Cơ sở hạ tầng NTTS trong những năm qua được quan tâm và thu hút kết quả
khá với giá trịđầu tư 117.091 triệu đồng ( Vốn ngân sách 58.041 triệu đồng, Vốn Nhà nước: 3.000 triệu đồng, vốn dân tự huy động:56.050 triệu đồng) đã xây dựng và hùnh thành được một số vùng nuôi tập trung ( Vùng nuôi Quỳnh bảng, Vùng nuôi Trịnh Môn, Vùng nuôi Diễn Trung, Vùng nuôi Hưng Hoà, Vùng nuôi Nghi Khánh,…) đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, góp phần mở rộng diện tích nuôi tôm thâm canh, nuôi cá thương phẩm và chuyển đổi diện tích sản xuất muối, sản xuất lúa năng suất thấp sang NTTS.
Cơ sở hạ tầng giống thủy sản tiếp tục được đầu tư, nâng cấp khá đồng bộ, với tổng kinh phí trên 38.930 triệu đồng, đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp được 12 trại cá giống cấp 2, nâng cấp 4 trại giống cá cấp 1, đưa số trại sản xuất cá giống cấp 1 lên 8 trại, trại cá giống cấp 2 lêm 16 trại. Xây dựng hoàn chỉnh vùng sản xuất tôm giống tập trung Quỳnh Liên - Quỳnh Bảng, đưa tổng số trại sản xuất tôm giống toàn tỉnh lên 43 trại. Đến nay, cơ sở hạ tầng vùng nuôi đã được qui hoạch cụ thể, từ vùng nuôi cá rô phi thương phẩm (2 690 ha), vùng nuôi tom sú (3 000 ha), vùng nuôi bão triều (800 ha),vùng nuôi cá biển (1 300 ha). Trên cơ sở qui hoạch được phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hạ tầng vung NTTS đồng bộ và đã hình thành được một số vùng nuôi tập trung
đảm bảo đủ tiêu chuẩn ngành như vùng nuôi Trịnh Môn - Quỳnh Lưu, vùng nuôi Diễn Trung - Diễn Châu, vùn nuôi Hưng Hoà – Vinh, vùng nuôi Nghi Hoà, Nghi Yên – Nghi lộc…Tuy vậy, cơ sở hạ tầng vùng nuôi có thể nói là chưa hoàn chỉnh, vùng nuôi cá rô phi mới được bắt đầu đầu tư năm 2005, vùng nuôi cá lúa, nuôi hồ sông chưa
được qui hoạch đểđịnh hướng và hỗ trợ nhân dân manh dạn chuyển đổi và đầu tư. Hệ thống kiểm dịch, quản lý môi trường và quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản được đầu tư khá đồng bộ, đã đầu tư xây dựng được 3 Trạm kiểm dịch với trang thiết bị khá hiện đại, đảm bảo công tác kiểm dịchcon giống; kiểm soát môi trường ngày một tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả nuôi trồng cho người dân.
Hệ thống dịch vụ NTTS phát triển khá mạnh, nhiều cơ sở dịch vụ thức ăn, thuốc thú y thủy sản được đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Hầu hết các cơ sở cung
ứng thức ăn đều đảm bảo chất lượng và tuân thủ qui định về quản lý chất lượng.
Cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Tỉnh đã xây dựng các hẹ thống công trình nhưđường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước cho các khu thu mua chế biến đông lạnh xuất khẩu, chế biến
hàng khô, sản xuất nước mắm,…tại các trung tâm nghề cá. Tỉnh cũng đã tiến hành đầu tư cho ngành khai thác và nuôi trồng góp phần tạo nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu thủy sản. Hệ thống chợ cá được hình thành cùng với hệ thống cảng cá nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình mua, bán nguyên liệu, hạn chế khâu trung gian, nâng cao lợi ích của người sản xuất, đảm bảo chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào chế
biến nhưng chưa được khai thác tốt.
Ngoài ra, Tỉnh đã tích cực tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư tiến hành xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, chế biến thủy sản nội địa và kinh doanh dịch vụ thương mại thủy sản. Vì vậy, các cơ sở chế biến nội địa không ngừng được đầu tư phát triển. Đến nay, Tỉnh đã đầu tư mới và đưa vào hoạt
động 4 cơ sở chế biến bột cá với công suất 4 000 tấn sản phẩm/năm (tương đượng 16 000 tấn nguyên liệu), đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất cho 2 công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu ( Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ
An và Công ty cổ phần XNK thủy sản Nghệ An II) với công suất 1 000 tấn/năm. Tuy nhiên, số lượng các máy móc thiết bị hiện có của các công ty còn ít, trong số những tủ đông hiện có thì phần lớn là các tủ cấp đông tiếp xúc đã cũ, năng suất cấp đông thấp, tiêu tốn năng lượng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG.
2.3.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ
AN TRONG NHỮNG NĂM QUA. 2.3.1.1. Khai thác thủy sản.
Trong những năm qua khai thác thủy sản đã có nhiều tiến bộ, sản lượng khai thác tăng đều qua các năm, nhất là sản phẩm nguyên liệu xuất khẩu. Sản lượng khai thác hàng năm tăng bình quân 5 %. Cơ cấu sản phẩm khai thác giữa vùng lộng và vùn khơi ngày càng hợp lý, sản lượng vùn khơi chiếm trên 40 % sản lượng khai thác. Sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt khá, chiếm khoảng 20 %sản lượng khai thác.
Năng lực sản xuất ngày một phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện
đại hoá, tàu thuyền công suất lớn với trang bị hiện đại tăng nhanh, tàu thuyền nhỏ
giảm dần, công suất bình quân tàu thuyền đạt 49 CV. Trình độ kỹ thuật khai thác của ngư dân không ngừng được nâng cao.Nghề nghiệp khai thác kông ngừng được cải tiến,
đa dạng và nhiều nghề mới với sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế cao được du nhập.
Quan hệ sản xuất nghề cá từng bước được củng cố và hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của trình độ lực lượng sản xuất, nhiều tôe hợp, tập đoàn khai thác được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Công tác chuyển đổi đội tàu khai thác hải sản xa bờ bằng vốn vay Nhà nước đạt kết quả khá.Thu nhập của người lao động được nâng cao, đời sống ngư dân được đảm bảo.
2.3.1.2. Nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển mạnh trên mọi phương diện: diện tích mở rộng, nhiều vùng đất hoang hoá, đất cát và đất sản xuất khác kém hiệu quảđã được chuyển sang NTTS đạt hiệu quả kinh tế cao; hình thức nuôi đa dạng (nuôi xen, nuôi thâm canh, nuôi luân canh, nuôi lồng trên sông, trên biển), sản lượng và năng suất tăng và khá ổn định; trình độ kỹ thuật của nhân dân ngày càng được nâng cao; giống được
đảm bảo về chất lượng cũng như thời vụ, dịch bệnh được khống chế. Lĩnh vực sản xuất con giống đã có sự phát triển nhảy vọt cả về số lượng cũng như chất lượng, đã cơ
bản chủđộng được các loài giống thủy sản, nhất là giống tôm, cá rô phi đơn tính góp phần thúc đẩy NTTS phát triển. Ngoài ra , nhiều giống mới có giá trị kinh tế cao đã
được du nhập và cho sinh sản thành công như cá chim trắng, ốc hương, cua, tôm he chân trắng, cá tra, ếch…Đặc biệt chương trình nuôi cá – tôm trong ruộng lúa, nuôi ngao vùng bãi triều đã đem lại hiệu quả khá cao trên đơn vị diện tích, góp phần chuyển
đổi có cấu kinh tế nông thôn và xoá đói giảm nghèo.
Công tác qui hoạch NTTS được tiến hành một cách đồng bộ, từ tổng thểđến chi tiết (đã phê duyệt qui hoạch: vùng nuôi tôm công nghiệp, qui hoạch nuôi hải sản trên vùng đất cát, qui hoạch tổng thể vùng nuôi trồng mặn lợ, qui hoạch vùng nuôi cá rô phi thương phẩm và qui hoạch nuôi cá lồng trên biển), tạo điều kiện cho công tác chỉ đạo sản xuất va đảm bảo tính bền vững, hiệu quả.
Công tác kiểm dịch, kiểm tra và kiểm soát môi trường hoạt động có hiệu quả
nên trong những năm qua trên địa bàn Tỉnh không để xảy ra dịch bệnh.
2.3.1.3. Chế biến thủy sản.
Chế biến thủy sản đã phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng hàng hoá, mẫu mã, thương hiệu đã được quan tâm, chú trọng và không ngừng mở rộng thị trường.
- Về chế biến nội địa: Các cơ sở chế biến nội địa không ngừng được đầu tư phát triển. Các sản phẩm truyền thống được khôi phục và phát triển với chất lượng, mẫu mã ngày càng đẹp. Nhiều làng nghề chế biến được hình thành. Sản lượng các mặt hàng chế biến thủy sản nội địa không ngừng được tăng về số lượng cũng như chất lượng và nhiều sản phẩm mới có giá trị cao được chuyển giao công nghệ, đưa vào sản xuất được thị trường chấp nhận như cá tẩm gia vị, mắm tôm chua nguyên con, cá hấp sấy ăn liền,chả cá, bột cá…Hàng năm đã sản xuất và đưa vào tiêu thụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vơi 14 –15 triệu lít nước mắm và hàng ngàn tấn mắm các loại.
- Về chế biến xuất khẩu: Các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản tiếp tục được
đầu tư nâng cấp về trang thiệt bị. Hệ thống chế biến gia công, chế biến xuất khẩu tiểu ngạch phát triển khá.
Nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu thủy sản ngày một tăng, hàng năm sản phẩm từ khai thác, nuôi trồng có thểđưavào chế biến đạt gần 10 000 tấn cá, tôm các loại. Nhìn chung chất lượng sản phẩm khá tốt, đủ tiêu chuẩn để chế biến xuất khẩu.
Thị trường và giá trị xuất khẩu: Thị trường hàng thủy sản Nghệ An ngày càng
được mở rộng, không chỉ dừng lại cung ứng cho thị trường trong tỉnh với sự cạnh tranh của các mặt hàng từ ngoài tỉnh, trong những năm qua các DN đã tích cực mở
rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc, phía Nam, các thành phố lớn và thị trường xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch. Các loại hình DN tham gia vào lĩnh vực chế biến và tiêu thụ ngày càng phong phú hơn, sôi động hơn, nhất là các DN tư nhân, đã tiêu thụ
nhanh và làm tăng giá trị nguyên liệu sản phẩm khai thác và nuôi trồng, góp phần vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Ngành thủy sản toàn quốc.
2.3.1.4. Cơ sở hạ tầng nghề cá được quan tâm xây dựng và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho khai thác, nuôi trồng và chế biến phát triển.
Cơ sở hạ tầng dịch vụ khai thác hải sản được quan tâm và đầu tư khá hoàn chỉnh, đưa vào sử dụng 1 cảng cá ( Cửa Hội) và 3 bến cá (Lạch Quèn, Lạch Vạn, Nghi Thủy) và nhiều bến cá nhỏ được cây dựng. Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá đã có bước phát triển đáng kể nhất là các cơ sở sản xuất đá lạnh, kho đông, cửa hàng xăng dầu đáp ứng ngày một tốt hơn cho đội tàu khait thác.
Cơ sở hạ tầng vùng NTTS, cơ sở hạ tầng giống tiếp tục được đầu tư và hình thành nhiều vùng nuôi tập trung với qui mô lớn.
2.3.1.5. Hệ thống khuyến ngư từng bước được xây dựng và củng cố, công tác khuyến ngư có nhiều tiến bộ cả về xây dựng mô hình cũng như tập huấn chuyển giao công nghệ cho nhân dân.
Hệ thống khuyến ngư từ Tỉnh xuống các huyện xã đựoc củng cố và hoàn thiện một bước. Trung tâm khuyến ngư tỉnh đã được củng cố và tăng cường về biên chế
cũng như trình độ chuyên môn. Trạm khuyến nông các huyện, thành thịđều có cán bộ
khuyến nư chuyên trách, các xã trọng điểm nghề cá đã có cán bộ khuyến ngư cơ sở
(kiêm nhiệm). Sự phối hợp giữa khuyến ngư với các dự án, Đoàn thanh niên, Hội
đồng nhân dân ngày càng chặt chẽ hơn.
Công tác khuyến ngư tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện, tài liệu tập huấn từng bước được chuẩn hoá phù hợp với điều kiện thời tiết của Nghệ An, hình thức tập huấn
được đổi mới. Công tác xay dựng mô hình, tổng kết mô hình khuyến ngư đạtkết quả
khas, đã giới thiệu được nhiều mô hình kinh tế thủy sản giỏi cho dân học tập.
Công tác thông tin, tuyên truyền được quan tâmvà hoạt động có hiệu quả, thông qua hệ thống truyền hình – báo – đài, nhiều mô hình kinh tế thủy sản giỏi, các kỹ thuật công nghệ mới được truyền tải tới người nông dân.
2.3.1.6. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản được quan tâm, hiệu quả ngày càng cao.
Công tác tuyên truyền luật, pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản không ngừng
được đỷ mạnh, tuyên truyền kết hợp với vận động như tổ chức ký cam kết giữa các chủ thuyền vớu chính quyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết về lợi ích của công tác bảo vệ nguồn lợi.
Công tác tái tạo nguồn lợi đã được quan tâm, hàng năm Tỉnh đã tiến hành thả
cá, tôm xuống hồ nước lớn, biển và bước đầu đã đem lại kết quả nhất định.
Công tác kiểm tra, kiểm soát trên sông, trên biển được tăng cường, nhiều vụ vi phạm pháp lệnh về bảo vệ nguồnlợi thủy sản bị bắt giữ và ngăn chặn kịp thời; hiện tượng khai thác bằng chất nổ, hoá chất… được hạn chế; đăng ký, đăng kiểm được đổi mới, công tác đang ký và quảnlý tàu thuyền được tăng cường góp phần bảo vệ an ninh, nhát là phòng chống buôn bán vận chuyển hàng lậu trên biển.
Công tác thú y, bảo vệ môi trường thủy sản được quan tâm và hoạt động có hiệu quả. Hệ thống Trạm kiểm dịch được đầu tư xây dựng mới với trang thiết bị hiện
đại.
2.3.1.7. Công tác khoa học công nghệđược quan tâm, đầu tư phát triển, bước
đầu đã thành công ở một số lĩnh vực quan trọng.
Trong những năm qua, nhiều đề tài khoa học đã đựoc triển khai và đạt kết quả
tốt. Các đề tài đều tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của các cơ sở sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển.Nhiều đề tài khoa học sứm phát huy hiệu quả nhưđề tài sinh sản tôm sú trong điều kiện sinh thái tỉnh Nghệ An, chuyển đổi cá rô phi đơn tính, đề tài bệnh tôm, đề tài sản xuất cua biển…
2.3.1.8. Bộ máy và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản được củng cố và hoạt động ngày càng có hiệu lực và hiệu quả hơn.
Hệ thống quản lý Ngành thủy sản từ Tỉnh xuống cơ sở được củng cố và hoàn thiện, nhiều huyện đã thành lập phòng thủy sản riêng, các huyện đều có cán bộ chuyên theo dõi về lĩnh vực thủy sản. Đội ngũ cán bộ thủy sản không ngừng được tăng cường, trình độ chuyên môn cũng được nâng cao.
Công tác chỉđạo sản xuất có nhiều đổi mới, đó là tăng cường công tác kiểm tra thực tế và thay cho việc sơ kết đơn thuần bằng các cuộc giao ban theo khối, qua đó lượng thông tin được phản ánh đầy đủ hơn và có biện pháp xử lý kịp thời.
Sự phối hợp giữa các ngành với các ngành chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngày một gắn kết hơn, phân cấp rõ hơn về
quyền hạn và trách nhiệm giữa các ngành, các huyện từ xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch. Qua đó, các hoạt động thủy sản đạt hiệu quả cao hơn, công tác quản lý Nhà nước được đẩy mạnh.
Hoạt động đối ngoại được tăng cường nên đã tranh thủđược sự quan tâm nhiều hơn của Bộ Ngành trung ương, các tỉnh bạn và các tổ chức nước ngoài.
Công tác xây dựng, qui hoạch, kế hoạch được triển khai đồng bộ và đổi mới về
phương pháp. Các dự án được chỉđạo xây dựng và thẩm định ngày càng tốt, triển khai thi công và đưa vào sử dụng nhanh và có hiệu quả.
Nhiều chính sách hỗ trợ phát triẻn thủy sản được ban hành và thường xuyên
được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính khả thi. Việc thực hiện chính sách về hỗ trợ phát triển kinh tế thủy sản thu được khá và đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước hiện hành.
2.3.2. NHỮNG TỒN TẠI CỦA NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM QUA NHỮNG NĂM QUA
2.3.2.1. Khai thác thủy sản
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành kinh tế thủy sản Nghệ An vẫn còn mang nhiều sự bất hợp lý dẫn đến tình trạng mất cân đối trong việc khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Do tập quán nghề nghiệp khai thác có từ lâu đời và điều kiện kinh tế của ngư