Cơ cấu chủng loại xuất khẩu

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 42)

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nông sản Việt Nam hiện nay đã có mặt trên nhiều thị trường và dần được người tiêu dùng đón nhận. Trong cơ cấu mặt hàng, tỷ trọng cao nhất là mặt hàng gạo, sau đó là cà phê, cao su, hạt điều…

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng của một số mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn Bộ Công Thương  Gạo

Gạo là mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chủ lực của Việt Nam. Năm 2012, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới chỉ sau Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tương đối phong phú, nhưng chủ yếu được xuất sang 10 quốc gia và vùng lãnh thổ sau: Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Gana, Philipines, Singapore, Hong Kong, Indonesia, Angola và Nga. Trong đó, thị trường chính là châu Á chiếm 59% thị phần và thị trường châu Phi chiếm 25%. Trong các quốc gia châu Á thì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Nhìn chung, xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng qua các năm 2009 – 2012 về khối lượng, tuy nhiên năm 2013 lại đột ngột giảm mạnh và tiếp tục giảm trong 4 tháng đầu năm 2014. Tỷ trọng của mặt hàng gạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 16,9% nhưng đến năm 2013, tỷ trọng này chỉ còn 10,7%. Năm 2010, thị trường Indonesia tăng tiêu thụ gạo đột biến, gấp 24 lần về khối

Gạo 22,7% Cà phê 21,2% Cao su 19,7% Hạt điều 12,1% Rau quả 7,6% Hạt tiêu 6,1% Chè 1,5% Các sản phẩm khác 9,1%

35

lượng và 30 lần về giá trị so với năm trước khiến thị trường này trở thành thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam. Cũng chính vì thế trong cả giai đoạn 2009 – 2014, năm 2010 là năm đột phá nhất cả về sản lượng và kim ngạch với tốc độ tăng lần lượt là 15,4% và 21,2% (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2009 – T4/2014 (Triệu tấn – tỉ USD)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 T4/2014

Gạo KL KN KL KN KL KN KL KN KL KN KL KN

5,8 2,6 6,9 3,2 7,2 3,7 8,1 3,7 6,6 2,95 2,0 0,93 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Giai đoạn 2010 – 2012, tuy tốc độ tăng trưởng về số lượng và kim ngạch không đồng đều nhưng vẫn đang tăng trưởng dù với quy mô nhỏ. Cho đến năm 2013, cả sản lượng và kim ngạch đều bị giảm mạnh tương đương với con số lần lượt là 18,5% và 20,3%, giá gạo xuất khẩu trung bình 11 tháng đầu năm 2013 đạt 441,2 USD/tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2012. Điều này khiến cho Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng xuất khẩu gạo.

Nguyên nhân xuất phát từ việc các thị trường truyền thống của nước ta như Malaysia, Philipines và Indonesia giảm mạnh về nhu cầu. Thêm vào đó, áp lực cạnh tranh trên thế giới ngày càng gay gắt và nhu cầu lương thực thế giới đang trên đà giảm, cung vượt quá cầu. Tuy nhiên, việc Việt Nam trúng thầu bán 800.000 tấn gạo cho Philipines có thể là cơ hội để hâm nóng thị trường lúa gạo trong nước sau 4 tháng đầu liên tiếp lượng gạo xuất khẩu không đạt mục tiêu đề ra trong năm 2014.

 Cà phê

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới sau Brazil với sản lượng chiếm khoảng17% sản lượng cà phê thế giới năm 2013, với quy mô thị trường rộng lớn vươn ra 59 nước và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu xuất khẩu vào các nước thuộc khối EU và thị trường Mỹ. Việc mở rộng quy mô thị trường và xâm nhập vào các thị trường lớn chứng tỏ cà phê Việt Nam đang ngày càng được nâng cao về chất lượng cũng như sản lượng, có dấu hiệu tốt cho một kế hoạch xây dựng uy tín lâu dài.

36

Biểu đồ 2.2. Xuất khẩu cà phê theo châu lục

Nguồn: Bộ Công Thương

Hiện Việt Nam có khoảng 70 công ty xuất khẩu cà phê, trong đó dẫn đầu là Intimex và Simexco. Hiện tại, có 13 thị trường châu Âu và 11 thị trường châu Á nhập khẩu cà phê Việt Nam. Trong đó, Đức, Mỹ và Tây Ban Nha là tốp 3 quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất trong vòng vài năm trở lại đây, song song với đó là Trung Quốc và Nhật Bản được đánh giá là hai quốc gia châu Á dẫn đầu trong nhập khẩu.

Bảng 2.3. Xuất khẩu cà phê giai đoạn 2010 - 2013

Năm 2010 2011 2012 2013

Sản lượng (triệu tấn) 1,1 1,2 1,76 1,32

Kim ngạch(tỉ USD) 1,67 2, 7 3,74 2,75

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Đặc biệt năm 2011, cùng với xu hướng tăng giá chung của mặt hàng nông sản, giá trị xuất khẩu cà phê đạt sự tăng trưởng kỷ lục (tăng hơn 45,5%) dù khối lượng cà phê xuất khẩu tăng không nhiều.

So với những năm trước thì năm 2013 bị coi là năm ngành cà phê xuất khẩu sụt giảm đáng kể với sản lượng xuất khẩu đạt 1,3 triệu tấn (giảm 24,8%) tương đương 2,7 tỉ USD (giảm 25,9%). Nguyên nhân do sự ảnh hưởng của dư cung cà phê (theo ICO) – hệ quả của việc đầu tư sản xuất ồ ạt khi giá cà phê lên cao vào năm 2011, do đó giá cà phê trên thị trường năm 2013 liên tục sụt giảm. Tuy nhiên, năm

Châu Âu 44% Châu Á 22% Châu Phi 3% Các châu lục khác 31%

37

2014 tình hình có thể được cải thiện khi nhu cầu đối với mặt hàng này dần tăng cao dưới sự tác động của quy luật cung cầu.

 Cao su

Năm 2012, Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành nước xuất khẩu cao su lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Thái Lan và Indonesia. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta (chiếm khoảng 60%), bên cạnh đó là các nước khác trong khu vực châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore…

Trong 8 tháng đầu năm 2013, quốc gia nhập khẩu cao su Việt Nam nhiều nhất là Malaysia, Ấn Độ và Đài Loan.

Bảng 2.4. Xuất khẩu cao su giai đoạn 2009 - 2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Sản lượng (nghìn tấn) 720 773 846 1.020 1.078

Kim ngạch (tỉ USD) 1,2 2,32 3,3 2,85 2,52

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Năm 2010 cao su tăng trưởng đột biến về giá bán, lần đầu tiên kim ngạch mặt hàng này vượt mốc 2 tỉ USD tuy sản lượng xuất khẩu không tăng vọt, đưa cao su trở thành mặt hàng thứ hai sau gạo trong bảng xếp hạng các nông sản chủ lực xuất khẩu. Nhưng thời hoàng kim đó không kéo dài, năm 2011 giá cao su bắt đầu giảm nhưng vẫn cao hơn 38,2% so với cùng kỳ năm 2010, do đó sản lượng cao su xuất khẩu tăng 8,2% về lượng và 37,5% về giá trị. Dù vậy, do cung vượt cầu bắt đầu từ năm 2011 nên giá trị xuất khẩu cao su Việt Nam trong 2 năm tiếp theo không giảm xuống, mặc dù sản lượng vẫn tăng lên, do giá giảm.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 42)