Tình hình năng lực thiết bị công nghệ của các DN chế biến thủy sả n

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 84)

Nghệ An là tỉnh có năng lực chế biến thủy sản không mạnh so với các tỉnh thành trong cả nước. Các DN tham gia vào hoạt động chế biến chủ yếu có qui mô nhỏ. Tuy nhiên đến nay hầu hết các DN đã đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, bao gói, bảo quản sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và đưa tổng công suất chế biến đạt 15 tấn/ngày với giá trị chế biến đạt 14 – 15 triệu USD. Tiêu biểu trong sốđó có Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ An và Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ An II. Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ

An đã được nâng cấp hoàn thiện trang thiết bị tương đối hiện đại cho phép sản xuất các sản phẩm đông lạnh chất lượng cao. Nếu như trước đây Công ty chủ yếu sử dụng công nghệ đông tiếp xúc, tạo sản phẩm block với thời gian kéo dài từ 4 – 6 h/mẻ thì

đến nay Công ty đã nâng cấp và đầu tư mới dây chuyền IQF làm đông nhanh với thời gian chỉ còn dưới 2h/mẻ. Công ty cũng đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCAP, đủ tiêu chuẩn cuất hẩu hàng vào thị trường EU, Mỹ và các trị trường khó tính khác; Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ An II bước đầu đã được đầu tưđể

từng bước cải tiến, nâng cấp đồng bộ nhằm đảm bảo sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt. Công ty đang áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP,cố

gắng phấn đấu đủđiều kiện được cấp Code xuất khẩu vào thị trường EU.

Đối với các cơ sở chế biến sản phẩm xuất khẩu: Đã và đang thực hiện đổi mới từng phần công nghệ như công nghệ đóng gói chân không, công nghệ Sashimi, công nghệ sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng, công nghệđông rời IQF,…Tuy vậy tốc

độ phát triển công nghệ tại các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu trong Tỉnh vẫn còn chậm, chưa theo kịp với tốc độ phát triển công nghệ của các công ty chế biến thủy sản trong cả nước.

- Về năng lực cấp đông: đã có đủ ba loại đông lạnh rời (IQF), đông lạnh gián tiếp và đông lạnh trực tiếp, tổng công suất thiết bị này là 3 000 tấn/năm.

- Về khả năng sản xuất nuớc đá: có 4 nhà máy làm đá cây, hai nhà máy làm

đá vẩy với tổng công suất 70 tấn/ngày.

- Kho bảo quản đông lạnh: có 8 kho với sức chứa 760 tấn.

Đối với các cơ sở chế biến sản phẩm nội địa: Chủ yếu sử dụng công nghệ

chế biến truyền thống, bên cạnh đó có một số công nghệ mới như công nghệ sản xuất nước mắm ngắn ngày bằng Enzim, sản xuất cá tẩm gia vị, tôm nõn, mắm đâm,… Tuy nhiên qui mô sản xuất còn nhỏ, lượng hàng cung cấp ra thị trường còn ít

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)