Thuận lợi

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 64)

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên – xã hội thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu nông sản

Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp khoảng 10 – 12 triệu ha chiếm 19 – 22% diện tích đất tự nhiên và hiện nay mới sử dụng hết khoảng 65% quỹ đất nông nghiệp, trong đó nhiều loại đất có hàm lượng dinh dưỡng cao thuận lợi phát triển cây trồng như đất phù sa, đất xám… Hai vùng đồng bằng lớn là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long thường xuyên được bồi tụ phù sa. Bên cạnh đó, khí hậu Việt Nam mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, mưa nhiều cung cấp nguồn nước cho phát triển nông nghiệp, đồng thời phân hóa đa dạng từ bắc xuống nam tạo ra sự đa dạng cho cây trồng nông sản. Miền Bắc có bốn mùa nên nông sản mang tính thời vụ, miền Nam có hai mùa nên thuận lợi cho sản xuất lúa nước và các cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu… Một số nông sản như nhân hạt điều, dứa, lạc … mà các nước EU ưa chuộng có thể trồng trên các đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh, nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất. Về nguồn nhân lực, gần 80% dân cư Việt Nam sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp chiếm khoảng 74,6% lao động xã hội. Sau khi Việt Nam gia nhập các thể chế thương mại quốc tế như APEC, WTO nguồn nhân lực đã được cải thiện trình độ một cách đáng kể, kết hợp với bản tính cần cù, sáng tạo, nắm bắt nhanh nhẹn và kinh nghiệm sản xuất sẵn có, lao động Việt Nam có nhiều tiềm năng trong phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu.

Thứ hai, quan hệ hợp tác Việt Nam – EU ngày càng phát triển

Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. Năm 2012, EU đã vượt qua Mỹ và trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,31 tỷ USD. Hiện nay, Hiệp định Thương mại tự do với EU đang được các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ làm phục hồi xuất khẩu sang EU. Khi FTA Việt Nam

57

– EU có hiệu lực, hơn 90% các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng thuế suất 0%, đồng thời nhiều rào cản thuế quan được dỡ bỏ. Theo nghiên cứu của MUTRAP III, FTA Việt Nam – EU được ký kết xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thể tăng trưởng trung bình khoảng 4%/năm. Việt Nam cũng sẽ cắt giảm thuế theo FTA và có thể hưởng lợi khi EU xuất khẩu các mặt hàng công nghệ, nguyên liệu, dịch vụ… có chất lượng cao vào Việt Nam.

Thứ ba, các biện pháp hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Nhà nước

Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông sản.Chính phủ đã miễn thuế để khuyến khích xuất khẩu nông sản góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh, bên cạnh đó một số nông sản được đưa vào danh mục hỗ trợ, gia hạn thời gian vay tín dụng xuất khẩu. Trong chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, có một số máy móc, thiết bị được hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, năm thứ 3 hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam. Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp có thể giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi giảm 20%, 30%, 50% hoặc miễn phí hoàn toàn tiền sử dụng đất tùy theo từng điều kiện. Về chính sách thuế GTGT, sản phẩm nông sản chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ không phải chịu thuế GTGT… Bên cạnh đó, đối với các mặt hàng nông sản khác nhau cũng có những chính sách hỗ trợ khác nhau như: Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 100% lãi suất vốn vay cho người trồng cà phê để mua vật tư, phân bón phục vụ quá trình sàn xuất và chăm sóc cây cà phê; lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn được hưởng ưu đãi đầu tư; thuế xuất khẩu đối với hạt điều tươi hoặc khô, đã qua bóc vỏ hoặc chưa lột vỏ là 0%...

Thứ tư, nhu cầu nhập khẩu nông sản vào EU cao và ngày càng tăng

Sản xuất nông nghiệp tại EU chưa đáp ứng đủ cầu tiêu dùng, do đó nhu cầu về hàng nông sản nhập khẩu tại thị trường này rất cao. Thị trường EU hiện là thị trường nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới qua nhiều năm liên tiếp và kim ngạch nhập khẩu nông sản mỗi năm liên tục tăng lên. Hiện EU dự đoán trong thập kỷ tới diện tích trồng lúa gạo sẽ không đổi, do đó nhập khẩu sẽ tăng để đáp ứng đủ nhu

58

cầu, và dự kiến tăng từ 1 triệu tấn hiện tại lên đến 1,2 triệu tấn vào năm 2023 do tiêu thụ dự kiến tăng từ 2,6 triệu tấn hiện tại lên 2,9 triệu tấn.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 64)