Cơ cấu hàng nông sảnxuất khẩu sang EU

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 53)

Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU là cà phê, đó là điều dễ hiểu bởi Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới (Biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu sang EU giai đoạn 2010 - 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn Tổng cục hải quan

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, năm 2013 là năm thứ 8 liên tiếp ngành điều Việt Nam vượt qua Ấn Độ giữ vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân. Tuy

Cà phê 55,45% Hạt điều 15,67% Cao su 11,95% Hạt tiêu 11,23% Rau quả 2,95% Gạo 0,90% Chè 0,51% Các sản phẩm khác 1,34%

46

nhiên, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang thị trường EU lại không hề cao mà chỉ ở mức trung bình và thấp hơn kim ngạch xuất khẩu điều của Ấn Độ, trong khi giá điều nhân của Ấn Độ cao hơn điều nhân của Việt Nam.

Tương tự như vậy, Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 6 về sản lượng chè trên thế giới, ngành chè Việt Nam giữ vị trí thứ 5 trong tốp 5 nước xuất khẩu chè lớn nhất nhưng xuất khẩu chè Việt Nam sang EU về cơ bản không đáng kể. Trong khi đó, Anh là một trong những nơi đi đầu trong việc tiêu thụ chè với vị trí thứ 4 trong tốp 5 nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, nhưng Anh không hề nhập khẩu chè từ Việt Nam.

Về cao su và gạo, Việt Nam được đánh giá là nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới và xếp vị trí thứ 4 về giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên; gạo cũng là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam với vị trí thứ ba (năm 2013). Tuy nhiên hai mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu nông sản vào thị trường EU chưa cao, thậm chí kim ngạch xuất khẩu gạo còn chưa tới 1%.

Nhìn chung, hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU còn ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế, chưa được chế biến sâu, trong khi EU là một thị trường chuộng sản phẩm đã qua chế biến. Đơn cử như cà phê của Việt Nam, tuy kim ngạch xuất khẩu cao nhưng chủ yếu ở dạng nguyên liệu, các nước nhập khẩu mua về chế biến và bán với giá cao hơn nhiều. Sản lượng rau quả xuất khẩu đã qua chế biến của Việt Nam trên toàn thế giới cũng chỉ chiếm 15 – 20%, thịt chiếm hơn 5%... Chủng loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn còn đơn điệu, những mặt hàng khá quen thuộc và hầu như không có sự thay đổi nhiều. Trong khi đó, các nước xuất khẩu khác vào EU đã thay đổi mạnh mẽ cơ cấu hàng hóa để khai thác tốt thị trường tiềm năng này. Muốn tăng xuất khẩu một cách bền vững và xâm nhập thị trường đạt hiệu quả cao hơn, Việt Nam cần sản xuất ra nhiều chủng loại hàng hóa hơn nữa và thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, chú ý nhiều hơn đến hàng nông sản đã qua chế biến.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)