NHỮNG TỒN TẠI CỦA NGÀNHTHỦY SẢN NGHỆ AN TRONG NHỮNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 108)

NHỮNG NĂM QUA

2.3.2.1. Khai thác thủy sản

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành kinh tế thủy sản Nghệ An vẫn còn mang nhiều sự bất hợp lý dẫn đến tình trạng mất cân đối trong việc khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Do tập quán nghề nghiệp khai thác có từ lâu đời và điều kiện kinh tế của ngư

dân trong tỉnh còn nghèo nàn nên số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ (< 50 CV) còn quá lớn ( 2503 chiếc ) chiếm 76.7 % tổng số tàu thuyền. Từđó dẫn đến tình trạng mật

độ tàu thuyền tập trung khai thác ở vùng lộng và ven bờ dày đặc, quá mức cho phép. - Hiệu quả khai thác ngày càng thấp so với mức đầu tư.

- Ngư dân phát triển nghề cá và chuyển đổi nghề còn tự phát.

- Việc phát triển tàu thuyền có công suất lớn từ 90 CV trở lên còn hạn chế. - Thời gian khai thác hữu ích chưa cao ( số ngày bám biển ít ). Ngư dân Nghệ

An chỉ quen khai thác ở ven bờ, tối đi sáng về hoặc sáng đi chiều về, không thông thạo ngư trường vùng khơi. Các tàu xa bờ có công suất lớn ( từ 90 CV trở lên ) thì thời gian bám biển của từng chuyến biển cũng chỉ 5 – 7 ngày.

- Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá còn nhiều bất cập và yếu kém.

- Dịch vụ sửa chữa máy móc, tàu thuyền xa bờ chưa đáp ứng được nhu cầu. - Mặt bằng dân trí của ngư dân vùng biển chưa cao, dẫn đến việc thiếu hiểu biết và chấp hành luật pháp chưa tốt. Đời sống của đại đa số ngư dân vùng biển gặp khó khăn.

- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị khai thác bừa bãi, quá mức cho phép, suy giảm trầm trọng ảnh hưởng xấu đến môi trường, môi sinh vùng biển.

- Công tác quản lý của các cấp chính quyền đối với nghề khai thác thủy sản chưa chặt chẽ, sâu sát.

- Việc chuyển đổi từ diện tích sản xuất nông nghiệp, diện tích làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ở một sốđịa phương còn chậm.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng không đồng bộ, kịp thời đã làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình đầu tư nuôi thâm canh của dân, dẫn đến năng suất nuôi chưa cao.

- Trình độ của người dân còn nhiều hạn chế, không tuân thủđầy đủ kỹ thuật về

chăm sóc, chữa bệnh cũng như xử lý môi trường trong NTTS nên đã ảnh hưởng nhiều

đến hiệu quả nuôi trồng như chất lượng sản phẩm không đều, không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, riêng đối với cá rô phi thương phẩm còn do thời gian thu hoạch dàn trải, không tập trung dẫn đến các nhà chế biến không thể thu mua xuất khẩu.

- Phần lớn hộ nuôi trồng thủy sản đều khó khăn về kinh tế, trong khi đó khả

năng tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng của dân còn khó khăn do đặc thù vốn lớn, rủi ro, thủ tục đất NTTS chưa hoàn chỉnh…nên việc đầu tư thâm canh bị nhiều hạn chế.

- Chất lượng công tác khuyến ngư chưa cao, việc cung ứng giống mới, giống giá trị kinh tế cao còn han chế về số loài, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu nuôi của dân.

- Việc đa dạng hóa nguồn nguyên liệu NTTS phục vụ cho xuất khẩu thực hiện còn chậm, sản lượng còn thấp. NTTS nước ngọt phát triển nhanh nhưng phân tán, chưa tạo điều kiện vùng nguyên liệu lớn, chất lượng các loài cá không cao.

2.3.2.3. Chế biến thủy sản.

- Trang bị máy móc và công nghệ không đáp ứng được yêu cầu chế biến xuất khẩu do thiếu vốn đầu tư thiết bị, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất sản phẩao chất lượng cao.

- Các cơ sở chế biến thủy sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu chưa phát huy

được khả năng hiện có của mình.Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản còn thấp, đặc biệt làm kim ngạch xuất khẩu trực tiếp.

- Sản phẩm thủy sản còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao, bao bì, mẫu mã kém hấp dẫn, chưa theo kịp với thị hiếu của khách hàng. Tỷ trọng hàng chế biến giá trị gia tăng chiếm rất ít trong tổng số sản phẩm. Các DN chưa chủ động sản xuất các sản phẩm có tính tiện dụng cao, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, chưa có sản phẩm chủ lực. Hầu hết các đơn vị chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Do đó, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh.

- Công tác quản lý an toàn vệ sinh mới chỉ tập trung thực hiện ở khu vực chế

biến, chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch nên vẫn còn tình trạng ngâm nước nguyên liệu diễn ra nhiều nơi.Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản nguyện liệu còn chưa được kiểm soát tốt.

- Các Công ty chế biến XNK mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm bạn hàng nhưng nhìn chung thị trường tiêu thụ của các đơn vị vẫn chỉ mới là các khách hàng truiyền thống từ lâu nay. Hơn nữa , các Công ty chưa chú trọng đến thị trường trong nước, đặc biệt là các nhà hàng, khách sạn vào dịp lễ tết, mùa du lịch.

- Các đơn vị chế biến nội địa chưa tạo được chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước, thậm chí còn chưa chiếm lĩnh được thị trường trong Tỉnh.

- Thành phần chế biến ngoài quốc doanh còn tủn mủn, nhỏ lẻ,quản lý nhà nước

đối với thành phần này chưa tốt.

- Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu xảy ra thường xuyên, trong khi các DN thiếu vốn thu mua dự trữ nguyện liệu để sản xuất.

- Cơ chế về hỗ trợ xúc tiến thương mại còn chưa cụ thể, thiếu sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan quản lý và DN.

2.3.2.4. Cơ sở hạ tầng.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của Ngành thủy sản Nghệ An đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm, nhưng nó vẫncòn nhiềuvấn đề bất cập. Cụ thể:

- Phát triển nghề cá nhân dân chưa thực hiện qui hoạch và tập trung nên chưa có hệ thống cảng cá, bến cá đồng bộ, chưa đưa vào một đầu mối chung để phát triển kinh tếđúng hướng.

- Kết cấu hạ tầng nghề cá nhỏ, manh mún, các hệ thống chính sách phục vụ

phát triển hạ tầng nghề cá, dịch vụ nghề cá chưa hình thành, đặc biệt là dịch vụ sữa chữa tàu thuyền, thiết bị nghề cá.

- Tuy đã có ba cảng cá được đầu tư và xây dựngnhưng diện tích đất đã bị giới hạn (khuôn viên hẹp nên việc mở rộng diện tích gặp khó khăn khi nhà nước có chủ

trương mở rộng cảng thì giá trịđền bù lớn.

- Các cơ quan chức năng chưa thực sự vào cuộc để quản lý tàu thuyền ra vào cảng. cửa lạch một cách đồng bộ theo luật thủy sản và các qui định khác của Nhà nước.

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MT S GII PHÁP

PHÁT TRIN NGHÀNH THY SN

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN. 3.1.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NÓI CHUNG.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)