năng lực chế biến thủy sản.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện để thúc đẩy việc nâng cao năng lực chế biến thủy sản mà năng lực chế biến là một trong những khâu then chốt tạo nên giá trị và sản lượng của chế biến. Trong những năm qua giá trị kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của các DN trong tỉnh chỉđạt ở mức thấp. Mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trang thiết bị, máy móc và công nghệ hiện có của các doanh nghiệp trong tỉnh còn lạc hậu nên chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản xuất cao từđó làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Vì vậy, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến sản phẩm là một tất yếu để nâng cao năng lực sản xuất.
b) Nội dung của giải pháp
- Nâng cấp, cải tạo các nhà máy chế biến xuất khẩu hiện có đặc biệt là tập trung nâng cấp đồng bộ nhà máy thuộc Công ty XNK thủy sản Nghệ An II đểđảm bảo các sản phẩm của Công ty đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường khó tính.
- Tiếp tục hỗ trợ DN nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) theo HACCP, đảm bảo 100 % DN chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về VSATTP.
- Tiếp tục hướng dẫn DN đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, cơ giới hoá và tựđộng hoá dây chuyền chế biến nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh; Thu hút đầu tư của nước ngoài vào ngành chế biến, nâng cao trình độ sản xuất và quản lý tăng cường tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới; Áp dụng hệ thống quản lý VSATTP theo HACCAP. GMP, SSOP. Thực tế cho thấy nhiều DN chế biến xuất khẩu thủy sản thủy sản ở phía Nam nhờ mạnh dạn đi đầu trong việc hiện đại hoá và xây dựng nhà máy chế biến theo các chuẩn mực quốc tếđã có sản phẩm hàng hoá ngày càng thâm nhập sâu và rộng trên thị
trường quốc tế.
- Mở rộng các cơ sở chế biến xuất khẩu tư nhân, nâng cao năng lực bảo quản thu mua tốt.
- Xây dựng các vùng chế biến tập trung để khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển chế biến, đồng thời khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, phi tập trung trong thời gian qua; Cần qui hoạch xây dựng 8 khu chế
biến tập trung tại các địa phương:
+ Thị xã Cửa Lò: 2 khu chế biến tập trung. + Huyện Quỳnh Lưu: 3 khu chế biến tập trung. + Huyện Diễn Châu: 2 khu chế biến tập trung.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển và đổi mới sản phẩm tại các DN nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu luôn luôn biến đổi của khách hàng và tạo ra sự
phong phú về sản phẩm cũng như tăng cường cơ hội lựa chọn của khách hàng. Mở
rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thủy sản chế biến có giá trị gia tăng (GTGT), hàng ăn liền đạt tỷ trọng sản phẩm GTGT ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị
xuất khẩu thủy sản.
- Hỗ trợ DN chế biến tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hoá chất trong nguyên liệu, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
3.2.3.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm an toàn vệ
sinh thực phẩm.
a) Sự cần thiết của giải pháp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, giá cả sản phẩm và dịch vụ được xác định bằng quan hệ cung cầu trên thị trường. Một trong những yếu tố quyết định đến giá bán sản phẩm là chất lượng sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp DN tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm, từđó làm tăng lợi nhuận cho DN. Một trong những vấn đề nan giải của ngành thuỷ sản Nghệ An là máy móc công nghệ lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao, bao bì mẫu mã kém hấp dẫn, chưa theo kịp thị hiếu của khách hàng. Tỷ trọng hàng chế
biến giá trị gia tăng chiếm rất ít trong tổng số sản phẩm. Các doanh nghiệp chưa chủ động sản xuất các sản phẩm có tính tiện dụng cao, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, chưa có sản phẩm chủ lực nên thiếu sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường quốc tế và trong nước.
Mặt khác, công tácn quản lý ATVSTP mới chỉ tập trung thực hiện ở khu vực chế biến, chưa thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch nên vẫn còn tình trạng ngâm nước nguyên liệu diễn ra nhiều nơi. Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu còn chưa được kiểm soát tốt. Vì vậy, vấn
đề cấp bách đặt ra đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là phải đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng có chất lượng cao đáp
ứng được những yêu cầu của thị trường. Có như vậy sản phẩm thuỷ sản của các doanh nghiệp trong tỉnh mới có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
b) Nội dung của giải pháp.
- Các cơ sở cần tập trung nâng cao chất lượng, bao bì nhãn mác các chủng loại sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới.
- Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm theo hướng sản xuất đón đầu, tập trung sản xuất những chủng loại sản phẩm mà người tiêu dùng cần ở hiện tại cũng như trong tương lai chứ không phải sản xuất những cái mà mình có sẵn.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và áp dụng về VSATTP tại cộng
đồng nhằm nâng cao nhận thức và thực hành VSATTP của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Trong đó đặc biệt quan tâm đến khối cộng đồng sản xuất và cung ứng nguyên liệu.
- Hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP cấp tỉnh. Hiện nay, yêu cầu của thị trường thế giới về truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, về quản lý, “Từ ao nuôi đến bàn ăn”, các vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh, thị trường, giá cả…đang đặt ra những yêu cầu cao hơn về tổ chức mối liên kết ngang của cộng đồng những người sản xuất và liên kết dọc giữa những người sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về sự cần thiết phải hành xử có trách nhiệm của từng nhà sản xuất đối với cả cộng đồng. Những yêu cầu này đòi hỏi nhà sản xuất phải
đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đảm bảo chất lượng VSATTP, huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng hình thành các tổ chức hội nghề nghiệp với cơ chế quản lý phối hợp có hiệu quả đểđảm bảo sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả
mọi người.
- Xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trước mắt sớm triển khai thực hiện mã hoá các vùng nuôi, tạo tiền đề để thực hiện truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.
- Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm VSATTP.
- Duy trì hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản nuôi và hoạt động kiểm soát vệ sinh an toàn vùng thu hoạch nhuyễn thể
hai mảnh vỏ.
- Tăng cường hoạt động phòng chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.
3.2.3.4. Giải pháp về thị trường.
a) Sự cần thiết của giải pháp.
Trong những năm gần đây, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các DN trên địa bàn Tỉnh Nghệ An đạt ở mức thấp. Mặc dù, các DN đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm bạn hàng nhưng nhìn chung thị trường tiêu thụ của các DN vẫn chỉ là các khách hàng truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Nhật Bản, EU, Mỹ…Hơn nữa, các DN chưa thật sự chú trọng đến thị trường trong nước đặc biệt là các nhà hàng, khách sạn vào các dịp lễ tết, mùa du lịch trong tỉnh.
Thêm vào đó, các đơn vị chế biến nội địa chưa tạo được chỗđứng vững chắc
ở thị trường trong nước, thậm chí còn chưa chiếm lĩnh được trị trường trong Tỉnh. Mà nguyên nhân của nó là do các DN chưa làm tốt công tác nghiên cứu thị trường cũng như công tác marketing. Do đó việc nắm bắt những thông tin đầu vào cũng nhưđầu ra của sản phẩm, thông tin về những nhu cầu của thị trường ( nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai) đối với từng sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, hầu hết các DN
chế biến thủy sản xuất khẩu ở Nghệ An chưa có phòng marketing riêng do qui mô của các DN tương đối nhỏ, trong khi đó chi phí thành lập phòng marketing còn khá lớn. nên các DN còn e ngại về hiệu quả mang lại.
Như vậy để mở rộng được thị trường tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, các DN chế biến thủy sản Nghệ An cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị
trường, công tác marketing và xây dựng chiến lược phát triển thị trường đúng đắn.
b) Nội dung của giải pháp.
- Ưu tiên tập trung vào xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường vào các thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá.
- Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phương thức làm công tác thị trường theo hướng chuyên nghiệp hoá. Các DN phải chuyển từ phương thức bán hàng thụ động sang phương thức bán hàng chủ động. Tập trung nguồn lực xúc tiến thương mại vào các thị
trường lớn và các thị trường mang tính đột phá như Trung Quốc; Tổ chức tốt các hoạt
động quảng cáo, hướng dẫn sử dụng và tăng cường hiểu biết về sản phẩm thủy sản Việt Nam đến các đối tượng tham gia quá trình lưu thông, phân phối thủy sản tại các thị trường theo hướng chuyên nghiệp hoá để nâng cao hiệu quả; Khảo sát xu hướng tiêu dùng, sức mua của thị trường mới dựa trên qui mô dân số, tiềm năng kinh tế, khả
năng cung cấp và hệ thống phân phối thủy sản của chính thị trường để tạo cơ hội tiếp cận cho các nhà xuất khẩu chủđộng phòng ngừa những đột biến của thị trường.
- Tiếp tục nghiên cứu học tập kinh nghiệm các nước, các địa phương khác đểđề
xuất cơ chế huy động nguồn lực về tài chính về nhân lực phục vụ cho phát triển thị
trường.
- Chủ động tìm hiểu nhu cầu và qui định của từng thị trường để sản xuất sản phẩm và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho phù hợp.
- Thị trường xuất khẩu: Phải đa dạng hoá thị trường tiêu thụ nhằm một mặt hạn chế những rủi ro một khi các thị trường truyền thống biến động bất lợi, mặt khác tiếp cận với nhũng thị trường mới có tiềm năng, lợi thế, đồng thời giữ vững những thị
trường truyền thống hiện có. Bên cạnh đó cũng cần phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ những người làm công tác xuất khẩu
để mở rộng thị trường.
+ Đối với thị trường Trung Quốc: Các đơn vị cần tập trung khai thác thị trường rộng lớn này, đặc biệt các sản phẩm được sản xuất từ cá, mực, nhuyễn thể có vỏ.
+ Đối với thị trường Mỹ và EU: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng các sản phẩm được làm từ tôm.
+ Khôi phục, mở rộng chiếm lĩnh thị trường trong Tỉnh: Hỗ trợ các đơn vị mở
các đại lý tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm tập trung đông dân cư, có nhu cầu về sản phẩm thủy sản lớn. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến thị trường tại chỗ
cho những người có thu nhập cao, có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản cao cấp như các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch…
+ Mở rộng thị trường ra các tỉnh bạn: khuyến khích các đơn vị chế biến thủy sản tìm kiếm các bạn hàng ngoài tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong việc
đăng ký thương hiệu sản phẩm nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của đơn vị tới người tiêu dùng, cũng như hỗ trợ các đơn vị trong việc nắm bắt thông tin về thị trường tại các địa phương trong cả nước đểđơn vị có kế hoạch xúc tiến, mở rộng thị trường.
+ Tiến dần thâm nhập các thị trường nước ngoài bằng các hình thức xuất khẩu khác nhau đối với các sản phẩm có thế mạnh.
3.2.4. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá.
Cơ sở hạ tầng là điều kiện và là tiền đề đảm bảo cho ngành thủy sản phát triển bền vững. Với sựđón đầu và mở bung lực lượng sản xuất nghề cá như hiện nay và những năm tiếp theo thì việc phải tập trung đâu tư, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ
tầng nghề cá tỉnh Nghệ An được đặt ra như một tất yếu khách quan.
3.2.4.1. Cơ sở hạ tầng dịch vụ khai thác hải sản.
v Về qui hoạch:
- Qui hoạch cảng cá, bến cá phải gắn liền với qui hoạch khu sản xuất kinh doanh dịch vụ hậu cần nhằm đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng ngư dân, tạo thành một hệ thống liên hoàn và tập trung. Có như vậy, tàu thuyền và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có điều kiện tạo tiền đề cho nhau để phát triển.
- Qui hoạch và xây dựng hệ thống cảnh báo, cứu nạn, cứu hộ cho tàu thuyền, hệ
thống phao tiêu, cột hiệu, biển báo.
- Qui hoạch khu neo đậu tập trung cho tàu thuyền gần các công trình cầu cảng và bến nghiêng
v Về vốn:
- Vốn ngân sách Nhà nước cần tập trung xây dựng những công trình hạ tầng cơ
bản đó là: cầu cảng hoặc bến nghiêng; hệ thống điện; hệ thống cảnh báo cứu nạn, cứu hộ; phao tiêu biển báo; hệ thống cấp nước ngọt; trạm cung ứng nhiên liệu; hệ thống xử
lý nước thải, rác thải và thoát nước; san lấp tôn tạo mặt bằng; cổng và tường rào khu vực; nạo vét luồng lạch, mặt nước trước bến cảng; nhà điều hành quản lý cảng.
- Vốn do các thành phần kinh tếđầu tư cần dùng để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá gồm: sản xuất đá lạnh, sữa chữa tàu thuyền, cung ứng ngư cụ, tiêu thụ hải sản, chế biến hải sản. Ban quản lý cảng cá (bến cá) cung ứng dịch vụ nhiên liệu, điện, nước ngọt cho tàu thuyền và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong cảng.
- Dự kiến khối lượng công trình cần hoàn thiện để phát triển cơ sở hạ tầng nghề
cá Nghệ An.
Bảng 28 :Dự kiến khối lượng công trình phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá Nghệ An.
TT Công trình, hạng mục Qui mô
Bến cá Quỳnh Phương - Bến nghiêng D 200m,R60m - Nhà chợ cá 1000 m2 - Trạm biến áp 420 KVA - Tháp nước 30 m3 1 - Hàng rào, cổng 2000 m Bến cá Quỳnh Lập 3 km x 6m 2
San ủi mặt bằng khu dich vụ hậu cần nghề cá 5000 m2 3 Nạo vét kè Cửa Cờn Kè 70m, nạo vét 1 triệu m3 Cảng cá Cửa Hội - Bến nghiêng và chợ cá D80 m R40 m - Hệ hống dẫn nước máy 800m - Trạm cấp nhiên liệu 20 m3 / ngày - Hàng rào cổng khu vực bến cá mở rộng 3000 m 4 -Nạo vét luồng gần bờ 500.000 m3 Bến cá Lạch Vạn - Nạo vét luồng lạch 1.5 triệu m3
- Đường giao thông Nâng cấp 1 km
5