Cơ cấu tổ chức sản xuất:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương - tiền thưởng tại công ty TNHH Long Shin (Trang 53)

Tổ chức sản xuất là sự phối hợp chặt chẽ giữa lao động và tư liệu lao động cho phù hợp với nhu cầu, nhiệm vụ sản xuất, qui mô sản xuấ t và công nghệ sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao.

Việc tổ chức sản xuất có ảnh hưởng rất lớn và là nhân tố quan trọng quyết định tình hình sản xuất cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Do đặc tính của nguyên liệu thuỷ sản là mau hư hỏng và chất lượng nguyên liệu quyết định đến chất lượng sản phẩm, cho nên đòi hỏi qui trình sản xuất phải liên tục, đảm bảo tính nhanh chóng và kịp thời.

Sơ đồ tổ chức của Công ty là một mô hình khép kín, có sự liên hệ qua lại giữa các bộ phận. Sự quan hệ qua lại giữa các thiết bị sản xuất l à yếu tố thống nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2:Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty TNHH Long Shin

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:

- Phòng KCS-VS: Gồm 18 người trong đó có 16 người thuộc bộ phận KCS và 2 người thuộc bộ phận Vi sinh.

Nhiệm vụ của bộ phận KCS: Quản lí chất lượng sản phẩm, kiểm tra, giám sát chất lượng nguyên vật liệu trước khi chế biến, giám sát quá tr ình chế biến, xây dựng lịch trình, quy trình chế biến, các quy trình quản lí chất lượng sản phẩm.

Nhiệm vụ của bộ phận Vi sinh: Thực hiện kiểm tra vi sinh, kháng sinh nguyên liệu thu mua và trong suốt quá trình tạo ra thành phẩm, phối hợp với các phòng ban liên quan để xây dựng hướng giải quyết đối với những lô nguyên liệu hay thành phẩm không đạt tiêu chuẩn nhằm đảm bảo uy tín và giảm thiểu thiệt hại cho Công ty.

- Bộ phận thống kê: Nắm bắt số lượng, xem xét tình hình nguyên vật liệu, bán thành phẩm của Công ty.

- Thủ kho: Quản lí nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và hàng hoá trong kho, trực tiếp quản lí bộ phận xếp kho.

 Bộ phân xếp kho: Sắp xếp hàng hoá trong kho.

- Phòng điều hành sản xuất: Bố trí dây chuyền sản xuất, điều phối số lượng công nhân sản xuất trong các phân xưởng và số lượng nguyên liệu sản xuất, trực

Nhà bếp Cơ khí - điện nước GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT Tạp

vụ Tiếp nhận- phục vụ trangBao biếnChế khoXếp KCS – Vi

tiếp điều hành, quản lí các bộ phận bao trang, tiếp nhận - phục vụ, chế biến, tạp vụ.

 Bộ phận bao trang: Cung cấp bao gói, cấp đông sản phẩm, thực hiện các thao tác đóng gói thành phẩm theo yêu cầu.

 Tiếp nhận- phục vụ: Tiếp nhận nguyên liệu, tổ chức bảo quản theo lô và xuất nguyên liệu cho chế biến.

 Bộ phận chế biến: Trực tiếp thực hiện các thao tác chế biến sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất.

 Bộ phận tạp vụ: Chịu trách nhiệm làm vệ sinh trong Công ty.

- Ca trưởng: Trực tiếp quản lí bộ phận Cơ khí- điện nước của Công ty.

+ Bộ phận cơ khí- điện nước: Điều hành máy móc thiết bị, theo dõi và bảo quản máy móc thiết bị theo định kì, cung cấp điện nước phục vụ cho hoạt động sản xuất.

- Bộ phận vận hành: Vận hành máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, theo dõi, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kì.

- Phòng R&D: Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, làm hàng mẫu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.

Sơ đồ 2.3: Qui trình sản xuất chung của công ty

Nguyên liệu

Tiếp nhận

Rửa, bảo quản

Sơ chế

Chế biến

Phối chế

Chế biến sống Chế biến gia nhiệt, ngâm tẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lên hàng theo qui cách Cấp đông

BAO GÓI

Bảo quản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương - tiền thưởng tại công ty TNHH Long Shin (Trang 53)