Nghệ An là tỉnh có bờ biển khá dài với 82 km, có 6 cửa biển gồm cửa Lạch Cờn, cửa Lạch Quèn, lạch Thơi, Cửa Vạn, Cửa Lò và Cửa Hội tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề cá, đánh bắt hải sản. Dọc theo bờ biển, đã từ lâu đời hình thành hàng chục bến cá truyền thống tự nhiên. Trong số đó có nhiều bến cá sầm uất hoạt
động khá sôi động đó là bến cá Quỳnh Phương (Cửa Cờn), bến cá Tiến Thủy (Cửa Quèn), bến cá Diễn Ngọc và Diễn Vạn (Cửa Vạn), bến cá Nghi Thủy (Cửa Lò), bến cá Nghi Hải (Cửa Hội)…
v Vùng Cửa Cờn.
Cửa Cờn là một cửa biển hẹp, bị bồi nên không thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cửa. Hai bên Cửa Cờn là hai xã Quỳnh Lập (phía Bắc) và Quỳnh Phương (phía Nam) có nghề khai thác hải sản rất phát triển. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nghề cá ởđây rất yếu kém, được thể hiện:
- Chưa có bến nghiêng hoặc cầu cảng đủ độ sâu cho tàu thuyền cặp cảng, trong khi tàu cá ở đây có số lượng nhiều và có công suất bình quân lớn (đặc biệt là ở
Quỳnh Lập).
- Cơ sử dịch vụ hậu cần nghề cá phía Bắc vùng Cửa Cờn nhìn chung chưa phát triển, ngoại trừ điện và đá lạnh đã đáp ứng được nhu cầu. Hiện tại các khâu dịch vụ hậu cần nghề cá khác chưa cung ứng đủ nu cầu cho số lượng tàu cá địa phương.
- Chưa qui hoạch tập trung để nhân dân mở mang hoạt động dịch vụ hậu cần cho tàu cá.
- Chưa có nơi neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
v Vùng Cửa Quèn.
Cửa Quèn là một của biển hẹp vừa bị bồi, vừa hiểm trở do có Hòn Chó ỏ ngay cửa lạch gây cản trở cho tàu thuyền ra vào lạch. Hai bên Cửa Quèn là hai xã Tiến Thủy (Bắc Quèn) và Quỳnh Thuận (Nam Quèn).
Ở xã tiến Thủy đã có công trình bến nghiêng cho tàu thuyền có công suất nhỏ
hơn 60 CV neo đậu thuọc dứan bến cá nhân dân Lạch Quèn (bằng nguồn vốn Biển
Đông Hải đảo). Đây là nơi hình thành bến cá sầm uất từ lâu. Hiện nay có khoảng 600 tàu thuyền đánh cá của các xã Tiến Thủy, Quỳnh Long, Quỳnh Nghĩa, An Hoà thường xuyên ra vào cặp bến. Dọc theo đoạn đường giao thông liên xã chạy sát bến cá, có nhiều cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá do nhân dân đầu tư gồm: 9 cửa hàng dầu Diezen, 10 cơ sở sản xuất đá lạnh với tổng công suất 50 tấn/ngày, 13 cơ sở kinh doanh nước ngọt, 4 cơ sử cơ khí sữa chữa máy thủy. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nghề cá ởđây còn một số bất cập đó là:
- Sông Hàn hẹp và cạn, tàu thuyền lại neo đậu tự do nên trở ngại luồng giao thông đường thủy.
- Chưa có khu vực tránh, trú bão và vùng nước neo đậu tập trung cho tàu thuyền.
- Chưa có vùng đất qui hoạch tập trung cho các thành phần kinh tế xây dựng các dịch vụ hậu cần nghề cá, mặc dù nhu cầu ởđây là rất lớn.
- Công trình bến nghiêng có diện tích hẹp gắn liền với đường giao thông liên xã, vừa là nơi tàu cá vào cập bến, vừa là nơi dân họp chợ cá, mặt khác công trình không được xây dựng hàng rào cổng và nhà quản lý bến nên đơn vị quản lý bên gặp khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động; Bến nghiêng thiết kế cho tàu thuyền có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 60 CV nhưng hiện tại đa số tàu cá vào cảng có công suất 90 CV trở lên nên độ sâu bến nghiêng chưa đáp ứng cho nhu cầu sử dụng.
Ở xã Quỳnh Thuận đã có công trình cảng cá thuộc dự án bến cá nhân dân Lạch Quèn (nguồn vốn Biển Đông Hải Đảo). Công trình đã xây dựng được những hạng mục cơ bản đó là cầu tàu cảng dài 50 m, 1 trạm biến áp 180 KVA, hệ thống cấp nước ngọt về tận cảng, 1 nhà xưởng nước đá, 1 nhà xưởng cơ khí. Hiện nay, ó khoảng 200 tàu cá của ngư dân Quỳnh Long và các xã khác có nhu cầu vào cảng nhưng cảng này chưa
đáp ứng được nhu cầu cho số tàu cá đó vì những lí do sau:
- Cầu cảng bị cát bồi liên tục với tốc độ nhanh làm cho cảng cạn, phần lớn thời gian trong ngày tàu cá không vào được.
- Các cơ sở dịch vụ hậu cân nghề cá mới bắt đầu hình thành trong hơn một năm trở lại đây, vừa thiếu vừa yếu, hoạt động manh mún không tập trung.
- Cảng không còn mặt bằng để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư hoạt
động dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Không có nơi neo đậu cho tàu thuyền.
v Vùng Cửa Thơi.
Có khoảng 100 tàu thuyền của ngư dân các xã Sơn hải, Quỳnh Long có nhu cầu vào cửa. Cửa Thơi có độ sâu chưa đáp ứng cho tàu thuyền hoạt động. Ởđây có dự
án bến cá do nhân dân tựđầu tư vốn xây dựng nhưng năng lực đầu tư có hạn nên công trình chưa đáp ứng được nhu cầu của số lượng tàu cá hiện có.
v Vùng Cửa Vạn.
Cửa vạn là cửa biển hẹp và nông, khi nước thủy triều xuống tài thuyền không vào ra được, khi đánh cá về tàu phải chờ ngoài cửa lạch đợi nước thủy triều lên mới vào lạch được, mặc dù tàu cá vùng này đa số có công suất dưới 90 CV.
Có khoảng 730 tàu thuyền của xã Diễn Bích, Diễn Ngọc, Diễn Hải ra vào Cửa Vạn. Tại khu nực này đã có công trình bến cá Lạch Vạn do vốn Nhà nước đầu tư. Công trình đã có các hạng mục cơ bản đó là: bến nghiêng, nhà tiếp nhận hải sản, 1 tháp nước để cấp nước ngọt, 1 trạm biến áp 560 KVA và một nhà điều hành của Ban quản lý cảng.Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nghề cá ởđây còn hạn chế, được thể hiện:
- Cửa lạch hẹp và nông.
- Bến cá và chợ cá không tập trung một nơi nên tàu cá vào bến còn ít.
- Các dịch vụ hậu cần nghề cá trong cảng chưa đầy đủ do cảng không còn diện tích để kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.
v Vùng Cửa Lò.
Ở Cửa Lò có khoảng 500 chiếc tàu thuyền đánh cá, trong đó có một số vào bến cá Nghi Thủy, một số vào cảng Cửa Hội. Dịch vụ hậu cần nghề cá ở đây tương
đối phát triển với hàng chục cơ sở sản xuất đá lạnh đạt công suất 50 tấn/ngày, 1 chợ cá
đầu mối, hàng chục cơ sở công bảo quản hải sản với sức chứa khoảng 1 000 tấn. Tuy nhiên, cảng Của Lò còn có những tồn tại cần được quan tâm giải quyết sau:
- Chưa có cầu cảng hoặc bến cá cho tàu cập mạn.
- Các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá phân tán xa bến cá, vừa không thuận tiện vừa ảnh hưởng đến môi trường của đô thị du lịch Cửa Lò.
v Vùng Cửa Hội.
Có khoảng 700 tàu thuyền đánh cá thường xuyên ra vào Cửa Hội. Đó là tàu cá của Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và của 11 tỉnh khác, đa số tàu cá vào Cửa Hội là tàu có công suất lớn, thường neo đậu tập trung ở bờ sông Lam. Năm 2002, cảng cá Cửa Hội đã được xây dựng bằng nguồn vốn ODA (17 tỷđồng), bao gồm các công trình cơ bản: cầu tàu dài 100 m, 2 trạm biến áp có tổng công suất 660 KVA, hệ
thống cấp nước ngọt, bãi có mái che 900 m2, đường nội bộ cảng, đường ngoài cảng và một số công trình phụ trợ khác.
Ưu thế của cơ sở hạ tầng nghề cá ở Cửa Hội:
- Có cửa lạch rộng và sau hơn các cửa lạch khác ở Nghệ An, đủ độ sâu cho mọi cỡ tàu cá có công suất đến dưới 600 CV.
- Có vùng nước sâu tự nhiên, không bồi không lở, cách cầu cảng cá Cửa Hội khoảng 300 m về phía thượng lưu, thuận lợi cho tàu cá neo, đậu tập trung lên xuống hàng hoá.
- Các dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển tốt hơn các địa phương khác, nhất là việc tiêu thụ sản phẩm cho tàu cá số lượng lớn, được giá, giải phóng nhanh,
- Gần ngư trường khai thác Nam vịnh Bắc Bộ nên tàu cá của 11 rtỉnh khác thường xuyên ra vào Cửa Hội
- Hệ thống thông tin liên lạc, điện, đường giao thong khá hoàn thiện. - Có nhiều con hói chảy vào sông Lam thuận lợi cho tàu cá tránh, trú bão. - Bên cạnh đó, cảng cá Cửa Hội còn có những hạn chế cần được khắc phục như:
- Nhu cầu tàu cá vào cảng cá Cửa Hội tương đối nhiều nhưng số lượng tàu vào cảng chưa nhiều vì những bất cập như không có chợ cá ngay trong cảng, vùng nước neo đậu tàu cá còn cách xa cảng khoảng 300 m, mặt trong cầu cảng cạn và độ dài cầu cảng 100 m là đủ khi tàu cá không tập trung nhưng đa số tàu cá thường vào cùng một thời gian trong ngày nhưng phải chờđợi mất thời gian đi biển.
- Mặt bằng cảng cá Cửa Hội đã bị dự án đường ven sông Lam lấy đi 20 % diện tích, một số công trình đã giải toả hoặc sẽ bị giải tỏa trong thòi gian tới cho đường ven sông Lam đợt 2 nên ảnh hưởng đến qui hoạch ban đầu của dự án. Mặt khác, cảng không còn diện tích để kêu gọi các thành phần kinh tếđầu tư hoạt động dịch vụ nghề
cá mặc dù nu cầu hiện tại và thời gian tới còn nhiều.
- Nước ngọt chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng ( nước giếng khoan)