Chưa xây dựng được thương hiệu cho riêng mình

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 33)

Việt Nam là một nước có tiềm năng và thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Các loại trái cây của Việt Nam như chè, nhãn, bưởi, thanh long… luôn là các mặt hàng đặc sản đối với khu vực châu Âu và châu Mỹ. Xuất khẩu gạo Việt Nam cũng phát triển mạnh và vươn lên đứng thứ hai sau Thái Lan. Các loại nông sản khác như cà phê, hồ tiêu, hạt điều luôn nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về xuất khẩu. Song, giá trị kinh tế thu về không tương xứng với tiềm năng vốn có. Điều đáng buồn là có tới 90% lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu phải mang thương hiệu nước khác, khiến hàng nông sản của chúng ta bị thất thế và thất thu trên cả thị trường trong nước và thế giới (Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Nông sản Việt Nam xuất khẩu cho đến nay chủ yếu dưới dạng thô, lợi ích kinh tế thấp dù sản lượng lớn, nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ chú trọng vào số lượng mà chưa thực sự quan tâm tới xây dựng thương hiệu cho nông sản. Một số mặt hàng nông sản chủ lực có tiềm năng của Việt Nam bị một số hãng nước ngoài đăng ký thương hiệu như: thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột được đăng ký bảo hộ thương hiệu trong vòng 10 năm bởi một doanh nghiệp Trung

26

Quốc, hay kẹo dừa Bến Tre, bánh đậu xanh Hải Dương, trà Rồng Vàng, nước mắm Phú Quốc… cũng bị đăng ký bảo hộ thương hiệu bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Hệ quả của tình trạng trên là nông sản Việt Nam bị mất thương hiệu, khi muốn khởi kiện và đòi lại thương hiệu thì vấp phải việc các nước từ chối đăng ký bảo hộ, khiến cho chiến lược phát triển ngành của Việt Nam bị ảnh hưởng, nông sản Việt Nam có nguy cơ mất chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)