Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 62)

Thứ nhất, giá trị gia tăng thấp do xuất khẩu nhiều nông sản thô

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản thô do công nghệ chế biến còn lạc hậu, hơn nữa xuất khẩu thô thì chi phí ít và thu hồi vốn nhanh hơn. Do đó, sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam tuy khá lớn nhưng giá thành và lợi nhuận mang lại thì rất thấp. Chẳng hạn như hiện nay, cà phê Việt Nam xuất khẩu với giá trung bình 15.000 đồng/kg, nhưng sau khi qua chế biến, một cốc cà phê có thể được nước nhập khẩu bán với giá 5 EUR. Điều này cho thấy nông dân, doanh nghiệp Việt Nam đang tự làm thất thoát giá trị nông sản Việt trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.

Thứ hai, ít vốn đầu tư cho nông nghiệp và đầu tư chưa thực sự hiệu quả

Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thấp và ngày càng giảm dần. Năm 2000, tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp chiếm 13,85%, đến năm 2005 chỉ còn 7,5%, năm 2008 là 6,45%, năm 2009 là 6,26% và năm 2010 còn 6,2% tổng đầu tư xã hội. Năm 2006 đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ cho nông nghiệp là 21,5% nhưng đến năm 2010 chỉ còn 21,3%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm từ 8% năm 2001 xuống còn 1% năm 2010. Chính vì đầu tư thấp nên sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ canh tác của nông dân lạc hậu, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu, tốc độ cơ giới hóa chậm, chất lượng nông sản thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém. Hoạt động đầu tư cho nông nghiệp cũng chưa thực sự hiệu quả do các công tác quy hoạch, xây dựng chiếm lược chưa được làm tốt.

Thứ ba, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào quá trình sản xuất nông nghiệp còn chậm

Các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông sản được đưa vào ứng dụng sản xuất chưa nhiều nên năng suất, chất lượng, hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi còn thấp. So với mức bình quân chung của thế giới, năng suất cây trồng Việt Nam mới đạt 50 – 70%. Công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới còn nhiều bất cập. Việc sản xuất bị xé lẻ làm tăng rủi ro, ngăn cản quá trình áp dụng công nghệ tiên

55

tiến, hàng hóa khó bảo quản, chi phí sản xuất tăng, công tác quản lý chất lượng, kiểm soát dịch bệnh cũng khó khăn hơn.

Thứ tư, việc xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm thỏa đáng

Nông sản xuất khẩu Việt Nam kém cạnh nông sản xuất khẩu của nhiều nước khác về thương hiệu. Cho tới nay có rất ít chỉ dẫn địa lý nổi tiếng gắn với nông sản Việt. 90% nông sản xuất khẩu dưới dạng thô, qua tay các doanh nghiệp chế biến nước ngoài và sử dụng tên, thương hiệu của họ. Bởi vậy, người tiêu dùng EU chưa có khái niệm nhiều về nông sản Việt Nam. Ngay cả gạo là sản phẩm xuất khẩu đứng thứ hai thế giới nhưng Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo riêng. Tình trạng này là do các doanh nghiệp vẫn chưa được đầu tư xứng tầm, phần lớn chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt mà coi nhẹ công tác bảo vệ và xây dựng thương hiệu cho nông sản. Nhận thức của doanh nghiệp về quyền sở hữu trí tuệ còn kém, các hiệp hội ngành hàng chưa có tầm nhìn xa, không lường trước được những diễn biến phức tạp trên thị trường xuất khẩu khiến nhiều thương hiệu nông sản Việt bị các công ty nước ngoài đăng ký bảo hộ. Trong khi chi phí cho các hoạt động này không tốn kém, nó chỉ tốn kém vật chất và thời gian khi đã bị mất thương hiệu, phải đi kiện tụng đòi lại.

56

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢNXUẤT KHẨU VIỆT

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 62)