Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương - tiền thưởng tại công ty TNHH Long Shin (Trang 29)

1.7.1. Trả lương theo thời gian giản đơn:

Khái niệm:

Trả lương theo thời gian là hình thức doanh nghiệp căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc mà trả lương cho họ.

Về nguyên tắc khi trả lương thời gian phải xác định năng suất lao động ngoại lệ khi trả lương cho trường hợp sản xuất tự động cao với nhịp độ không đổi không phụ thuộc vào bản thân người lao động.

Điều kiện áp dụng:

Hình thức này thường chỉ áp dụng cho những trường hợp sau:  Áp dụng ở những nơi có trình độ tự động hoá cao

 Bộ phận quản trị

 Những công việc đòi hỏi quan tâm đến chất lượng

 Những công việc đòi hỏi ở những nơi khó hoặc không thể áp dụng định mức hoặc cho những công mà nếu người lao động tăng cường làm việc sẽ dẫn đến tai nạn lao động, sử dụng lãng phí nguyên liệu, làm cho máy móc hao mòn với tốc độ nhanh hơn bình thường.

Căn cứ để trả lương:

 Thời gian làm việc trong tháng của người lao động (ngày, giờ)  Trình độ của người lao động (biểu hiện qua hệ số tiền lương)

Công thức tính:

TLtg1 tháng = MLTT * HSL

Trong đó:

TLtg :Tiền lương thời gian

MLTT : Mức lương tối thiểu

HSL : Hệ số cấp bậc tiền lương

Ntt : Số ngày làm việc thực tế

N : Số ngày làm việc theo qui định (26 hoặc 22 ngày)

 Đặc điểm của hình thức trả lương theo thời gian là chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị thời gian không đổi còn chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị sản phẩm lại thay đổi phụ thuộc v ào năng suất lao động.

 Ưu điểm : Đơn giản, dễ tính.  Nhược điểm:

Khi thực hiện trả lương theo hình thức bày thì doanh nghiệp đã tạo ra và duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương. Điều này có nghĩa là những người lao động dù họ làm việc nhiều hay ít thì họ vẫn được hưởng lương như nhau. Vì thế, sẽ dễ nảy sinh tâm lí ỷ lại, so bì giữa những người lao động với nhau. Ý thức về công việc và trách nhiệm của họ đối với công việc cũng giảm, điều này sẽ làm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ng ày càng trì trệ, cũng không khuyến khích người lao động làm việc để tăng năng suất. Đồng thời nó cũng l àm suy yếu vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương.

MLTT * HSL*HSL TLtg1ngày =

1.7.2. Trả lương theo thời gian có thưởng:

Đây là hình thức trả lương mà ngoài tiền lương thời gian người lao động còn nhận được thêm một khoản tiền lương do có ý thức, thái độ làm việc tốt hoặc do kết quả công việc đạt được một cách có hiệu quả và tăng năng suất lao động.

1.7.3. Trả lương sản phẩm:

 Căn cứ để trả lương theo sản phẩm cho người lao động:

 Kết quả lao động hoàn thành (số lượng sản phẩm làm ra, khối lượng công việc hoàn thành)

 Đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm hay công việc

 Nguyên tắc:

Khi trả lương theo sản phẩm thì doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống định mức tiên tiến và hiện thực

 Đơn giá: Đơn giá lương sản phẩm được xác định căn cứ vào mức lương tối thiểu, cấp bậc công việc, định mức công việc v à hệ số phụ cấp laođộng thích hợp

Hoặc

Trong đó:

ĐGTL: Đơn giá tiền lương cho sản phẩm (bộ phận, chi tiết, công việc)

MLTT: Mức lương tối thiểu

HCB: Hệ số cấp bậc đối với sản phẩm (bộ phận, chi tiết, công việc)

Hi : Hệ số phụ cấp thích hợp (i = 1-> n)

ĐMTG: Định mức thời gian hoàn thành sản phẩm (chi tiết, công việc)

ĐMSP : Định mức sản phẩm (bộ phận, chi tiết, công việc) tính theo phút

N: Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ G: Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ

MLTT * HCB*(1+Hi) ĐGTL = N*G*ĐMSP MLTT * HCB*(1+Hi)*ĐMSP ĐGTL = N*G*60

 Đặc điểm:

 Chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị sản phẩm là không đổi (trừ trường hợp trả lương sản phẩm luỹ tiến)

 Chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị thời gian là thay đổi phụ thuộc vào năng suất của người lao động.

 Ưu điểm :

 Với hình thức trả lương theo sản phẩm thì tiền lương của người lao động nhiều hay ít là do kết quả lao động của họ quyết định. Tâm lí chung của ng ười lao động lĩnh được lương càng nhiều càng tốt nên với hình thức này sẽ kích thích mạnh mẽ người lao đông làm việc

 Là cơ sở để xác định trách nhiệm của mỗi ng ười (do mỗi người làm ra 1 sản phẩm, bộ phận, chi tiết, công việc )

 Thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động v à quản lí

 Nhược điểm: để có thể thực hiện trả lương theo sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống định mức thời gian hay định mức sản phẩm. Tuy nhiên rất khó để doanh nghiệp xây dựng đ ược định mức tiên tiến và hiện thực nên khó xác định đơn giá chính xác.

Trả lương theo sản phẩm khi doanh nghiệp đã xây dựng một hệ thống định mức khá chi tiết thì khối lượng tính toán lớn, phức tạp đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải có năng lực

 Để phát huy hiệu quả tốt nhất của việc trả l ương theo sản phẩm thì các doanh nghiệp chỉ áp dụng hình thức trả lương này khi:

 Doanh nghiệp xây dựng được một hệ thống định mức phản ánh đúng đắn, chính xác kết quả lao động

 Cải tiến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, giảm dần v à loại bỏ hẳn một số lao động dư thừa, phân rõ chức năng nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận và nghiệm thu chính xác kết quả lao động

 Bảo đảm đầy đủ yếu tố vật chất cho ng ười lao động, cải thiện điều kiện l àm việc

 Hoàn thiện chế độ ghi chép số liệu ban đầu, thống kê, chế độ thưởng phạt đối với các bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau trên dây chuyền sản xuất.

Hầu hết các doanh nghiệp nước ta áp dụng hình thức trả lương này cho công nhân trực tiếp. Trong thực tế có 5 hình thức trả lương theo sản phẩm:

1.7.3.1. Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp:

Theo hình thức này tiền lương được xác định và trả trực tiếp cho người lao động.

Trong đó:

TLTi : Tiền lương mà người lao động được hưởng

SPTi : Số lượng sản phẩm (bộ phận, chi tiết ) thực tế đạt được Điều kiện áp dụng:

 Áp dụng cho những công việc có định mức thời gian ngắn

 Công việc tương đối độc lập có thể thống kê kết quả cho từng người Ưu điểm:

Làm cho quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau h ơn nên kích thích sản xuất phát triển

Nhược điểm: Do một số trường hợp khó định mức được lao động một cách chính xác cho nên khó mà trả lương sản phẩm một cách chính xác cho người lao động.

1.7.3.2. Tiền lương sản phẩm gián tiếp:

Hình thức lương sản phẩm gián tiếp được tính toán và trả cho bộ phận phục vụ trực tiếp sản xuất chính căn cứ vào định mức sản lượng và mức độ hoàn thành định mức của công nhân sản xuất chính để tính đ ơn giá sản phẩm gián tiếp cho công nhân phụ.

Công thức:

TLTi = TLTG* HĐM

Trong đó:

TLTG : Mức lương trả theo thời gian của cá nhân (bộ phận ) phục vụ

HĐM : Hệ số vượt mức của bộ phận sản xuất chính được phục vụ.

Điều kiện áp dụng: Hình thức này không áp dụng cho công nhân chính mà chỉ áp dụng cho công nhân phụ, phục vụ trực tiếp sản xuất chính (công nhân vận hành máy móc thiết bị, cung ứng nguyên vật liệu, công nhân quản lí,…) mà công việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt hoặc v ượt định mức của công nhân sản xuất chính hưởng lương theo sản phẩm.

- Ưu điểm: Làm cho mọi cán bộ công nhân viên đều quan tâm đến vấn đề nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

- Nhược điểm: Tiền lương theo hình thức này đôi khi không kích thích được sự nhiệt tình của công nhân làm việc.

1.7.3.3. Tiền lương theo sản phẩm tập thể:

Tiền lương theo sản phẩm tập thể được áp dụng để trả cho các công việc nặng nhọc, có định mức thời gian dài, cá nhân từng người không thể làm được hoặc để trả cho những loại công việc khó xác định được kết quả cho từng cá nhân.

Để có thể tính lương cho từng cá nhân người lao động cần phải tiến hành qua các bước sau:

- Bước1: Xác định đơn giá tiền lương (ĐGTL)

- Bước 2: Xác định tiền lương sản phẩm của cả tập thể, tổ

TLTổ SP=   n i1 Qi* ĐGTL

- Bước 3: Chia lương cho từng cá nhân trong tổ. Có 2 phương pháp chia lương cơ bản sau:

Phương pháp chia lương theo giờ - Hệ số: Gồm có 3 bước:

 Bước 1: Tính tổng số giờ - Hệ số của đơn vị (tổ) bằng cách:

Số giờ-Hệ số của cni = HCB của cni * Số giờ làm việc thực tế cni

Sau đó tổng hợp lại cho cả tổ:

Tổng số giờ -Hệ số của tổ =

n i 1

 Bước 2: Tính tiền lương cho 1 giờ - Hệ số:

 Bước 3: Tính lương cho từng công nhân

TLcni = TL1giờ-hệ số* Số giờ-Hệ số của cni

Phương pháp chia lương theo hệ số điều chỉnh: Phương pháp này cũng

gồm 3 bước

- Bước 1: Tính tiền lương cấp bậc của từng công nhân và của cả tổ

TLcni

TG = TL1giờ của cni* Số giờ làm việc thực tế của cni

Sau đó tổng hợp lại cho cả tổ

TLTổ TG =   n i1TLcni TG - Bước2: Tính hệ số điều chỉnh

- Bước 3: Tính tiền lương cho từng công nhân

Trong đó:

TLTổ

SP : Tiền lương sản phẩm chung cả tổ được lãnh.

TLTổ

TG : Tiền lương cả tổ nếu tính theo lương thời gian

TLcni

TG : Tiền lương nếu tính theo lương thời gian cho công nhân đó

TLcni: Tiền lương thực tế cá nhân được lĩnh

TLTổ SP TL1giờ-Hệ số = Tổng số giờ-Hệ số TLTổ SP HĐC= TLTổ TG TLcni = HĐC* TLcni TG

1.7.3.4.Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến:

Đây là hình thức trả lương cho người lao động với nhiều đơn giá khác nhau. Cụ thể:

 Sản lượng sản phẩm nằm trong định mức thì tính theo đơn giá định mức  Sản lượng sản phẩm nằm ngoài định mức thì đơn giá sẽ tăng dần theo từng khoảng vượt mức mà công ty đã qui định.

Ưu điểm: Do trả lương với đơn giá cao hơn cho những sản phẩm không nằm trong định mức nên sẽ kích thích người lao động làm việc với cường độ và năng suất cao.

Nhược điểm: Do trả lương theo sản phẩm luỹ tiến nên đơn giá sản phẩm sẽ tăng lên so với đơn giá định mức, điều này có thể làm cho tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Điều kiện áp dụng:

 Chỉ áp dụng khi doanh nghiệp cần ho àn thành khối lượng công việc gấp, cần giao hàng sớm.

 Kích hoạt, khắc phục những khâu yếu trong dây chuyền sản xuất, ho àn thành tốt nhiệm vụ để đảm bảo sản xuất nhịp nh àng.

Tuy nhiên, khi khắc phục được các hiện tượng trên thì doanh nghiệp phải trở về với phương pháp thông thường vì nếu áp dụng thời gian dài sẽ làm tăng chi phí tiền lương là ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.7.3.5.Trả lương khoán:

Hình thức trả lương khoán được áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng chi tiết, từng bộ phận hoặc từng công việc mà xét ra nếu giao cho từng chi tiết, từng bộ phận thì không có lợi về mặt kinh tế mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho 1 nhóm nhân viên hoàn thành trong m ột thời gian nhất định với số tiền lương và tiêu chuẩn kĩ thuật xác định.

 Tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo chất l ượng và đúng tiến độ hoàn thành công việc

 Thực hiện nghiêm túc chế độ thưởng phạt và khuyến khích vật chất.

Ưu điểm: Khuyến khích công nhân ho àn thành nhiệm vụ trước thời hạn, khuyến khích giảm bớt số lượng công nhân trong quá trình tiến hành công việc nhưng đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán.

Nhược điểm: Chưa tạo ra sự quan tâm cần thiết của người công nhân đối với kết quả của mình.

Trên đây là những hình thức tiền lương thường được áp dụng trong các doanh nghiệp. Việc áp dụng hình thức nào cho cho doanh nghiệp à do giám đốc doanh nghiệp quyết định trên cơ sở phù hợp với điều kiện của đơn vị mình mà vẫn đảm bảo lợi ích của người lao động và qui định của Nhà nước.

1.8. Phương pháp xác định đơn giá tiền lương, tổng tiền lương và tạo nguồntiền lương trong doanh nghiệp: tiền lương trong doanh nghiệp:

Theo nghị định số 94/2006/NĐ-CP, Chính Phủ quy định:

 Từ ngày 1/10/2006 nâng mức lương tối thiểu chung từ 350.000 đồng/ tháng quy định tại Điều 1 Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ lên 450.000 đồng / tháng.

 Các doanh nghiệp Nhà nước áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức tiền lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu mà Nhà nước qui định.

 Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm phải đảm bảo nguyên tắc không làm giảm các khoản phải thu, phải nộp đối với ngân sách Nh à nước, đặc biệt là không làm giảm lợi nhuận so với năm trước khi thực hiện.

 Hàng năm căn cứ vào hệ số trượt giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế, với sự nhất trí của các bộ liên quan để điều chỉnh hệ số lương tối thiểu để xác định đơn giá tiền lương cho phù hợp.

 Việc xây dựng, xét duyệt và quản lí đơn giá tiền lương của các doanh nghiệp Nhà nước phải phù hợp với quy định của Nhà nước.

 Ban lãnh đạo doanh nghiệp và các bộ, ngành có liên quan phải thực hiện đúng với qui định của Nhà nước.

1.8.1.Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương:

Quỹ tiền lương năm kế hoạch được tính theo công thức:

VKH = [ Ldb* TLmindb*(HCB+ HPC)*Vvc ]*12 tháng

Trong đó:

VKH: Tổng quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương

Ldb: Lao động định biên

TLmindn: Mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp lựa chọn

Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tr ình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc bình quân của tất cả số lao động định mức để xác định đơn giá tiền lương.

Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương

Căn cứ vào các văn bản quy định và hướng dẫn của Bộ lao động thương binh và xã hội để xác định đối tượng và mức phụ cấp bình quân. Hiện nay, các khoản phụ cấp được tính vào đơn giá tiền lương gồm: Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chế độ thưởng an toàn.

Vvc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp.

1.8.2. Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch: Tổng quỹ lương của năm kế hoạch không phải để xây dựng đơn giá tiền lương mà để kế hoạch tổng chi về tiền lương của doanh nghiệp.

Trong đó:

VC: Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch

VKH: Tổng tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.

VPC: Quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương theo qui định.

VB: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch.

VTG: Quỹ tiền lương làm thêm giờ tính theo kế hoạch, không vượt quá số giờ làm thêm qui định của bộ luật Lao động.

1.8.3.Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương:

 Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm: thường áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm h oặc một số loại sản phảm có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương - tiền thưởng tại công ty TNHH Long Shin (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)