Các yếu tố Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 35)

Các yếu tố kinh tế - xã hội không chỉ tác động đến sự hình thành và phát triển của Ngành thủy sản mà còn chi phối nội dung, mục tiêu, tốc độ, bước đi của mỗi ngành và phương thức thực hiện chúng.

v Ngành thủy sản nước ta nói chung và Ngành thủy sản Nghệ An nói riêng phát triển trong điều kiện lịch sử xã hội của một nền sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu, mang nặng tính tự cung, tự cấp nên gây ra nhiều khó khăn lớn cho sự phát triển và xây dựng cơ cấu ngành hoàn chỉnh, hiện đại.

Đứng trước những khó khăn về mặt tư tưởng đó, các cơ quan lãnh đạo của Tỉnh đã nhận thức đúng đắn, đầy đủ các nhân tố này, từ đó xây dựng các chủ trương, chính sách cho sự phát triển Ngành. Nghề cá ở Nghệ An được hình thành trên cơ sở

truyền thống nghề nghiệp của từng vùng, từng địa phương, với cơ cấu nghề nghiệp nhỏ

bé, khai thác chủ yếu vùng gần bờ nên năng suất thấp. Vì vậy, muốn phát triển thì phải có sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp theo hướng vươn ra xa bờ, kết hợp khai thác với bảo vệ nguồn lợi; đồng thời phải phát triển mạnh ngành chế biến đặc biệt là chế biến xuất khẩu để nâng cao hiệu quả sản phẩm, khai thác được đầu tư hiện đại hoá ngành và chuyển nghề cá sang sản xuất lớn.

v Dân số và lao động:

Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Lao động luôn đựoc coi là nhân tố có ý ngiã quyết định trong đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của các đơn vị.

Cơ cấu lao động được coi là tối ưu khi lực lượng lao động đảm bảo đủ số

lượng, chất lượng ngành nghề, giới tính, độ tuổi đồng thời phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và các cá nhân với nhau.

Hiện nay, nguồn nhân lực để phục vụ cho sự phát triển của Ngành thủy sản tương đối dồi dào. Theo Cục thống kê Nghệ An năm 2005, toàn Tỉnh có 2906100 người, trong đó có 48761 người hoạt động trong Ngành thủy sản. Cụ thể số lao động trong các lĩnh vực được phân bố như sau:

Bảng 5: Tổng số lao động trong Ngành thủy sản Tỉnh Nghệ An từ năm 2003 đến năm 2005.

TT LĐ trong ngành Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1 Số lượng LĐ khai thác thủy sản Người 14,647 15,789 15,874 2 Số lượng LĐ nuôi trồng thủy sản Người 12,355 14,621 16,576 3 Số lượng LĐ chế biến thủy sản Người 3,473 3,908 4,219 4 Số lượng LĐ cơ khí, đóng sửa tàu thuyền Người 1,100 1,085 1,171 5 Số lượng LĐ dịch vụ hậu cần nghề cá Người 9,124 10,604 10,921

Tổng số lao động Người 40,699 46,007 48,761

(Nguồn: Theo số liệu Cục Thống Kê Nghệ An)

Qua bảng số liệu ta thấy số lao động hoạt động trong Ngành thủy sản Nghệ

An có xu hướng tăng qua các năm: năm 2004 tăng 13.04% so với năm 2003; năm 2005 tăng 5.99% so với năm 2004. Trong đó số lao động tham gia vào lĩnh vực NTTS chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 33.99% (năm 2005), tiếp đó là lĩnh vực khai thác thủy sản chiếm 32.55% (năm 2005) và lao động tham gia vào lĩnh vực cơ khí đóng sửa tàu thuyền chiếm tỷ trọng thấp nhất 2.40% ( năm 2005). Số lao động tham gia vào các loại hình kinh tế như hợp tác xã, tổ hợp tác, DN, hộ kinh doanh cá thể có sự biến động qua các năm. Riêng năm 2005 thì:

-Trong lĩnh vực KTTS có 414 người tham gia vào hợp tác xã, 170 người tham gia vào tổ hợp tác, 19 người làm việc trong các DN, 5586 hộ kinh doanh cá thể.

-Trong lĩnh vực NTTS có 505 người tham gia vào tổ hợp tác, 13 người làm việc trong các DN, 7378 hộ kinh doanh cá thể.

-Trong lĩnh vực CBTS có 54 người tham gia vào hợp tác xã, 60 người tham gia vào tổ hợp tác, 255 người làm việc trong các DN, 428 hộ kinh doanh cá thể.

-Trong lĩnh vực cơ khí, sửa chữa tàu thuyền có 61 người tham gia vào hợp tác xã, 871 người tham gia vào tổ hợp tác, 69 người người làm việc trong các DN, 64 hộ

kinh doanh cá thể

-Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá có 4632 hộ kinh doanh cá thể.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)