Về vấn đề cung cấp giống cho nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 116)

a) S cn thiết ca gii pháp

Giống là khâu đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi trồng. Theo một số

tổng kết thì cùng điều kiện nuôi trồng, giống có tác dụng nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng ít nhất khoảng 30 %. Do đó, giống được cung cấp phải đảm bảo

chất lượng tốt cả về chủng loại giống, chất lượng di truyền, dịch bệnh và kịp mùa vụ…Thế nhưng một thực tếđang xảy ra ở Nghệ An hiện nay là chất lượng công tác khuyến ngư chưa cao, việc cung cấp giống mới, giống giá trị kinh tế cao còn hạn chế về số loài, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu nuôi của dân. Vì vậy vấn đềđặt ra

đối với công tác khuyến ngư trong thời gian tới là làm thế nào để góp phần cung cấp giống tốt nhất phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản.

b) Ni dung ca gii pháp

Trên cơ sở cân đối nhu cầu giống, lĩnh vực sản xuất giống cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng qui mô các trại sản xuất cá giống cấp 1,

đưa tổng công suất đến năm 2010 đạt 1 tỷ cá bột các loại.

- Từng bước thực hiện xã hội hoá sản xuất giống thủy sản truyền thống, trên cơ

sở phát triển nhanh hệ thống ương cá giống cấp 2 ,cấp 3 để từng bước phục vụ tốt chương trình nuôi cá lúa, nuôi tôm vụ một – cá vụ hai,…Phát triển một số trại sản xuất cá rô phi đơn tính thông qua cơ chế chính sách hỗ trợđầu tư.

- Chỉ đạo các trại sản xuất tôm giống, sau vụ một sản xuất tôm tiến hành sản xuất cua giống, ương cá mú, cá vược,…phục vụ nuôi biển.

- Tiếp tục du nhập các giống mới, các công nghệ sinh sản các loài có giá trị

kinh tế cao. Ngoài vốn đầu tư theo chương trình khoa học hàng năm, Tỉnh cần trích mỗi năm 200 – 300 triệu đồng cho Ngành thủy sản thực hiện nghiên cứu lai tạo giống có năng suất, chất lượng cao để phục vụ chương trình xuất khẩu thủy sản.

3.2.2.3. Về khoa học công nghệ

a) S cn thiết ca gii pháp

Nguồn lợi thủy sản nhất là nguồn lợi ven bờđang có xu hướng cạn kiệt. Trong khi đó nhu cầu nuôi của người dân ngày càng tăng. Vì vậy đểđáp ứng đủ nhu cầu nuôi thì cần phảo có sự tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật công nghệ vào NTTS nhất là trong ĩnh vực giống để đảm bảo đầy đủ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng con giống.

b) Ni dung ca gii pháp

- Tiếp tục triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất giống nhằm nâng cao chất lượng các loài nuôi chủ lực và đa dạng hoá loài nuôi; Hoàn thiện các qui trình sản xuất giống nhân tạo (cua biển, cá lóc bông, ếch..,) từng bước tiến tới nghiên cứu lai tạo giống mới có năng suất và chất lượng cao.

- Tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh sản các loài có giá trị kinh tế, qui trình nuôi biển, công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học trong NTTS, công nghệ sinh sản cá rô phi siêu đực, thức ăn công nghiệp cho cá rô phi, cá biển…; Xây dựng qui

trình kỹ thuật nuôi đối với từng loài, từng loại hình nuôi, đặc biệt quan tâm tới công nghệ nuôi thâm canh bền vững các loài chủ lực.

- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ về xử lý môi trường, chuẩn đoán, phòng dịch bệnh phục vụ tốt chương trình phát triển nuôi trồng đi đôi với bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ và hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật về NTTS giữa các đơn vị thuộc ngành với Phân viện NTTS Bắc Trung Bộ và các trường, viện nghiên cứu về NTTS trong phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)