Những kết quả đạt được trong chế biến xuất khẩu thủy sản những năm qua không thể tách rời với việc tập trung chỉ đạo công tác phát triển thị trường. Các cơ sở
dần chuyển từ bán hàng và tiếp thị thụđộng sang bán hàng và tiếp thị chủđộng.
Thị trường nội địa.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm chế biến thủy sản của các DN không những cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận cũng như khu vực miền Bắc (sản phẩm nước mắm đã có mặt ở các thị trường Hà Nội, Hải Phòng…). Một số sản phẩm đã giải quyết được nhu cầu của thị trường trong tỉnh như
ruốc, mắm chua, cá tẩm gia vị… trước đây chủ yếu nhập từ các tỉnh phía Nam ra. Nhìn chung các cơ sở đã bước đầu chú trọng đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, kích thích người tiêu dùng, cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm như thương hiệu nước mắm Vạn Phần, nước mắm Cửa Hội…Tham gia các hội chợ
hàng Việt Nan chất lượng cao nhằm quảng bá sản phẩm của mình.
Thị trường xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu tiểu ngạch
Thị trường xuất khẩu tiểu ngạch của các Công ty trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu xuất sang thị trường Lào, Trung Quốc. Qui mô của các thị trường này là tương
đối lớn, trong những năm gần đây, sản phẩm tiêu thụ tại các thị trường này chủ yếu là các sản phẩm khô, có giá trị gia tăng thấp, còn đối với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm đông lạnh thì vẫn còn ít. Nguyên nhân là do quá trình vận chuyển các sản phẩm khô dễ hơn nhiều trong khi đó việc vận chuyển sản phẩm đông lạnh, sản phẩm tươi sống tương đối phức tạp.
Thị trường xuất khẩu chính ngạch.
Thị trường xuất khẩu chính ngạch của các Công ty XNK thủy sản không ngừng được mở rộng trong những năm qua. Ngoài các thị trường truyền thống như
Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan, Trung Quốc hiện nay, hàng thủy sản tỉnh Nghệ An
đã và đang xâm nhập vào các thị trường mới như Mỹ, EU, Hàn Quốc, A-Rập- Xê- Út…Tuy nhiên, kim ngạch xuất vào các thị trường còn thấp. Ngoài ra do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹđã tác động không nhỏđến tình hình xuất khẩu của các Công ty.
- 8
7 -
Bảng 27: Thị trường xuất khẩu của các Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Nghệ An.
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chỉ tiêu GT (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) GT ( Nghìn USD) Tỷ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) 1.XK trực tiếp 3,048 29.84 4,712 38.83 6,257 41.61 5,836 40.81 4,952 34.87 10,134 61.15 Nhật Bản 1,216 39.90 1,941 41.19 2,415 38.60 2,913 49.91 2,900 58.56 4,836 47.72 Trung Quốc 832 27.30 1,274 27.04 1,983 31.69 2,014 34.51 1,295 26.15 3,138 30.97 Mỹ 524 17.19 1,092 23.17 1,171 18.72 - - - 0.00 792 7.82 EU - - - 0.00 290 4.63 292 5.00 184 3.72 637 6.29 Thị trường khác 476 15.61 405 8.60 398 6.36 617 10.57 573 11.57 731 7.21 2.Uỷ thác XK 7,168 70.16 7,423 61.17 8,781 58.39 8,466 59.19 9,248 65.13 6,438 38.85 Tổng giá trị 10,216 100.00 12,135 100.00 15,038 100.00 14,302 100.00 14,200 100.00 16,572 100.00
- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm GT (Nghìn USD) Nhật Bản Trung Quốc Mỹ EU Thị trường khác
Biểuđồ 8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các thị trường trên địa bàn tỉnh Nghệ
An
Qua bảng số liệu ta thấy: giá trị xuất khẩu chính ngạch của các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong 6 năm qua (2000 - 2005) tăng đều qua các năm. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 27.16 %. Trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu uỷ thác ngày càng giảm 2.13%. Cụ thể:
+ Đối với hoạt động xuất khẩu trực tiếp: Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2000 KNXKTT đạt 3 048 nghìn USD chiếm 29.84 % nhưng đến năm 2005 con số này đã lên tới10 134 nghìn USD chiếm 61.15 %. Điều này chứng tỏ các Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu ở Nghệ An đã ngày càng chủ động trong việc tìm kiếm thị trường. Đây là triển vọng cho xuất khẩu thủy sản tỉnh Nghệ An trong tương lai. Riêng năm 2003 và năm 2004 do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá tôm và cá tra – cá ba sa đã làm giá trị KNXKTT toàn tỉnh giảm. Trong xuất khẩu trực tiếp thì:
- Thị trường Nhật Bản: Là thị trường quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. Nhìn chung, KNXKTT toàn tỉnh tại thị trường này tăng qua các năm (trừ năm 2004). Năm 2000 KNXK chỉ đạt 1 216 nghìn USD chiếm 39.90 % nhưng đến năm 2005 KNXK đạt 4 836 nghìn USD chiếm 47.72 % trong tổng giá trị XK trực tiếp và tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 31.80 %. Đây là dấu hiệu tốt cho công tác xuất khẩu của các Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trong những năm qua, cá phi lê, cá đông các loại, tôm, mực là các mặt hàng có thị phần lớn trên thị trường Nhật. Đa phần người Nhật coi trọng chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đặc biệt là uy tín của Công ty chào hàng, đó là yếu tố chính quyết định mua
hàng. Do đó, các Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Nghệ An phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng và giữ uy tín để duy trì mối quan hệ làm ăn với các đối tác Nhật Bản.
- Thị trường Trung Quốc: là thị trường truyền thống của các Công ty chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An. KNXK vào tị trường này tăng đều qua các năm. Giá trị cũng như tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này khá lớn, chỉđứng sau thị trường Nhật. Các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này chủ yếu là mực khô, các loại hải sản đông. Năm 2000 KNXK vào thị trường Trung Quốc đạt 832 nghìn USD chiếm 27.30 % nhưng đến năm 2005 KNXK đạt 3 138 Nghìn USD chiếm 30.97 % trong tổng KNXKTT và tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 30.41 %.
- Thị trường Mỹ: KNXKTT toàn tỉnh tại thị trường này tăng giảm không ổn
định. KNXK trực tiếp trong 3 năm (2000 – 2002) đều tăng. Tuy nhiên, trong 2 năm 2003 và năm 2004 công tác xuất khẩu thủy sản vào thị trường này bị gián đoạn do vụ
kiện bán phá giá tôm và cá tra – cá basa của Mỹ. Sang năm 2005, các Công tychê biến thủy sản xuất khẩu đã bước đầu khắc phục được khó khăn và xuất khẩu vào thị trường Mỹđạt KNXK 792 Nghìn USD . Mặc dù, KNXK toàn tỉnh vào thị trường Mỹ không cao nhưng Mỹ vẫn được coi thị trường tiềm năng của các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu vì thị trường Mỹ mà đặc biệt là Bắc Mỹ có sức mua lớn. Hàng năm, hàng thủy sản của các nước đang phát triển nhập vào thị trường này lên tới 5 tỷ USD. Tuy nhiên, các mặt hàng nhập vào thị trường này phải tuân theo những tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm khá nghiêm ngặt do Cục quản lý thực phẩm FDA tổ chứuc kiểm tra ngay tại cảng đến trước khi nhập khẩu. Vì vậy, các Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Nghệ An cần phải tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư công nghệ, máy móc thiết bịđể nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở
thị trường này. Đặc biệt khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, các Công ty chế
biến thủy sản xuất khẩu cần phải am hiểu thông lệ quốc tế ở thị trường này để tránh những rủi ro gây thiệt hại cho các Công ty.
- Thị trường EU: Từ năm 2002 đên nay ở Nghệ An mới chỉ có hai công ty có Code xuất khẩu vào thị trường EU đó là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An II. Tuy nhiên, hai Công ty này cũng chỉ mới chỉ thâm nhập được hai thị trường Pháp và Bỉ nên tỷ trọng KNXK chưa cao. Năm 2002 KNXK đạt 290 Nghìn USD chiếm 4.63 % nhưng đến năm 2005 KNXK đạt 637 Nghìn USD chiếm 6.29 % tổng KNXKTT.
EU là thị trường lớn đầy hứa hẹn và có nhiều triển vọng đối với các nước xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, các Công ty chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An phải đẩy mạnh công tác xuất khẩu hơn nữa vào thị trường này. Hàng thủy sản nhập khẩu vào EU dưới dạng đông lạnh từng khối lớn trên tàu đông lạnh, từng block trên bờ hoặc đông lạnh
nhanh IQF, trong đó đông lạnh ngày trên tàu và đông lạnh IQF được ưa chuộng hơn cả. Đây là điều mà các Công ty chế biến thủy sản cần quan tâm. Bên cạnh đó, thị
trường EU cũng đòi hỏi các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe, các rào cản thương mại, môi trường sinh thái, bảo vệ thiên nhiên… cũng sẽ gây không ít khó khăn cho các Công ty khi quyết định nhập khẩu vào thị trường này.. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng thủy sản là yếu tố quan trọng nhất khi các DN tỉnh Nghệ
An muốn thâm nhập vào thị trường này.
- Thị trường khác : Trong những năm gần đây, các Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Nghệ An đã bước đầu thâm nhập vào một số thị trường mới như
Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công…Tuy nhiên tỷ trọng KNXK vào các thị
trường này qua các năm có xu hướng giảm dần. Năm 2000 KNXK vào thị trường này chỉ đạt 476 Nghìn USD chiếm 15.61 % đến năm 2005 KNXK đạt 731 Nghìn USD chiếm 7.21 % và tốc độ tăng KNXK hàng năm đạt 8.96 %.
+ Đối với hoạt động uỷ thác xuất khẩu: nhìn chung KNXK thuỷ sản do hoạt động này mang lại có giá trị tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng KNXK qua từng năm lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2000 KNXK toàn tỉnh đạt 7 168 Nghìn USD chiếm 70.16 % nhưng đến năm 2005 KNXK đã giảm xuống còn 6 438 Nghìn USD chiếm 38.85 % tổng KNXK và đạt tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2.13 %. Nguyên nhân tỷ trọng KNXK do hoạt động uỷ thác mang lại giảm qua các năm là do trong những năm gần đây, các Công ty chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An
đang tập trung vào các thị trường lớn như Nhật, Trung Quốc, Mỹ, EU…vì những thị
truờng này có khản năng mang lại giá tri xuất khẩu cao
2.2.4. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ.
Sau ngày thành lập, cơ sở hạ tầng của Ngành thủy sản chủ yếu mang tính chất tự nhiên. Với tiềm năng về tự nhiên Tỉnh Nghệ An đã xác định Ngành thủy sản là một trong hai ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Vì vậy, Tỉnh đã có chủ trương đưa Ngành thủy sản chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên để phát triển Ngành thủy sản một cách tích cực,
đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần tốt. Do cơ sở hạ tầng của Ngành thủy sản Nghậ An mang tình tự nhiên nên sau một thời gian sẽ có hiện tượng bồi lắng, do đó sẽảnh hưởng đến sự phát triển của Ngành thủy sản, trưức hết là ngành khai thác thủy sản, sau đó là ngành nuôi trồng thủy sản và công nghiệp chế biến thủy sản. Trước tình hình đo, Tỉnh đã phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan
đưa ra các chính sách, chiến lược đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá Tỉnh Nghệ An như sau:
2.2.4.1. Hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho ngành khai thác thủy sản.
Đến nay cơ sở hạ tầng nghề cá tại Nghệ An đã phát triển tương đối khá, đáp
ứng cho nhu cầu phát triển của nghề khai thác thủy sản. Hệ thống cảng cá được xây dựng ở Cửa Hội, Lạch Quèn, Lạch Vạn từ nguồn vốn ngân sách của Nhà nước song chưa đồng bộ, tại các cảng cá chỉ có cầu cảng, không có khu neo đậu nên phát huy hiệu quả chưa cao.
Cơ sở hạ tầng nghề cá tại Nghệ An trong những năm qua đã có sự phát triển vượt bậc. Các cơ sở sản xuất nước đá, cung ứng xăng dầu phát triển đều khắp tại các huyện, thị , tại các cửa lạch có tàu thuyền đánh cá ra vào, phục vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của nghề cá. Hệ thống dịch vụ sửa chữa máy móc tàu thuyền còn nhiều hạn chế.
2.2.4.1.1. Hệ thống các cảng cá, bến cá và làng cá.
Nghệ An là tỉnh có bờ biển khá dài với 82 km, có 6 cửa biển gồm cửa Lạch Cờn, cửa Lạch Quèn, lạch Thơi, Cửa Vạn, Cửa Lò và Cửa Hội tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề cá, đánh bắt hải sản. Dọc theo bờ biển, đã từ lâu đời hình thành hàng chục bến cá truyền thống tự nhiên. Trong số đó có nhiều bến cá sầm uất hoạt
động khá sôi động đó là bến cá Quỳnh Phương (Cửa Cờn), bến cá Tiến Thủy (Cửa Quèn), bến cá Diễn Ngọc và Diễn Vạn (Cửa Vạn), bến cá Nghi Thủy (Cửa Lò), bến cá Nghi Hải (Cửa Hội)…
v Vùng Cửa Cờn.
Cửa Cờn là một cửa biển hẹp, bị bồi nên không thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cửa. Hai bên Cửa Cờn là hai xã Quỳnh Lập (phía Bắc) và Quỳnh Phương (phía Nam) có nghề khai thác hải sản rất phát triển. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nghề cá ởđây rất yếu kém, được thể hiện:
- Chưa có bến nghiêng hoặc cầu cảng đủ độ sâu cho tàu thuyền cặp cảng, trong khi tàu cá ở đây có số lượng nhiều và có công suất bình quân lớn (đặc biệt là ở
Quỳnh Lập).
- Cơ sử dịch vụ hậu cần nghề cá phía Bắc vùng Cửa Cờn nhìn chung chưa phát triển, ngoại trừ điện và đá lạnh đã đáp ứng được nhu cầu. Hiện tại các khâu dịch vụ hậu cần nghề cá khác chưa cung ứng đủ nu cầu cho số lượng tàu cá địa phương.
- Chưa qui hoạch tập trung để nhân dân mở mang hoạt động dịch vụ hậu cần cho tàu cá.
- Chưa có nơi neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
v Vùng Cửa Quèn.
Cửa Quèn là một của biển hẹp vừa bị bồi, vừa hiểm trở do có Hòn Chó ỏ ngay cửa lạch gây cản trở cho tàu thuyền ra vào lạch. Hai bên Cửa Quèn là hai xã Tiến Thủy (Bắc Quèn) và Quỳnh Thuận (Nam Quèn).
Ở xã tiến Thủy đã có công trình bến nghiêng cho tàu thuyền có công suất nhỏ
hơn 60 CV neo đậu thuọc dứan bến cá nhân dân Lạch Quèn (bằng nguồn vốn Biển
Đông Hải đảo). Đây là nơi hình thành bến cá sầm uất từ lâu. Hiện nay có khoảng 600 tàu thuyền đánh cá của các xã Tiến Thủy, Quỳnh Long, Quỳnh Nghĩa, An Hoà thường xuyên ra vào cặp bến. Dọc theo đoạn đường giao thông liên xã chạy sát bến cá, có nhiều cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá do nhân dân đầu tư gồm: 9 cửa hàng dầu Diezen, 10 cơ sở sản xuất đá lạnh với tổng công suất 50 tấn/ngày, 13 cơ sở kinh doanh nước ngọt, 4 cơ sử cơ khí sữa chữa máy thủy. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nghề cá ởđây còn một số bất cập đó là:
- Sông Hàn hẹp và cạn, tàu thuyền lại neo đậu tự do nên trở ngại luồng giao thông đường thủy.
- Chưa có khu vực tránh, trú bão và vùng nước neo đậu tập trung cho tàu thuyền.
- Chưa có vùng đất qui hoạch tập trung cho các thành phần kinh tế xây dựng các dịch vụ hậu cần nghề cá, mặc dù nhu cầu ởđây là rất lớn.