Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang EU

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 47)

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay chỉ có khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của nước ta vào thị trường EU, trong khi mục tiêu đặt ra vào năm 2010 là 30%. Điều đó chứng tỏ Việt Nam còn phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường EU để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.

40

Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua có cả những chuyển biến tích cực và tiêu cực. Một số mặt hàng như gạo, chè, hạt tiêu có kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. Các mặt hàng khác như rau quả, hạt điều, cà phê, cao su tuy có tăng nhưng gần đây đã có xu hướng giảm (Bảng 2.5).

Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu của một số hàng nông sản sang thị trƣờng EU giai đoạn 2010 – 2013 (nghìn USD)

Hàng hóa 2010 2011 2012 2013 Kim ngạch So với năm trước Kim ngạch So với năm trước Kim ngạch So với năm trước Kim ngạch So với năm trước Rau quả 54 482 - 60 144 10,39 47 372 -21,24 52 426 10,67 Hạt điều 233 144 - 325 601 39,66 292 248 -10,24 289 357 -0,99 Cà phê 697 236 - 1 031 347 47,92 1 247 438 20,95 1 058 878 -15,12 Hạt tiêu 138 709 - 203 336 46,59 235 634 15,88 239 556 1,66 Cao su 189 355 - 281 465 48,64 215 553 -23,42 183 239 -14,99 Chè 8 430 - 8 899 5,56 9 985 12,20 10 066 0,81 Gạo 6 756 - 13 907 105,85 21 167 52,20 23 638 11,67

Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn Tổng cục hải quan

Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới và cũng là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 vào thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu cà phê vào EU tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011 đạt kim ngạch hơn 1 tỉ USD, tăng 47,92% so với năm 2010. Thực tế năm 2011 sản lượng xuất khẩu cà phê sang EU giảm 6,98% so với năm trước đó, nguyên nhân do hiện tượng rụng trái bất thường diễn ra trên diện rộng ở các tỉnh Đak Nông, Đak Lak và tình trạng sâu bệnh ở nhiều nơi khiến cho sản lượng sản xuất trong nước giảm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng cao do sự tăng mạnh về giá, giá cà phê đạt mức cao nhất trong vòng 13 năm kể từ năm 1999 do lượng cà phê tồn kho của thế giới thấp mà tình hình thời tiết lại diễn biến bất

41

thường ở nhiều nước trồng cà phê. Song đến năm 2013, tình hình xuất khẩu cà phê sang EU gặp nhiều khó khăn khi kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu tiêu dùng cà phê tại các nước EU cũng giảm mạnh, thêm vào đó dự báo về một niên vụ cà phê được mùa tăng ít nhất 10% về sản lượng đã thúc đẩy các nhà đầu cơ cà phê quốc tế đặt cược giá xuống, khiến cho giá cà phê năm 2013 giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm.

Sau cà phê, hạt điều là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU khá lớn của Việt Nam. Hạt điều nhân Việt Nam đã xuất khẩu đến 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trường EU đứng thứ hai với 25% thị phần, sau Mỹ là 35%. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu điều sang EU tăng 39,66% so với năm 2010, tương đương gần 326 triệu USD. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối năm 2011, xuất khẩu nhân điều liên tục giảm vì lượng tiêu thụt tụt xuống thấp do tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu đang tăng lên. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu điều sang các nước nhập khẩu điều chính tại thị trường EU sụt giảm đáng kể, cụ thể: kim ngạch xuất khẩu sang Anh giảm 9,95%, sang Hà Lan giảm 20,02% và sụt giảm mạnh nhất là kim ngạch xuất khẩu điều sang Hy Lạp với 74,33%. Thêm vào đó, diện tích điều tại Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, các vườn điều nhiều cây già cỗi nên năng suất thấp, người dân chặt bỏ để trồng các loại cây khác hiệu quả kinh tế cao hơn như cà phê, cao su, hồ tiêu… cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng điều thô cho chế biến xuất khẩu. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu điều sang Hà Lan tiếp tục sụt giảm thêm 9,65% và xuất khẩu điều sang Ý giảm 18,43%, tuy nhiên xuất khẩu điều sang các nước khác thuộc EU vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là xuất khẩu điều sang Anh và Hy Lạp hồi phục hoàn toàn và đạt kim ngạch cao hơn năm 2011, điều đó đã kéo chậm lại tốc độ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu điều sang thị trường EU.

Đối với mặt hàng rau quả, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), thời gian gần đây các mặt hàng hoa quả chế biến xuất khẩu sang thị trường EU có mức tăng trưởng khá mạnh. Người tiêu dùng tại thị trường EU rất ưa chuộng trái cây sấy khô của Việt Nam, điển hình là một số sản phẩm như: Vinamit, Deltafood… Đây là một trong những mặt hàng nông sản chế biến nổi trội của Việt Nam hiện nay. Thời tiết khí hậu châu Âu không phải là nơi lý tưởng để rau quả sản xuất có thể đáp ứng

42

nhu cầu của người tiêu dùng nên cơ hội này dành cho nhiều nước đang phát triển tại châu Á. Một số loại rau quả nhiệt đới và hạt có dầu xuất khẩu của Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường này là cà chua, đậu, hành tây, hẹ tây, măng tây, đậu Hà Lan, tỏi, xoài, ổi, mãng cầu, thanh long, xoài, lạc… Tuy nhiên do vấp phải các quy định về chất lượng, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU năm 2012 tăng trưởng chậm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU chỉ đạt 292 triệu USD, giảm 21,24% so với năm 2011, nhiều lô hàng bị trả về, lặp lại lịch sử như các lô hàng thanh long tươi xuất đi Đan Mạch (2006), xuất sang Anh (2007) và năm 2008 thanh long xuất khẩu cũng bị phát hiện dư lượng prochloraz…

Thị trường EU không phải là thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam bởi người tiêu dùng EU ít sử dụng gạo mà thay vào đó là lúa mì, tuy nhiên hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường EU gần đây ngày càng khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm tuy tốc độ tăng trưởng đã giảm dần. Năm 2011 có thể coi là điểm sáng của xuất khẩu gạo sang thị trường EU khi kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi so với năm 2010, đạt gần 14 triệu USD. Bởi lẽ năm 2011, nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam của Bỉ và Hà Lan tăng mạnh, đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Bỉ tăng hơn 3,3 lần so với năm 2010. Hơn nữa, khách hàng EU nhập khẩu gạo Việt Nam năm 2011 có thêm sự góp mặt của Pháp và kim ngạch xuất khẩu gạo sang quốc gia này cũng liên tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân do gạo Thái Lan mất dần ưu thế về giá khi Chính phủ Thái Lan trợ giá lúa cho nông dân bắt đầu từ tháng 07/2011, nhiều khách hàng đã từ bỏ gạo thơm của Thái để đến với gạo thơm Việt Nam rẻ hơn tới 30%. Tuy nhiên ngày 11/02/2014 mới đây, Chính phủ Thái Lan đã tuyên bố kết thúc chương trình trợ giá lúa gạo do thua lỗ trầm trọng, điều đó khiến cho xuất khẩu gạo năm 2014 sang EU gặp nhiều khó khăn hơn do Thái Lan đẩy mạnh xả hàng, giảm giá, trong khi cung gạo trên thế giới vẫn tăng mà cầu tiêu thụ tại một số nước nhập khẩu đang yếu dần.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU có tăng nhưng chưa cao, đặc biệt vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực có cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu tương tự như Indonesia, Thái Lan, Malaysia và thấp hơn nhiều so với láng giềng Trung Quốc.

43

Bảng 2.6. EU27 nhập khẩu nông sản từ một số nƣớc châu Á giai đoạn 2010 – 2013 (triệu EUR)

Quốc gia 2010 2011 2012 2013 Trung Quốc 3 940 4 495 4 528 4 606 Indonesia 3 152 3 772 4 078 4 419 Thái Lan 1 777 2 144 2 190 2 136 Malaysia 1 723 1 982 2 527 2 134 Việt Nam 1 057 1 264 1 675 1 480 Philippines 596 724 659 580 Singapore 104 123 116 123

Nguồn: EUROSTAT và tính toán của tác giả từ nguồn Tổng cục hải quan

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 47)