Các đối tác thương mại lớn của EU về nhập khẩu nông sản

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 28)

Hình 1.1. Một số nhà cung cấp nông sản chính của EU năm 2012

Nguồn: COMEXT

Từ trước đến nay Brazil là nhà cung cấp lớn nhất của EU về nông sản (chiếm 14%), sau đó là Mỹ (8%), Argentina (6%), Trung Quốc (4,2%) và Thụy Sĩ (4%), còn lại là các nước khác như Ukraine, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Xuất xứ của một số mặt hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU có mức độ tập trung cao, điển hình như: hơn 90% bã đậu nành nhập khẩu có xuất xứ từ Argentina và Brazil, 70% đậu tương đến từ Brazil và Mỹ; tương tự như vậy, hầu hết cà phê nhập khẩu đến từ Brazil trong khi khoảng 60% ca cao có xuất xứ từ Bờ Biển Ngà và Ghana.

Brazil là đối tác tiềm năng nhất của EU, kim ngạch xuất khẩu của Brazil vào thị trường EU tăng trưởng nổi bật nhất và càng ngày càng có xu hướng vượt xa các đối thủ khác. Ban đầu kim ngạch xuất khẩu vào EU của Mỹ giữ vị trí chủ chốt nhưng càng ngày càng tăng trưởng không đồng đều và bị Brazil bỏ lại khá xa. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào thị trường EU tụt xuống vị trí thứ 3 sau cả Argentina. Từ năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và

21

khủng hoảng nợ công châu Âu, cầu tiêu thụ giảm nên kim ngạch nhập khẩu nông sản từ các nước EU cũng biến động theo, tuy nhiên gần đây đang có xu hướng gia tăng trở lại, EU vẫn luôn là thị trường tiềm năng của các nước (Biểu đồ 1.9).

Biểu đồ 1.9. Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào EU của một số đối tác

Nguồn: EUROSTAT - COMEXT

Năm 2012 là năm kỷ lục của Ukraina về doanh số bán hàng vào thị trường EUvì tỷ trọng kim ngạch EU nhập khẩu nông sản từ quốc gia này tăng lên 56%, đạt 4,1 tỉ EUR. Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu thị trường về các sản phẩm của Ukraina mà điển hình nhất là ngô (nhập khẩu tăng hơn 2 lần, đạt mức 5,8 triệu tấn). Các quốc gia khác cũng được ghi nhận đạt tốc độ tăng trưởng cao trong việc cung hàng sang thị trường EU bao gồm: Malaysia (xuất khẩu dầu cọ tăng hơn 28%), Úc (xuất khẩu hạt cải dầu tăng hơn 19%), Việt Nam (xuất khẩu cà phê tăng hơn 20%) và Nga (xuất khẩu các loại khô dầu từ ngô, hạt hướng dương tăng hơn 64%).

1.2.4. Các quy định trong quản lý nhập khẩu hàng nông sản của EU

EU là một thị trường đầy hứa hẹn nhưng nổi tiếng với những quy định khắt khe nhằm kiểm soát nhập khẩu. Các quy định được áp dụng phổ biến là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật…

22  Hệ thống thuế quan

EU áp dụng biểu thuế quan chung CCT (Common Custom Tariff), được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống hài hòa HS (Harmonized System). Biểu thuế quan của EU có các mức thuế khác nhau:

- Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc MFN.

- Nhóm thứ hai là thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, được hưởng đơn thuần ưu đãi GSP của EU.

- Nhóm thứ ba, được gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo các hiệp định song phương.

Chế độ GSP là chế độ tối huệ quốc đặc biệt, bản chất của nó là EU sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất thấp cho hàng hoá của các nước đang phát triển và chậm phát triển nhập khẩu vào thị trường này. Vào tháng 05/2011, Uỷ ban Châu Âu (EC) đã trình Hội đồng các Bộ trưởng và Nghị viện Châu Âu xem xét dự thảo GSP mới của EU, và chế độ GSP mới đã được áp dụng vào 01/01/ 2014. Theo đó, EU đã đưa ra nhiều thay đổi, nâng tiêu chí được hưởng GSP và có một vài thay đổi lớn về ưu đãi GSP dành cho một số nước được xem là cường quốc đang nổi và đối với nhiều hàng hoá nhập khẩu từ những nước đang phát triển nhanh.

Các biện pháp phi thuế quan

Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm, nhưng EU vẫn luôn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì EU sử dụng hàng rào phi thuế quan làm biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay. Nông sản nhập khẩu vào EU phải thỏa mãn điều kiện của hệ thống tiêu chuẩn được cụ thể hóa ở 5 tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 được xem là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển. ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như: chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm soát thị trường, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ,...

23

- Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu nông sản vào thị trường EU đều áp dụng hệ thống HACCP.

.

nông sản có thể đưa ra một số lý do cảnh báo như: có vật thể lạ và phân loài gặm nhấm trong sản phẩm; hoặc bao gói sản phẩm bị hư hại...

- Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Các sản phẩm có liên quan tới sức khỏe người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo quy định của EU.

- Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Yêu cầu hàng hóa có liên quan đến môi trường phải dán nhãn sinh thái hoặc nhãn tái sinh theo quy định và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đảm bảo tuân thủ theo hệ thống quản lý ISO 14000 và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. ISO 14000 là một hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) quy định, có ảnh hưởng rộng rãi tới mọi lĩnh vực về môi trường, trong đó hệ thống quản lý môi trường (EMS) 14001 và 14004 là quan trọng nhất.

- Tiêu chuẩn về lao động: Một số rào cản kỹ thuật của EU như chương trình WRAP và SA 8000 quy định không được sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, đối xử bất công bằng với nhân viên... trong quá trình sản xuất. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm SA 8000 thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ không được chấp nhận ở một số quốc gia.

24

Ngoài ra, nông sản nhập khẩu vào EU còn phải tuân theo các công cụ hành chính khác nhằm kiểm soát nhập khẩu như chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá”…

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 28)