Tình hình cung cấp nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu hiện nay.

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến sản phẩm thủy sản trong những năm gần đây ở Nghệ An được lấy từ khai thác, nuôi trồng. Tỷ trọng nguyên liệu đưa vào chế biến còn thấp (nằm trong khaỏng từ 37% - 49% của sản lượng khai thác được). Nghề nuôi tôm trong tỉnh chỉ có một vụ, thêm vào đó thời gian thu hoạch ngắn. Vì vậy, dù sản lượng khai thác và nuôi trồng trong tỉnh hàng năm tương đối lớn nhưng do cơ cấu, mùa vụ chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nên nhiều DN còn phải mua thêm nguyên liệu từ các tỉnh bạn.

Đội tàu khai thác thủy sản toàn tỉnh từ năm 2001 đến nay mặc dù có sự thay đổi đáng kể về số lượng và công suất máy. Cơ cấu đội tàu phát triển theo hướng giảm dần loại tàu thuyền có công suất nhỏ dưới 20 CV và tăng dần loại tàu có công suất từ 50 CV trở lên để khai thác có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nghề khai thác chủ yếu đang ở ven bờ, công nghệ khai thác còn chậm đổi mới, số lượng tàu thuyền tham gia đánh bắt xa bờ không nhiều, hiệu quả khai thác còn thấp. Năm 2005, số

lượng tàu thuyền có công suất trên 90 CV khai thác vùng khơi mới chỉ có 275 chiếc, chiếm 8.5 % số lượng tàu thuyền hiện có.

Hiện nay bằng việc hướng dẫn và phối hợp giữa chế biến, xuất khẩu với khai thác hải sản, ngư dân đã chuyển dần từ việc khai thác theo số lượng sang những đối tượng có giá trị xuất khẩu. Trong đó phải kể đến việc chuyển hướng sang nghề chụp mực, rê mực,, nghề câu cá hố…Trước tác động của giá nhiên liệu liên tục tăng trong thời gian qua, nhiều tàu thuyền đã chuyển nghề khai thác tốn ít nhiên liệu và lựa chọn đối tượng khai thác chất lượng cao và có giá trị xuất khẩu

Nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, đặc biệt trong 5 năm gần đây nhiều chủng loại nguyên liệu có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, cá nhỡ, ốc hương… rất khan hiếm. Chỉ tính riêng tôm he ở vùng vịnh Diễn Châu trước đây cung cấp hàng trăm tấn mỗi năm nhưng hiện nay trữ lượng loài tôm này quá ít ỏi.

2.2.3.2.2. Tình hình cung cấp nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản.

Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước thông qua chương trình phát triển NTTS nên nghề nuôi thủy sản có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt: đối tượng nuôi ngày càng đa dạng, diện tích, năng suất NTTS không ngừng tăng lên qua các năm. Tốc

độ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng không ngừng tăng lên qua các năm. Tốc độ tăng trưởng sản lượng NTTS trong những năm gần đây khá cao (bình quân hàng năm giai

đoạn (2000-2005) đạt 17.3 %/năm) trong đó nổi bật là sự phát triển vượt bậc của nghề

nuôi tôm sú. Năm 2005, sản lượng NTTS đạt 18000 tấn. Trong thời gian này, Tỉnh đã chủ trương tập trung vào phát triển các đối tượng có giá trị xuất khẩu như tôm sú, cá rô phi đơn tính,.. Cụ thể:

Ø Nhóm sản phẩm tôm:

Tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu ở Nghệ An. Trong những năm gần đây , nghề nuôi tôm sú phát triển rất nhanh. Tính đến năm 2005, diệm tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 800 ha, sản lượng đạt 1500 tấn. Năng suất nuôi tôm bình quân toàn tỉnh đạt gần 1 tấn/ha, năng suất tôm thâm canh đạt 1.9 tấn/ha.

Tôm thẻ chân trắng đã du nhập vào nuôi trong tỉnh nhưng mới ở mức khảo nghiệm. Do vậy, loài tôm này chưa có sản lượng cung cấp cho chế biến xuất khẩu.

Ø Cá rô phi đơn tính: là đối tượng nuôi nước ngọt có tiềm năng phục vụ xuất khẩu. Từ năm 2003 Tỉnh đã triển khai chương trình phát triển nuôi cá rô phi. Năm 2005, sản lượng cá rô phi xuất khẩu đạt 2500 tấn tăng 277.7 % so với năm 2003. Tuy nhiên do kích cỡ cá nuôi nhỏ không đáp ứng yêu cầu của chế biến xuất khẩu. Vì vậy chỉ dùng cho tiêu thụ nội địa.

Ø Nhóm cá nước mặn: Đã bước đầu quan tâm nhưng sản lượng chưa nhiều, chủ

yếu tiêu thụ nội địa. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá gìp, cá mú, cá vược… Năm 2005 có 35 lồng nuôi trên biển. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của thiên tai nên phong trào nuôi trên biển phát triển chưa mạnh, chưa xứng với tiềm năng phát triển của vùng. Theo số liệu điều tra, diện tích có khả năng nuôi biển là 1300 ha. Vì vậy, nó có thể được xem là nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Hiện nay,Tỉnh Nghệ An đang có chủ trương quan tâm, khôi phục và phát triển nghề nuôi này.

Ø Nhóm nhuyễn thể: Đối tượng nuôi hiện nay ở Nghệ An chủ yếu là ngao. Năm 2005, diện tích nuôi ngao gần 100 ha, năng suất bình quân đạt 14 tấn/ha. Tuy nhiên, nghề nuôi ngao vẫn trong tình trạng nuôi quảng canh, nhỏ lẻ, dựa vào nguồn giống tự

nhiên là chính. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa.

Ø Nhóm sản phẩm cua:

Nghề nuôi cua đang được phát triển nhưng mới chỉ ở qui mô nhỏ tại các huyện thị ven biển. Sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc theo đường tiêu thụ tiểu ngạch và tiêu thụ nội địa. Hiện nay ở Nghệ An đã sản xuất nhân tạo được giống cua, là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cua thương phẩm.

Ghẹ biển là sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng nhưng sản lượng khai thác còn hạn chế. Hơn nữa, Tỉnh vẫn chưa chủ động được giống và công nghệ nuôi nên chưa kích thích được nghề nuôi ghẹ phát triển.

2.2.3.2.3. Cơ cấu nguyên liệu nội tỉnh cung cấp cho công nghiệp chế biến thủy sản.

Hiện nay nguồn nguyên liệuđưa vào chế biến được cung ứng từ ba nguồn đó là từ khai thác tự nhiên, từ nuôi trồng thủy sản, từ nhập khẩu. Tuy nhiên trong phạm vi

đề tài chỉ nghiên cứu đến nguồn nguyên liệu được cung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An và nguyên liệu chính cung cấp cho ngành chế biến thủy sản. Chính vì thế đề tài chỉ

quan tâm đến các loại cá, tôm, mực cung cấp cho hoạt động chế biến sản phẩm thủy sản.Theo ý kiến các chuyên gia tại Sở Thủy Sản Nghệ An thì sản lượng nguyên liệu thủy sản đưa vào chế biến thủy sản từ khai thác chiếm tới 80 % còn từ nuôi trồng chỉ

chiếm khoảng 20 % trong tổng sản lượng nguyên liệu đưa vào chế biến. Số lượng nguyên liệu còn lại được tiêu thụ ở các chợ, các khách sạn, nhà hàng… phục vụ nhu cầu thủy hải sản tươi sống trong tỉnh cũng nhu ngoài tỉnh.

- 7

3 -

Bảng 25: Cơ cấu nguyên liệu nội tỉnh cung cấp cho công nghiệp chế biến thủy sản.

ĐVT: Tấn Chênh lệch(%) SL nguyên liệu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 01 / 00 02 / 01 03 / 02 04 / 03 05 / 04 Tốc độ PTbq (%) 1.Từ khai thác thủy sản. 8,720 9,115 10,127 10,480 10,632 11,350 4.53 11.10 3.49 1.45 6.75 105.41 - Cá các loại 4,231 4,658 4,941 5,284 4,459 7,356 10.09 6.08 6.94 -15.61 64.97 111.69 - Tôm các loại 424 437 682 773 1,512 2,163 3.07 56.06 13.34 95.60 43.06 138.53 - Mực các loại 4,065 4,020 4,504 4,423 4,661 1,831 -1.11 12.04 -1.80 5.38 -60.72 85.26 2.Từ nuôi trồng thủy sản. 1,648 1,694 1,835 1,960 2,043 2,820 2.79 8.32 6.81 4.23 38.03 111.34 - Các các loại 1,057 1,164 1,236 1,320 1,115 1,228 10.12 6.19 6.80 -15.53 10.13 113.04 - Tôm các loại 591 530 599 640 928 1,442 -10.32 13.02 6.84 45.00 55.39 119.53 Tổng cộng 10,368 10,809 11,962 12,440 12,675 14,170 4.25 10.67 4.00 1.89 11.79 106.45 (Nguồn: Sở Thủy Sản Nghệ An)

Biểu đồ 4: Sản lượng nguyên liệu thủy sản cung cấp cho chế biến từ khai thác và nuôi trồng qua các năm (2000 – 2005 )

Nhận xét: Nhìn chung nguyên liệu thủy sản trong tỉnh cung cấp cho công nghiệp chế biến thủ sản trong 6 năm qua (2000 – 2005) ngày một tăng, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6.45 %. Trong đó nguyên liệu thủy sản từ khai thác luôn chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng nguyên liệu cung cấp cho chế biến thủy sản. Tuy nhiên, tốc độ

tăng sản lượng bình quân hàng năm của nuôi trồng lại cao hơn gấp hai lần khai thác. Qua đó cho thấy nuôi trồng thủy sản đang dần khẳng định vị thế của mình trong sự

phát triển của Ngành thủy sản Nghệ An nói chung và trong nền kinh tế của tỉnh nói riêng.Cụ thể:

- Nguyên liệu từ khai thác thủy sản: Đưa vào chế biến có xu hướng tăng qua các năm, với tốc độ tang bình quân hàng năm là 5.41%. Trong đó sản lượng cá khai thác được đưa vào chế biến chiểm tỷ trọng cao nhất. Năm 2005, sản lượng cá đưa vào chế biến đạt

7356 tấn chiếm 64.81 % trong tổng số sản lượng khai thác và đạt tốc độ tăng bình quân 11.69%, tiếp đó là tôm với 2 163 tấn chiếm 19.06% trong tổng số sản lượng khai thác và đạt tốc độ tăng bình quân 38.53% và cuối cùng là mực với tốc độ giảm bình quân hàng năm là 14.74%. Mặc dù tổng sản lượng khai thác thủy sản hàng năm toàn tỉnh đạt trên 30 000 tấn, nhưng nguyên liệu đưa vào chế biến chỉđạt gần 8000 tấn cá, tôm, mực các loại, chiếm 26.67% tổng sản lượng khai thác. Tỷ lệ nguyên liệu đưa vào chế biến không cao là do hầu hết nguyên liệu sau khi đánh bắt được bảo quản bằng nước đá xay nhỏ từ tàu đánh cá đưa về các cảng cá, bến cá tiêu thụ. Vì vậy, chất lượng nguyên liệu thủy sản bị giảm sút và thất thoát lớn sau thu hoạch.

- Nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản: đưa vào chế biến có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân đạt 11.34 %, trong đó tăng mạnh nhất là sản lượng tôm các loại. Tuy nhiên, năm 2000 sản lượng tôm đưa vào chế biến đạt 591 tấn nhưng

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000SL (Tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Từ khai thác Từ nuôi trồng

đến năm 2001 chỉđạt 530 tấn, giảm 61 tấn tương đương giảm 10.32%. Sỡ dĩ cóa điều này là do trong thời gian này tình hình dich bệnh tôm phát triển mạnh, mật độ nuôi cao nên chất lượng, sản lượng thấp. Thêm vào đó các loài có giá trị cao được bán cho các tỉnh bạn làm tôm giống, bán cho các nhà hàng, khách sạn nên lượng tôm sú hàng năm cung cấp cho chế biến thủy sản giảm, không đủ cho nhu cầu chế biến. Vì vậy, các DN trong tỉnh phải mua nguyên liệu từ các tỉnh bạn. Năm 2004 sản lượng tôm đưa vào chế

biến tăng mạnh (tăng 45 % so với năm 2003) mà nguyên nhân là do trong năm này lĩnh vực sản xuất con giống đã có sự phát triển nhảy vọt cả về số lượng cũng như chất lượng, đã cơ bản chủđộng được các loài giống thủy sản nhất là giống tôm sú.

- Tôm và cá được cung cấp từ hai nguồn khai thác và nuôi trồng. Cá cung cấp từ nuôi trồng là cá nước ngọt và cá nước lợ nhưng tỷ trọng không nhiều. Sản lượng cá cung cấp từ khai thác chiếm phần lớn tổng sản lượng khai thác được. Tôm được dưa vào chế từ khai thác và nuôi trồng không có sự Chênh lệchlớn về số lượng. Điều này

đặt ra thách thức không nhỏ cho ngành nuôi trồng thủy sản vì nhu cầu về nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến ngày càng tăng trong khi đó nguồn nguyên liệu từ khai thác ngày càng cạn kiệt. Vì vậy phải đẩy mạnh hơn nữa nuôi trồng để có thể tăng sản lượng nguyên liệu cung cấp từ nguồn này.

- Khác với tôm và cá thì mực chỉ được cung cấp từ khai thác. Sản lượng mực

đưa vào chế biến tăng, giảm không ổn định qua các năm, tốc độ giảm bình quân hàng năm là 14.74%. Năm 2005 sản lượng mực đưa vào chế biến giảm mạn,h, với 1831 tấn giảm 60.72% so với năm 2004. Nguyên nhân là do lực lượng tàu thuyền khai thác xa bờở Nghệ An chưa mạnh nên việc khai thác gần bờđã làm giảm sản lượng mực có thể

khai thác. Chính vì thế Tỉnh cần đẩu mạnh hơn nữa việc khai thác hải sản xa bờđể có thể bảo tồn nguồn lợi ven bờ một cách hợp lý hơn.

2.2.3.2.4. Bảo quản trên tàu sau thu hoạch.

Bảo quản tươi nguyên liệu thủy sản là một khâu rất quan trọng trong quá trình chế biến. Nguyên liệu thủy sản rất dễ bị ươn thối, biến chất làm giảm giá trị dinh dưỡng. Nguyên liệu thủy sản phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mang tính chất mùa vụ rõ rệt. Do đó, công tác bảo quản tuơi vô cùng quan trọng. Chất lượng sản phẩm chế biến phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên liệu.

Ở Nghệ An, vấn đề bảo quản sau thu hoạch ngày càng được quan tâm, nhất là

đối với các loại hải sản có giá trị xuất khẩu. Nhiều nơi ngư dân đã đầu tư trang thiết bị

dụng cụ bảo quản lạnh trên tàu khai thác hải sản xa bờ nhằm mục đích giữ tươi nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)