Thị phần hàng nông sảnxuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 51)

Cho đến nay, Việt Nam và EU đã có hơn 20 năm hợp tác. Các hoạt động thương mại song hành đi kèm với các hoạt động ngoại giao, Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tiến vào thị trường này. Tuy nhiên, đường rộng mà lại khó đi, hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU vẫn chỉ chiếm thị phần rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của mình (Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Thị phần nông sản Việt Nam trên thị trƣờng EU giai đoạn 2010 – 2013

Năm 2010 2011 2012 2013

Kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Việt Nam (tỉ USD)

1,4 1,8 2,2 2,0

Kim ngạch nhập khẩu nông sản từ thế giới (tỉ USD)

112,6 136,3 131,1 135,2

Thị phần của nông sản Việt Nam (%)

1,24 1,32 1,68 1,47

44

Trong giai đoạn 2010 – 2012, thị phần của nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU đã có dấu hiệu tích cực khi tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2013, do nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, tác động đến sức mua của các nước nhập khẩu EU nên kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU sụt giảm, kéo theo sự sụt giảm của thị phần. Mặc dù nông sản Việt Nam trên thị trường EU ngày càng có chỗ đứng và xây dựng được vị thế riêng, nhưng thị phần này vẫn thấp hơn nhiều so với một số nước trên thế giới và trong khu vực.

Biểu đồ 2.3. Thị phần của nông sản một số nƣớc trên thị trƣờng EU năm 2012

Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn Europa và Tổng cục hải quan

Cà phê là mặt hàng nổi bật nhất xuất khẩu sang thị trường EU, đặc biệt là các nước Đức, Ý, Tây Ban Nha… chiếm 59% tổng lượng cà phê xuất khẩu hàng năm, trong khi thị trường châu Mỹ và châu Á chỉ chiếm 18% và 12%. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam chỉ đáp ứng nhu cầu của một lượng nhỏ người tiêu dùng EU và chiếm thị phần khoảng 12,11% và chủ yếu là cà phê nhân. Một số mặt hàng khác như chè, gạo,… cũng chiếm thị phần rất nhỏ, thậm chí thị phần của rau quả không đáng kể mặc dù những mặt hàng này luôn được coi là những mặt hàng có thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam, mà nguyên nhân chủ yếu ở đây là do chất lượng. Các mặt hàng này chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của thị trường EU.

Brazil 13,98% Mỹ 8,22% Argentina 6,02% Trung Quốc 4,42% Thụy Sỹ 4,11% Indonesia 4,03% Thổ Nhĩ Kỳ 3,58% Ấn Độ 2,74% Malaysia 2,47% Việt Nam 1,68% Các nước khác 48,75%

45

Bắt đầu từ ngày 01/01/2014, Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới được sửa đổi đã chính thức có hiệu lực, nếu áp dụng GSP mới thị phần của cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ tăng từ 12,11% hiện tại lên tới 21,68%. Tuy nhiên điều cần lưu ý là việc tiêu thụ cà phê ở nhiều nước EU đã bão hòa nên nhu cầu nhập khẩu không nhiều như trước, yêu cầu của sản phẩm cũng sẽ cao hơn và cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Trên thị trường EU, so với các mặt hàng không phải nhu yếu phẩm thì nông sản thường có mức tiêu thụ ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công. Hơn nữa mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU đang được hưởng lợi thế từ những ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) hơn một số nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia), do đó năm 2014 và những năm tiếp theo là thời cơ thích hợp để Việt Nam tăng cường xuất khẩu nông sản vào thị trường EU.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 51)