Phương pháp xác định đơn giá tiền lương, tổng tiền lương và tạo nguồn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương - tiền thưởng tại công ty TNHH Long Shin (Trang 37)

tiền lương trong doanh nghiệp:

Theo nghị định số 94/2006/NĐ-CP, Chính Phủ quy định:

 Từ ngày 1/10/2006 nâng mức lương tối thiểu chung từ 350.000 đồng/ tháng quy định tại Điều 1 Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ lên 450.000 đồng / tháng.

 Các doanh nghiệp Nhà nước áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức tiền lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu mà Nhà nước qui định.

 Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm phải đảm bảo nguyên tắc không làm giảm các khoản phải thu, phải nộp đối với ngân sách Nh à nước, đặc biệt là không làm giảm lợi nhuận so với năm trước khi thực hiện.

 Hàng năm căn cứ vào hệ số trượt giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế, với sự nhất trí của các bộ liên quan để điều chỉnh hệ số lương tối thiểu để xác định đơn giá tiền lương cho phù hợp.

 Việc xây dựng, xét duyệt và quản lí đơn giá tiền lương của các doanh nghiệp Nhà nước phải phù hợp với quy định của Nhà nước.

 Ban lãnh đạo doanh nghiệp và các bộ, ngành có liên quan phải thực hiện đúng với qui định của Nhà nước.

1.8.1.Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương:

Quỹ tiền lương năm kế hoạch được tính theo công thức:

VKH = [ Ldb* TLmindb*(HCB+ HPC)*Vvc ]*12 tháng

Trong đó:

VKH: Tổng quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương

Ldb: Lao động định biên

TLmindn: Mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp lựa chọn

Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tr ình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc bình quân của tất cả số lao động định mức để xác định đơn giá tiền lương.

Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương

Căn cứ vào các văn bản quy định và hướng dẫn của Bộ lao động thương binh và xã hội để xác định đối tượng và mức phụ cấp bình quân. Hiện nay, các khoản phụ cấp được tính vào đơn giá tiền lương gồm: Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chế độ thưởng an toàn.

Vvc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp.

1.8.2. Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch: Tổng quỹ lương của năm kế hoạch không phải để xây dựng đơn giá tiền lương mà để kế hoạch tổng chi về tiền lương của doanh nghiệp.

Trong đó:

VC: Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch

VKH: Tổng tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.

VPC: Quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương theo qui định.

VB: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch.

VTG: Quỹ tiền lương làm thêm giờ tính theo kế hoạch, không vượt quá số giờ làm thêm qui định của bộ luật Lao động.

1.8.3.Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương:

 Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm: thường áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm h oặc một số loại sản phảm có thể qui đổi được.

Công thức xác định đơn giá là:

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VĐG: Đơn giá tiền lương (đơn vị tính là đồng/ đơn vị hiện vật)

Vgiờ : Tiền lương giờ

TSP: Mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm qui đổi.

 Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu: thường áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp.

Công thức xác định đơn giá

Trong đó:

VĐG: Đơn vị tính là đ/1000đ

VKH: Tổng quỹ lương năm kế hoạch

VĐG = Vgiờ* TSP

VKH

VĐG=

TKH: Tổng doanh thu hoặc doanh số kế hoạch

 Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí: thường áp dụng đói với các doanh nghiệp quản lí được tổng thu, tổng chi một cách chi tiết chặt chẽ trên cơ sở các định mức chi phí.

Công thức xác định đơn giá:

Trong đó:

VĐG : Đơn giá tiền lương

CKH : Tổng chi phí kế hoạch chưa có lương

 Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận: thường áp dụng đối với các doanh nghiệp quản lí được tổng thu, tổng chi và xác định được lợi nhuận kế hoạch

Công thức xác định là:

Trong đó:

VĐG : Đơn giá tiền lương

PKH : Lợi nhuận kế hoạch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương - tiền thưởng tại công ty TNHH Long Shin (Trang 37)