phát triển thủy sản
Trình độ khoa học công nghệ là yếu tố đầu vào quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trình độ công nghệ chính là tiềm lực cho phép khai thác thủy sản với sản lượng lớn, năng suất cao, chất lượng nguyên liệu tốt, từ đó chế biến ra những sản phẩm có chất lượng cao. Nhận thức được tầm quan trọng đó Tỉnh đã xây dựng chiến lược phát triển khoa học thủy sản thời kỳ 2002- 2010 là cơ sởđể phát triển trong những năm tới, trong đó chú trọng việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến và sinh sản nhân tạo các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu phục vụ tốt việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết phát triển kinh tế biển Nghệ An thời kỳ
1.4.2.1.1.11 Đối với lĩnh vực NTTS: Hoàn thiện qui trình sản xuất tôm sú, tôm rảo, chuyển giao công nghệ sinh sản tôm sú trong điều kiện sinh thái tỉnh Nghệ An nhằm chủđộng giống, giống sạch, giá thành hạ, giúp dân nuôi đạt năng suất cao và bền vững; ứng dụng sinh sản nhân tạo ốc hương và cua đa dạng hoá loài nuôi và phục vụ
nhu cầu nuôi. Năm 2003 tỉnh đã tiến hành du nhập công nghệ sinh sản cá rô phi đơn tính siêu đực, hoàn chỉnh qui trình sinh sản và chuyển đổi thành công giới tính cá rô phi
1.4.2.1.1.12 Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản: Ứng dụng du nhập và cải tiến một số nghề khai thác các sản phẩm có giá trị kinh tế cao đảm bảo khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và nâng cao hiệu quảđội tàu khai thác phục vụ tốt chương trình xuất khẩu thủy sản như ứng dụng và cải tiến mẫu lưới kéo, rê, vây phù hợp với điều kiện biển Nghệ An; ứng dụng máy dò nganh để phát triển cá ở nghề vây rút chì; ứng dụng và triển khai công nghệ tin học vào sản xuất và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.
Đồng thời chú trọng việc trang bị và du nhập công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm hải sản ngay trên biển nhằm duy trì và bảo đảm tốt chất lượng sản phẩm khai thác hải sản
đến khâu chế biến tiêu thụ.
1.4.2.1.1.13 Đối với lĩnh vực chế biến thủy sản: Ứng dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao giá trị sản phẩm chế biến, tăng sản phẩm có giá trị gia tăng, tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng giá trị xuất khẩu như công nghệ IQF, công nghệ Susimi, công nghệ luộc chân không, công nghệ chống xuống màu và công nghệ gây hương của nước mắm, mắm tôm, cá tẩm gia vị…Hoàn thiện công nghệ bảo quản, sơ chế sản phẩm sau thu hoạch, nhất là các sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
Tuy nhiên các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đã được thành lập từ nhiều năm trước đây thì các loại máy móc thiết bị qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, cũ kỹ
lạc hậu, chưa được nâng cấp, bổ sung kịp thời nên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.4.2.1.1.14 Trình độ quản lý và sử dụng công nghệ dần dần được nâng cao ở đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật.
2.1.3 CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ CỦA NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN 2.1.3.1. Các chức năng quản lí của Ngành thủy sản tỉnh Nghệ An
2.1.3.1.1. Chức năng hiệu quả
Giai đoạn 2001- 2010 là giai đoạn đặt ra nhiều thử thách dối với Ngành thủy sản tỉnh Nghệ An: một mặt, Ngành phải xây dựng nền tảng vững chắc của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề cá; mặt khác sự phát triển của Ngành cũng đồng thời là quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Công nghệ thông tin là công cụ
chủ yếu để lựa chọn công nghệ chuyên ngành phù hợp trình tự phát triển và khả năng
Trong NTTS, sự bất lợi về điều kiện tự nhiên như diện tích nhỏ hẹp, , thời tiết không thuận lợi đồi hỏi phải lựa chọn đối tượng nuôi giá tri thương phẩm cao và công nghệ nuôi thâm canh. Trong khai thác thủy sản, áp lực quá tải của khai thác ven bờ
bằng các nghề hủy diệt nguồn lợi và kém hiệu quả đòi hỏi phải xây dựng phương án chuyển nghề kết hợp với di dân, tập trung nguồn lực thông qua thể chế hợp tác để nuôi trồng thủy sản ven biển và khai thác hải sản xa bờ. Những dịch vụ nghề cá dựa vào vị trí thuận lợi của các cảng cá đang xây dựng để trở thành trung tâm thu hút nghề cá của một số tỉnh lân cận. Còn đối với CBTS do sự trì trệ trong đổi mới công nghệ, chưa tham gia vào quá trình phân công lao động và xúc tiến thương mại nên Ngành thủy sản Nghệ An bị tụt hậu so với các tỉnh thành trong cả nước nói chung và các tỉnh ở khu vực Miền Trung nói riêng. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi ngành phải làm tốt công tác xúc tiến thương mại và trang bị năng lực cần thiết để Ngành có điều kiện vươn lên.
Tóm lại, nếu không có sự tác động mạnh của Ngành thì hiệu quả của Ngành thủy sản Nghệ An sẽ giảm sút nhanh chóng trong thời gian tới.
2.1.3.1.2. Chức năng công bằng
Kinh tế thị trường lấy hiệu quả là động lực, do đó gây nên sự bất bình đẳng. Người đầu tư thậm chí chính quyền các cấp tìm cách thu hút các nguồn lực (tài nguyên, tiền vốn, nhân lực,…) để thu lợi cho mình hoặc cho địa phương mình. Trong ngành thủy sản Nghệ An, các nguồn lực tập trung vào một số ít nơi thuận lợi, trong khi đó các vùng hải đảo, bãi ngang đang gặp nhiều khó khăn lại ít được quan tâm. Tình trạng khai thác thủy sản mang tính hủy diệt chưa được ngăn chặn hữu hiệu, NTTS chưa theo qui hoạch đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường làm lây lan dịch bệnh, các cơ sở chế biến thủy sản hầu hết phân bố ngay trong các khu dân cư chật hẹp. Như vậy, một bộ phận hưởng lợi nhưng xã hội lại gánh chịu hậu quả. Sự tác động của nhà nước bằng công cụ
tài khóa chưa rõ nét, các chi phí sử dụng tài nguyên chưa được xác định, các yếu tố xã hội chưa được xem xét đầy đủ trong các dự án đầu tư có vốn ngân sách làm cho sự phân phối thiếu cân bằng.
2.1.3.1.3. Chức năng ổn định
Sựổn định về kinh tế là nền tảng của sựổn định về xã hội, do đó bản thân nó cũng là một động lực phát triển. Để bảo đảm sự phát triển ổn định của ngành đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí. Đó là việc phát triển nguông nguyên liệu, trong đó có cả nguyên liệu thu hút được từ bên ngoài, trên cơ sở đó phát triển công nghiệp chế
biến gắn với thị trường tiêu thụ. Việc phát triển phải đảm bảo đa dạng hoá các mặt hàng tôm, cá, các loại nhuyễn thể, mực nhằm giảm thiểu rủi ro để sản xuất đưựoc tiến hành liên tục, sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển NTTS bền vững, hợp lí hoá các nghề khai thác hải sản ven bờ là một nhiệm vụ trọng tsâm của Ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2001-2010.
Tóm lại, các chức năng quản lí kinh tế của Ngành thủy sản phải được khẳng
định thường xuyên, giữa các chức năng luôn có mối liên hệ tác động thúc đẩy lẫn nhau. Do đó, chúng phải được tiến hành đồng thời nhằm bảo đảm ngành phát triển hiệu quả, công bằng và ổn định.
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức Sở Thủy Sản Nghệ An 2.1.3.2.1. Sơđồ tổ chức bộ máy quản lí Sở Thủy Sản Nghệ An
Cơ cấu bộ máy Sở Thủy Sản Nghệ An được tổ chức theo mô hình sau
Sơđồ 3: Sơđồ tổ chức bộ máy quản lí Sở Thủy Sản Nghệ An 2.1.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ chung
a) Chức năng
Sở Thủy sản là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An giúp UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh theo qui định pháp luật.
Sở Thủy sản chịu sự chỉ đạo và quản lý về hoạt động, tổ chức, biên chế của UBND Tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Thủy sản về
chuyên môn, nghiệp vụ và việc thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật nhà nước về
thủy sản.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1.3.1.1.1 Xây dựng và trình UBND Tỉnh, Bộ Thủy Sản ban hành các chếđộ, chính sách về nuôi trồng, khai thác, chế biến, dịch vụ thủy sản, khuyến ngư và bảo vệ
nguồn lợi , kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân về nghề cá, môi sinh, môi trường thủy sản.
2.1.3.1.1.2 Tham mưu UBND Tỉnh vềđịnh hướng, qui hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình hợp tác quốc tế về phát triển thủy sản trên các lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất khẩu, bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường, môi sinh, khuyến ngư thủy sản, phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể, dài hạn, ngắn hạn,tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung trên sau khi được UBND Tỉnh phê duyệt.
Giám đốc và các Phó giám đốc Phòng kế hoạch - Đầu tư Phòng tổ chức - Hành chính Phòng quản lý kỹ thuật Phòng quản lý nghề cá Thanh tra nhà nước
2.1.3.1.1.3 Phối hợp với các sở, ban, ngành và cơ quan chức năng dự báo phát triển khoa học công nghệ, tổ chức thống kê kỹ thuật, thu nhập thông tin về ngư trường và nguồn lợi để dự báo; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ
thuật vào hoạt động nghề cá.
2.1.3.1.1.4 Căn cứ vào hệ thống quản lý Ngành thủy sản toàn quốc, đặc điểm và điều kiện thực tế của Tỉnh, đề xuất qui hoạch và sắp xếp lại mạng lưới hoạt động nghề cá của Tỉnh. Giúp UBND Tỉnh quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát theo chức năng, các tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động nghề cá trên các lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi, hậu cần dịch vụ
nghề cá.
2.1.3.1.1.5 Tổ chức chỉđạo công tác khuyến ngư bao gồm: việc xây dựng các mô hình, phổ biến thông tin, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, kỹ thuật về nuôi trồng, khai thác, chế biến, dịch vị và chuyển giao công nghệ, bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi sinh và môi trường thủy sản.
2.1.3.1.1.6 Chỉđạo việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh đối với động vật và sản phẩm động vật thủy sản. Cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng thủy sản theo qui định của nhà nước.
2.1.3.1.1.7 Tổ chức công tác thanh tra nhà nước theo qui định và công tác thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2.1.3.1.1.8 Phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan chức năng, tổ chức việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kinh tế, chính trị, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…, chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ
thuật, nghiệp vụ trong Ngành Thủy sản.
2.1.3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban a. Giám đốc và các Phó giám đốc
v Giám đốc sở:
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động trong toàn Ngành thủy sản.
- Phụ trách công tác tổ chức, bộ máy, cán bộ; công tác bồi dưỡng, đào tạo, qui hoạch phát triển cán bộ trong toàn Ngành.
- Phụ trách công tác khai thác, dịch vụ và xây dựng cở sở hậu cần nghề cá. - Phụ trách công tác thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ.
- Phụ trách các đơn vị hoạt động nghề cá ngoài quốc doanh (Trừ các Doanh nghiệp cổ phần hoá).
- Phụ trách nghề cá các huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò. - Phụ trách công tác phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ.
- Chị trách nhiệm thu chi tài chính Văn phòng Sở.
- Phụ trách và sinh hoạt với Phòng kế hoạch - Đầu tư, bộ phận tổ chức thuộc Phòng tổ chức- Hành chính, Thanh tra. Phụ trách Ban quản lý Cảng Cá Cửa Hội, Trạm nghiên cứu ứng dụng và sản xuất giống thủy sản Yên Lý.
v Phó giám đốc:
Là người giúp việc cho Giám đốc Sở và thay thế giám đốc Sở khi được uỷ quyền, có 2 Phó giám đốc phụ trách theo lĩnh vực phân công. Cụ thể:
Ø Phó giám đốc1:
- Phụ trách công tác khao học kỹ thuật, sáng kiến, cải tiến, ứng dụng công nghệ, công tác thi tay nghề, giữ bậc, nâng bậc thợ cho công nhân. Trực tiếp làm Chủ
Tịch hội đồng khoa học kỹ thuật Ngành.
- Phụ trách công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi sinh, môi trường thủy sản. - Phụ trách lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản trong và ngoài quốc doanh. - Phụ trách các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN, cổ phần hoá thuộc ngành. - Theo dõi quản lý, chỉ đạo xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chế biến thủy sản và các chếđộ chính sách đối với hệ thống DNNN, cổ phần hoá thuộc ngành.
- Phụ trách nghề cá các huyện :Yên Thành, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Tân Kỳ, Quì Châu, Quì hợp, Quì phong.
- Phụ trách và sinh hoạt với Phòng kỹ thuật Sở. - Phụ trách Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi thủy sản.
Ø Phó giám đốc 2:
- Phụ trách công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật và trực tiếp làm Chủ Tịch hội đồng ti đua khen thưởng Ngành.
- Phụ trách công tác khuyến ngư.
- Phụ trách lĩnh vực phát triển nuôi trồng thủy sản và các chính sách về phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Theo dõi, chỉđạo xây dựng cơ chế chính sách và quan hệ trong hoạt động nghề cá. - Phụ trách nghề cá các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn và Thành phố Vinh.
- Phụ trách và sinh hoạt với phòng Quản lý nghề cá, bộ phận hành chính - Quản trị của Phòng Tổ chức- Hành chính.
- Phụ trách và quản lý công tác hành chính - Quản trị cơ quan. - Phụ trách Trung Tâm Khuyến Ngư.
b. Phòng Tổ chức – Hành chính
Gồm 2 bộ phận: Bộ phận Tổ chức – Cán Bộ và Bộ phận Hành chính - Quản trị tổng hợp.
Bộ phận Tổ chức – Cán bộ:
- Tham mưu cho lãnh đạo Sở về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ của Ngành, cùng cơ sở xây dựng, tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ các đơn vị nhằm phát huy hết năng lực cán bộ quản lý, điều hành mọi hoạt động đạt hiệu quả cao.
- Trực tiếp làm công tác nghiệp vụ về tổ chức bộ máy cán bộ với các nội dung: xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, nâng xếp lương, tiếp nhận, thuyên chuyển, điều động, tuyển dụng và thực hiện các chế độ đối với cán bộ công nhân viên chức trong toàn Ngành.
- Giúp Giám đốc Sở làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, làm công tác Đảng.
ü Bộ phận Hành chính - Quản trị tổng hợp:
- Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, theo dõi, giám sát các hoạt động của Văn phòng Sở. Đề xuất với Giám đốc Sở ban hành các chế độ, nội qui, qui định, các phương án cải tiến lề lối làm việc; Thay mặt lãnh đạo Sở chủ
trì các cuộc họp giao ban định kỳ của Văn phòng Sở.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản Văn phòng Sở, giúp Giám đốc Sở trong việc ban hành các qui định và tổ chức tốt việc khai thác, sử dụng các thiết bị cơ quan đạt hiệu quả cao; tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần để cán bộ, công chức hoàn